Tác giả xếp Trung Quốc và Việt Nam vào cùng một mô hình bởi cả hai quốc gia có sự giống nhau trên cơ bản về hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế, đồng thời cả sự giống nhau về hệ thống tư duy hay ý thức hệ trong tổ chức quyền lực nhà nước và xã hội. Do sự thất bại của đường lối xây dựng nền kinh tế trong quá khứ, cả
Trung Quốc và Việt Nam từ cuối thập niên 70 (đối với Trung Quốc) hay cuối thập niên 80 (đối với Việt Nam) của Thế kỷ 20 đều đã và đang tiến hành cải cách hay đổi
mới nền kinh tế theo hướng chuyển đổi từ kinh tế kế họach hoá tập trung sang kinh tế thị trường, trong khi vẫn nhấn mạnh sự kiểm soát hay điều tiết mạnh mẽ của nhà nước. Đặt trong cùng một mô hình không có nghĩa là giữa Trung Quốc và Việt Nam
không có những khác biệt, thậm chí là sự khác biệt khá sâu sắc trên một số bình diện nhất định, chẳng hạn xét về quy mô của nền kinh tế hay các phương pháp và biện pháp tiến hành cải cách. Do đó, lý do chủ yếu của sự sắp đặt này chính là để có
một sự đối chiếu và so sánh, xét về phương diện lý thuyết, với các mô hình khác liên quan đến kinh tế nhà nước và DNNN trên toàn cầu, nhằm qua đó tìm kiếm
được các kết luận có ích cho mục đích nghiên cứu học thuật.
Xét về phương diện học thuật, rất khó xác định mục tiêu thật sự của các DNNN ở cả Trung Quốc và Việt Nam là gì? Hiến pháp của cả hai nước đều công
nhận nền kinh tế thị trường với đa thành phần sở hữu, tuy nhiên vẫn cùng nhấn mạnh nguyên lý kinh tế nhà nước hay DNNN là “lực lượng lãnh đạo” (theo Hiến pháp Trung Quốc) hay đóng “vai trò chủ đạo” (theo Điều 19 Hiến pháp Việt Nam
1992). Có thể nói rằng bản thân khái niệm “lực lượng lãnh đạo” hay “vai trò chủ đạo” cũng không có ý nghĩa rõ ràng và gây tranh cãi, xét trong bối cảnh nền kinh tế
thị trường khi các doanh nghiệp là các chủ thể độc lập, tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
Tuy nhiên, bởi Hiến pháp trước hết là một văn kiện chính trị trọng yếu và công cụ pháp lý chủ chốt để Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, do đó, việc tuyên bố về vai trò quan trọng nói trên của kinh tế nhà nước hay
DNNN đương nhiên có hàm ý thực tế về mặt nội dung. Trước hết, các quy định có liên quan của Hiến pháp bảo đảm cho chính phủ có các quyền hiến định trong việc đầu tư không giới hạn về tài chính và các nguồn lực khác (mà không bị ràng buộc bởi
sự cho phép của Quốc hội như thực tế ở một số nước) vào thành lập và mở rộng hoạt động của các DNNN; đồng thời với việc đầu tư đó là sự giao nhiệm vụ và can thiệp vào hoạt động (cũng ở mức hầu như không bị hạn chế) đối với các doanh nghiệp này.
Hệ quả tiếp theo của quá trình nói trên, dường như không được công khai tuyên bố nhưng được xác nhận trên thực tế ở cả Trung Quốc và Việt Nam, là việc bản thân các
DNNN được ưu tiên tiếp cận các nguồn lực đặc biệt của quốc gia (ví dụ tài chính và tài nguyên) để phát triển và hưởng các đặc quyền về chính sách và cơ chế pháp luật để hoạt động (ví dụ quyền miễn, giảm thuế, vay tín dụng ưu đãi, được khoanh nợ hay
xoá nợ khi làm ăn thua lỗ, miễn kiểm toán độc lập).
Vấn đề đặt ra là bất cứ sự nhấn mạnh hay ưu đãi nào về chính sách hay cơ chế pháp lý đối với DNNN đều xung đột với các nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường, là môi trường tổng thể trong đó bản thân các DNNN buộc phải hoạt động dưới sự chi phối của các quy luật cạnh tranh. Thách thức đối với các doanh nghiệp
năng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận (như một doanh nghiệp) và nhiệm vụ thực thi các yêu cầu và mệnh lệnh của chính phủ (như một cơ quan nhà nước).
Mâu thuẫn nói trên có thể giải quyết được không, xét về mặt lý thuyết, nếu tham khảo mô hình DNNN của Singapore, vốn được coi một bằng chứng sinh động
của thành công trong việc duy trì kinh tế nhà nước mạnh nhưng vẫn rất hiệu quả về kinh doanh? Tác giả cho rằng “có thể”, tuy nhiên với các điều kiện cơ bản hầu như không thể đáp ứng trong bối cảnh chính trị - xã hội thực tế của Trung Quốc và Việt Nam, đó là một bộ máy nhà nước được tổ chức ở trình độ chuyên nghiệp cao, một
dân số được đào tạo và giáo dục tốt và một xã hội với cấu trúc dân số ít phức tạp.
Về hình thức tổ chức pháp lý
Có nhiều điểm tương đồng về DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam. Thứ nhất, toàn bộ các DNNN, vốn là lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế kế họach hoá tập trung trước đây, đều đang đặt dưới một chương trình cải cách, tái cấu trúc và cổ phần hoá. Định hướng chung của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam là giảm số lượng DNNN, tuy nhiên tăng về quy mô doanh nghiệp theo xu hướng tập đoàn đa ngành, đồng thời không hạn chế các lĩnh vực mà DNNN hoạt động (chẳng
hạn Trung Quốc hiện có 127 doanh nghiệp lớn thuộc trung ương quản lý, có kế họach sắp tới giảm xuống dưới 100 doanh nghiệp bằng cách sáp nhập). Thứ hai,
mặc dù tiếp tục tiến trình cổ phần hoá và cho tư nhân tham gia cổ phần vào các DNNN, kể cả các ngân hàng quốc doanh, cả hai Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều chủ trương tập trung hoá và tăng cường sức mạnh của các DNNN thuộc trung ương, đồng thời nỗ lực cải cách quản lý các doanh nghiệp này để tạo và/hoặc
duy trì sức cạnh tranh quốc tế. [9]
DNNN ở Trung Quốc, cũng như Việt Nam, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (thuộc 100% sở hữu nhà nước) hoặc công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước, (ở Trung Quốc phần lớn các công ty này đều
Hiện nay, nếu về khía cạnh thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN, ở Việt Nam còn đang có sự lúng túng nhất định giữa cơ chế chủ quản của các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân địa phương và mô hình một đầu mối quản lý (ví dụ như Tổng công ty Đầu tư và Quản lý tài sản Nhà nước - SCIC) thì ở Trung Quốc đã thực hiện triệt để mô hình đầu mối tập trung. Đó là Cơ quan Giám sát và Quản lý
tài sản nhà nước, ở trung ương trực thuộc Hội đồng Nhà nước hay Quốc Vụ viện
(tương ứng với Chính phủ ở Việt Nam) và ở địa phương trực thuộc Chính quyền cấp tỉnh hay khu tự trị.
Về khung pháp luật điều chỉnh
Tương tự Việt Nam, hệ thống luật doanh nghiệp và công ty của Trung Quốc bắt đầu hình thành cùng với chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế và liên tục
được sửa đổi và hoàn thiện sau đó. Bắt đầu bằng Luật liên doanh với nước ngoài năm 1979 (Sino-Foreign Equity Joint Venture Law of the PRC); sau đó là Luật về
Doanh nghiệp Công nghiệp sở hữu toàn dân (Law of the PRC on Industrial Enterprise owed by the Whole People) năm 1988 đánh dấu bước cải cách đột phá về
DNNN bằng việc trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp này; đến năm 1993 lần đầu tiên Trung Quốc ban hành Luật Công ty cho phép tư nhân được thành lập công ty, luật này sau đó được sửa đổi vào các năm 1999, 2004
và 2005. [42]
Hiện nay, Luật Công ty được coi là luật chung quy định hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, đồng thời có các điều khoản đặc thù cho
DNNN và chi nhánh công ty nước ngoài đăng ký hoạt động tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, với tư cách là các luật riêng, các luật về công ty có vốn đầu tư với nước ngoài và luật về DNNN vẫn có hiệu lực áp dụng. Giống với thực tiễn Việt Nam, các
DNNN Trung Quốc còn chịu sự điều chỉnh của hàng loạt các văn bản dưới luật do Quốc vụ viện, được sự uỷ quyền của Đại hội Đại biểu nhân dân (Quốc hội) ban hành.