Phương pháp xây dựng khung pháp luật

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 58)

Về bản chất, pháp luật hình thành từ cuộc sống, do đó, bản thân nó đã có tính liên tục, đổi mới và kế thừa. Pháp luật đồng thời chứa đựng các nội dung và tinh thần chính trị, do đó chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố mang tính nhà nước

và thể chế. Trên thực tế và trong các diễn biến của lịch sử, sự thay đổi của nhà nước và thể chế là các hiện tượng thông thường của chính trị và sự phát triển. Vấn đề đặt

ra là cần xử lý như thế nào đối với các tác động của chính trị (từ sự thay đổi như vậy) đến pháp luật trong hai tình huống sau đây:

(a) Tình huống thứ nhất (tạm gọi là “tình huống kế thừa”):

Nhà nước và thể chế thay đổi (chẳng hạn thông qua các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở các quốc gia phương Tây trong thể kỷ 18 và 19), nhưng không dẫn đến

phá bỏ hệ thống pháp luật đang tồn tại mà chỉ đổi mới và hoàn thiện nó. Cụ thể, tại các quốc gia này, mặc dù hệ thống luật nhà nước và hiến pháp hay luật hành chính bị thay đổi, tuy nhiên hệ thống “luật tư” như luật dân sự và luật thương mại hầu như

vẫn được giữ nguyên và/hoặc có thể được sửa đổi và hoàn thiện từng bước sau đó. Phương pháp xây dựng khung pháp luật trong tình huống này được cơ quan làm luật

áp dụng là đánh giá, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và hoàn thiện, dù điều đó liên quan đến một văn bản pháp luật hoàn chỉnh hay các quy phạm, điều khoản trong

từng văn bản.

Sự thay đổi của nhà nước và thể chế dẫn đến thay đổi toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có pháp luật. Đó là trường hợp cách mạng vô sản hay cách mạng xã hội chủ nghĩa (như đã xảy ra ở nước Nga, một số quốc gia Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam v.v..), là cuộc cách mạng xã hội được coi là có tính triệt để cao nhất vì nó

nhằm mục tiêu xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng một xã hội mới, tức chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Về mặt pháp luật, nhà nước vô sản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt mục tiêu phá bỏ hệ thống pháp luật đang tồn tại và xây dựng một hệ thống

mới với các mục tiêu, khái niệm, phạm trù, cấu trúc và nội dung được thay đổi một cách cơ bản.

Với phương pháp cơ bản của việc xây dựng khung pháp luật là “thiết kế lại và xây mới”, hàng loạt các văn bản pháp luật đơn lẻ được ban hành mới, thông thường một cách nhanh chóng hay trong thời gian ngắn, tuy nhiên, trái ngược với sự

“nhanh chóng” đó, hệ thống pháp luật mới lại được hình thành một cách khá chậm chạp, lâu dài và gặp nhiều khó khăn. Lý do đơn giản là người ta có thể xây dựng một cách nhanh chóng bộ máy nhà nước mới (bao gồm cả các tổ chức và thiết chế chính trị, hành chính và pháp luật) hay cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng để thay đổi hệ thống các mỗi quan hệ xã hội đã hình thành và tồn tại từ nhiều năm (bao gồm cả quan niệm, văn hoá và tập quán) thì cần rất nhiều công sức và thời gian, chưa kể đến việc vấp phải sự kháng cự tự nhiên của các lực lượng và yếu tố mang tính văn hoá đã trở thành bền chắc qua quá trình lịch sử. Bởi đối tượng điều chỉnh của pháp luật là chính các quan hệ xã hội đó, cho nên cái “hệ thống mới” đó, dù về mặt hình thức và cấu trúc có thể được hình thành cùng với thời gian và công sức của các bộ phận chức năng của nhà nước, vẫn thường bộc lộ các khiếm khuyết phổ biến như tính thiếu đồng bộ và nhất quán, sự chồng chéo và mâu thuẫn, đặc biệt là sự kém

hiệu lực và hiệu quả.

Các đặc điểm nói trên, đáng tiếc rằng đang đúng với thực trạng của hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và khung pháp luật về doanh nghiệp (như giới hạn

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 58)