“Zaibatsu” và “Keiretsu” ở Nhật

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 35)

Lịch sử hình thành

Các tập đoàn công ty ở Nhật được hình thành một cách hết sức độc đáo.

“Zaibatzu” trong ngôn ngữ và cách hiểu của người Nhật là tập đoàn tài chính, còn “Keiretsu” là một hệ thống, nhóm hay tập đoàn doanh nghiệp. Lịch sử

hình thành các Zaibatzu bắt đầu từ thế kỷ 17, trước và sau triều đại phong kiến Minh Trị, vị hoàng đế mang đến những cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Các Zaibatsu khi đó chính là các nhóm gia đình lớn, lãnh đạo và đại diện bởi các tướng quân hay tư lệnh quân sự (shogun), thâu tóm và phân chia toàn bộ quyền lực

trước hết về chính trị và quân sự, sau đó về kinh tế, tài chính trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Bốn Zaibatzu lớn nhất khi đó là Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo và Yasuda. Các Zaibatzu đã tồn tại và phát triển, trở thành các trụ cột của công cuộc canh tân và nền kinh tế Nhật Bản cho tới 1945 với sự kết thúc của Chiến tranh thế

giới thứ 2 và sự bại trận của Đế quốc Nhật Bản.

Sau chiến tranh, lực lượng Đồng minh cai quản nước Nhật, dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh quân đội của Hoa Kỳ, Tướng Douglas MacArthur, đã chủ trương làm suy yếu các tiềm lực kinh tế và chiến tranh của Đế chế Nhật Bản bằng cách giải tán

các Zaibatsu. Tuy nhiên, cùng với quá trình dân chủ hoá nền chính trị Nhật Bản và biến quốc gia này thành đồng minh chính trị ở châu Á, Hoa Kỳ đã tạo các điều kiện để các tập đoàn công ty được tái thành lập, nối tiếp các truyền thống mang tính liên kết gia đình của Zaibatzu, tuy nhiên được cải cách về cấu trúc thành các Keiretsu

với hai hình thức như sau:

- Tập đoàn liên kết dọc (Vertical Keiretzu): là sự liên kết mang tính nội bộ giữa các đơn vị sản xuất khác nhau của một công ty nhằm tạo ra một hệ thống kỹ

thuật và sản xuất đồng bộ và thống nhất.

- Tập đoàn liên kết ngang (Horizontal Keiretsu): là sự liên kết giữa các công ty sản xuất khác nhau, thông thường trong cùng một lĩnh vực, trên cơ sở vai trò trung tâm là định chế tài chính (ngân hàng) và/hoặc dịch vụ thương mại (công ty

thương mại).

Các tập đoàn liên kết ngang đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đạt tới quy mô khổng lồ và phạm vi hoạt động đa quốc gia, trong số đó, có thể liệt kê sáu tập đoàn công nghiệp, tài chính và thương mại điển hình có vị trí hàng đầu ở Nhật Bản cũng như toàn cầu như: Mitsubishi (với 24 công ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh ngân hàng Bank of Tokyo and Mitsubishi), Mitsui (với 21 công

ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh hai ngân hàng là Mitsui Bank và Sakura Bank), Sumitomo (với 9 công ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh ngân hàng Sumitomo Bank), Fuyo (với 16 công ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh

ngân hàng Mizuho Bank và công ty tài chính Yamaichi Securities), Dai - Ichi- Kangyo (với 22 công ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh ngân hàng Dai-Ichi

– Kangyo Bank, sáp nhập với Mizuho Bank năm 2000) và Sanwa (với 31 công ty thành viên chủ chốt tập hợp xung quanh ngân hàng Sanwa Bank). Về sức mạnh kinh tế, đáng lưu ý là 6 tập đoàn trên kiểm soát tới 20 tổng số vốn đầu tư, đồng thời

cũng tạo ra 25% doanh số của toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. [9],[43]

So sánh với các conglomerate ở phương Tây, keiretsu được coi là hiện tượng Nhật Bản, và do đó gây nên các tranh luận trong giới học thuật ở phương Tây, đặc

biệt ở Mỹ, về bản chất pháp lý cũng như khung pháp luật điều chỉnh đối với mô hình tập đoàn công ty này.

Trước hết, sự hình thành các keiretsu cũng là biệt lệ. Với sự tạo điều kiện của Bộ tư lệnh tối cao của lực lượng Đồng minh, cùng với hỗ trợ tài chính đặc biệt của

chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI) đã được thành lập với sứ mệnh chấn hưng kinh tế nước Nhật. Các nỗ lực của MITI thông qua hàng loạt các chính sách quan trọng như tài trợ vốn, mua công nghệ phương Tây, bảo hộ thị trường nội địa và hỗ trợ xuất khẩu đã tác động một cách có hiệu quả

vào tốc độ tăng trưởng “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 và 70 của Thế kỷ 20 nói chung và sự phát triển của các keiretsu nói riêng.

Về cấu trúc pháp lý, nếu các conglomerate thường bao gồm một công ty mẹ (holding) và các công ty con (do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối) và các công

ty liên kết (do công ty mẹ nắm cổ phần thiểu số), thì các keiretsu là là tập hợp của nhiều công ty sản xuất khá độc lập, tuy nhiên đều do một hoặc các ngân hàng và công ty thương mại (trading house) nắm cổ phần, đồng thời, bản thân các công ty

này cũng nắm cổ phần của chính ngân hàng và trading house kia và nắm giữ cổ phần lẫn nhau (còn gọi là đầu tư chéo). Với đặc tính như vậy, các keiretsu cũng không phải là hiệp hội doanh nghiệp (vốn được thành lập giữa các doanh nghiệp

độc lập nhằm chia sẻ thông tin và thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc kinh doanh chung), bởi sự chung nhau của các thành viên keiretzu, suy cho cùng chỉ là

đặt sự ưu tiên cho quan hệ kinh doanh chung giữa các thành viên với nhau trong khâu mua và bán hàng.

Quan hệ giữa các thành viên của một keiretsu có tính chất vừa hợp tác vừa cạnh tranh: hai công ty thành viên của cùng một lĩnh vực kinh doanh cùng cố gắng bán hàng của mình cho một người mua, tuy nhiên lại cùng phối hợp với nhau để sử dụng chung một dịch vụ do một thành viên khác trong tập đoàn cung cấp với giá ưu đãi. Ngoài ra, các thành viên còn cùng nhau sở hữu một ngân hàng chung để bảo

đảm về nguồn tín dụng. Thậm chí, nếu những người lao động rời một công ty thành viên thì lại được tiếp nhận bởi một thành viên các trong cùng tập đoàn. [14] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khung pháp luật điều chỉnh, cùng với sự cách tân đất nước dưới thời Minh Trị theo cách thức phương Tây hoá, Nhật Bản đã tiếp thu khá rộng rãi các mô

hình pháp luật của phương Tây như luật dân sự và luật hình sự của Pháp và Đức. Riêng đối với Luật Công ty, mô hình luật công ty của Hoa Kỳ đã được tiếp nhận sau

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 dưới ảnh hưởng của sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Luật Công ty Nhật Bản (sửa đổi gần nhất vào năm 2006), không có hạn

chế đối với việc hình thành các tập đoàn công ty thông qua mua bán và sáp nhập công ty, bao gồm cả các hạn chế đối với việc mua, bán và sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa các thành viên của cùng một keiretsu. Do đó, khi đánh giá các khía cạnh pháp lý liên quan đến keiretsu, việc áp dụng của luật chống độc quyền (Untitrust Law) luôn luôn giành được mức độ ưu tiên quan tâm hàng đầu của giới học thuật cũng như các cơ quan thực thi luật pháp không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các quốc gia có

quan hệ thương mại chặt chẽ với Nhật Bản và/hoặc nơi có sự hiện diện mạnh mẽ của các keiretsu.

Từ cách nhìn tổng quát, keiretsu thuộc hiện tượng văn hoá và xã hội Nhật Bản, không chỉ đơn thuần là chủ thể, cơ chế hay phương tiện kinh doanh. Nói một

cách khác, văn hoá và triết lý truyền thống Nhật Bản đã chi phối văn hoá quản trị công ty. Xét trên bình diện bảo vệ của pháp luật đối với các thiết chế thị trường, hầu

như cũng rất khó chứng minh một cách đầy đủ và thuyết phục rằng hoạt động của các keiretsu ở Nhật dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh (do lợi dụng vị thế độc quyền để thao túng thị trường) và làm hại cho người tiêu dùng. Chính sách của các keiretsu thậm chí còn làm cho người tiêu dùng cảm thấy được lợi khi họ được cung cấp các

sản phẩm và dịch vụ có tính trọn gói và rẻ hơn.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của Luật Chống độc quyền của Mỹ, có quan điểm với sự e ngại cho rằng keiretsu đã vi phạm các quy định yêu cầu tính minh bạch trong các quan hệ kinh doanh (chẳng hạn thông qua quan hệ sở hữu và quản trị chéo giữa

nhập các phân khúc thị trường nhất định đối với các công ty mới nói chung và các công ty nước ngoài đối với thị trường Nhật Bản nói riêng.

Trên thực tế, Luật Chống độc quyền của Nhật Bản (Unti-monopoly Act) đã được ban hành từ năm 1947, tuy nhiên được áp dụng một cách rất hạn chế với lý do

được cho là sự thiếu kiên quyết của Uỷ ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (Japan Fair Trade Commision). Những cải cách về luật công ty và luật chống độc quyền đã được tiến hành từ cuối những năm 90 (của thế kỷ 20) do thúc ép của trạng

thái trì trệ tăng trưởng và suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, các nhà làm luật Nhật Bản đã xem xét lại các vấn đề đặc thù liên quan đến minh bạch hoá các mối quan hệ mang tính liên minh giữa các công ty trong đấu thầu xây lắp và cung ứng hàng hoá, dịch vụ công và tăng cường giám sát các liên kết công ty theo hướng độc quyền bằng việc tăng mức phạt theo các thủ tục cả dân sự và hình

sự đối với hành vi vi phạm của các nhà quản lý công ty.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 35)