Giai đoạn từ 1/7/2006 đến nay

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 52)

và bình đẳng về mặt pháp lý của cả ba khu vực kinh tế (nhà nước, đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước); tiếp tục cổ phần hoá các DNNN, củng cố các Tổng công ty nhà nước, xây dựng các TĐKTNN để bảo đảm sức mạnh và vai trò chủ đạo

của kinh tế nhà nước.

Trong bối cảnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước ngày càng thể hiện tính đan xen và liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau ở trong nước và quá trình đàm phán của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

đang đi đến giai đoạn kết thúc, tháng 12/2005 đã đánh dấu một bước cải cách lớn đối với khung pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta, đó là việc Quốc hội ban hành đồng thời hai đạo luật: Luật Đầu tư (còn được gọi là Luật Đầu tư chung vì thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước, sau đây gọi là “Luật Đầu tư”), và Luật Doanh nghiệp (còn được gọi là Luật Doanh nghiệp thống nhất vì thay thế Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp nhà nước, sau đây

gọi là “Luật DN”). Với hai Luật này, lần đầu tiên, khái niệm về “đầu tư” đã được tách bạch khỏi khái niệm “doanh nghiệp”, trong đó, hai quy trình và thủ tục pháp lý khác nhau được áp dụng: việc đăng ký và/hoặc thẩm định, phê chuẩn đối với các dự án đầu tư cụ thể và việc đăng ký thành lập đối với tất cả các doanh nghiệp. Đồng thời, hai nguyên tắc cơ bản của WTO đã được áp dụng: “không phân biệt đối xử” (giữa các loại doanh nghiệp khác nhau) và “đối xử quốc gia” (một cách bình đẳng

Liên quan đến khung pháp luật áp dụng cho DNNN, Luật Doanh nghiệp quy định một thời hạn bốn năm tính từ 1/7/2006 để Luật Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn chấm dứt hiệu lực áp dụng và tất cả các DNNN chuyển đổi sang các loại hình công ty hoạt động theo Luật này. Trên cơ sở tuân thủ Luật DN, về phương diện pháp lý, DNNN, nếu tham chiếu định nghĩa tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà

nước 2003, thì chỉ có thể tồn tại và hoạt động dưới ba hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Với tinh thần là một “luật chơi thống nhất”, Luật DN không có bất cứ điều khoản về nội dung nào áp dụng riêng cho DNNN hay bất cứ loại doanh

nghiệp nào khác.

Như đã đề cập ở Phần 1.3.2 ở trên, các Tổng công ty 91 được Chính phủ thành lập trong chủ trương chung về cải cách DNNN, theo đó một trọng tâm là xây dựng các DNNN có quy mô lớn và kinh doanh đa ngành như các “tập đoàn công ty”

của thế giới. Do đó, mặc dù Quyết định 91/TTg chưa tạo nên chế định pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh cho việc tổ chức và hoạt động của các”tập đoàn công ty” như vậy, trên thực tế từ năm 2005, Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm một số tập đoàn

kinh tế. Theo cách thức như vậy, đến năm 2008, đã có 8 tập đoàn kinh tế được thành lập từ 20 Tổng công ty 91 đang hoạt động, cụ thể là: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Dầu khí

(PetroVietnam), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Tập đoàn Dệt May (Vinatex), Tập đoàn Cao su (VRG) và Tập đoàn Tài

chính - Bảo hiểm (Bảo Việt). Các tập đoàn này hoạt động chủ yếu trên cơ sở các quyết định hành chính về thành lập và điều lệ và/hoặc quy chế nội bộ, do đó, làm

phát sinh các vấn đề gây tranh cãi về tư cách, địa vị pháp lý cũng như “luật điều chỉnh” cho hoạt động của các tập đoàn.

Trong bối cảnh đó, nhằm tìm ra một “giải pháp tình thế”, ngày 5/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/CP-NĐ về thí điểm thành lập, tổ chức và quản lý TĐKTNN, có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2009 (sau đây gọi là “Nghị định

Để chuẩn bị cho việc chấm dứt hiệu lực của Luật Doanh nghiệp nhà nước và áp dụng thống nhất Luật DN cho các DNNN đang tồn tại vào ngày 1/7/2010 (khoảng 1.500 doanh nghiệp tại thời điểm này), ngày 19/3/2010 Chính phủ đã ban

hành Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu (sau đây gọi là “Nghị định 25/2010”).

Như vậy, kể từ thời điểm 1/7/2010, trên thực tế có ba văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh các vấn đề mang tính địa vị pháp lý và loại hình tổ chức pháp lý đối

với DNNN là Luật DN, Nghị định 101/2009 và Nghị định 25/2010. Đáng chú ý là trước thời điểm nói trên, tất cả các công ty mẹ của các TĐKTNN đang tồn tại cùng với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên.

1.3.5. Tóm lược và nhận xét

Có thể nói rằng trong vòng 30 năm qua (từ năm 1980) Nhà nước ta đã tiến hành quá trình cải cách DNNN một cách liên tục. Công cuộc cải cách đó trải qua nhiều giai đoạn, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tựu trung, nhằm vào việc

thực hiện các chủ trương cơ bản về mặt chính sách như sau:

Thứ nhất, huỷ bỏ hoặc giảm bớt cơ chế kế họach hoá tập trung và điều hành DNNN bằng mệnh lệnh hành chính, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp; chính

sách này có tính khởi đầu quá trình cải cách và được triển khai từ năm 1980.

Thứ hai, giảm bớt số lượng tuyệt đối hoặc đầu mối quản lý đối với DNNN cũng như các ngành nghề mà DNNN cần nắm giữ và hoạt động; con số DNNN đã

giảm 10 lần từ khoảng 15.000 vào năm 1980 xuống còn 1.500 vào năm 2010.

Thứ ba, chuyển đổi và đa dạng hoá sở hữu DNNN thông qua cổ phần hoá (bán cổ phần DNNN cho người lao động, các tổ chức và cá nhân khác) để tạo thành

nước ngoài để thành lập các tổ chức liên doanh (theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước).

Thứ tư, thay đổi và áp dụng nhiều mô hình tổ chức và quản lý DNNN, xét trong các chiều quan hệ như: quan hệ chỉ đạo, giám sát, quản lý của chủ sở hữu (ví dụ mô hình bổ nhiệm đại diện chủ sở hữu làm Chủ tịch hoặc Thành viên Hội đồng Quản trị DNNN, mô hình Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước), quan hệ điều hành nội bộ doanh nghiệp (ví dụ mô hình tổ chức Chủ tịch công ty, Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên hay cơ chế thuê giám đốc điều hành), quan hệ chỉ đạo và liên kết trong nội bộ nhóm hay tập đoàn DNNN (ví dụ mô

hình công ty mẹ - công ty con).

Thứ năm, thực hiện phân loại và phân cấp quản lý DNNN theo hai góc độ: (i) phân loại DNNN theo chức năng sản xuất - kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích và doanh nghiệp quản lý, đầu tư tài chính; và (ii) phân cấp quản lý theo ba cấp độ Chỉnh phủ, các Bộ ngành trung ương và địa phương cấp

tỉnh.

Thứ sáu, xây dựng các DNNN có quy mô lớn về tài sản, tài chính, lao động và kinh doanh đa ngành (ví dụ mô hình Tổng công ty 90, 91, mô hình tập đoàn kinh

tế) để bảo đảm năng lực cạnh tranh của kinh tế nhà nước với các khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài trên thị trường.

Tất cả các chủ trương, chính sách và biện pháp nói trên đã và đang được áp dụng đều hướng tới hai mục tiêu chính là (i) tăng cường hiệu quả kinh doanh của

các DNNN và (ii) bảo đảm vị thế và vai trò “chủ đạo” của các DNNN trong nền kinh tế. Nói một cách khác, đối chiếu với các mô hình DNNN ở các quốc gia khác như được trình bày ở Phần 1.1 ở trên, DNNN ở Việt Nam được thành lập và duy trì

để thực thi cả hai chức năng kinh tế và chính trị một cách đồng thời.

Về kinh tế, với tư cách là các thực thể pháp lý và kinh tế độc lập đồng thời trong điều kiện buộc phải cạnh tranh theo các quy luật của thị trường, DNNN muốn

nhiên, còn được hiểu là bảo đảm nguồn thu hay sinh lời cho chủ sở hữu, tức các khoản thu nộp cho ngân sách nhà nước, ở cả hai cấp độ trung ương và địa phương.

Về chính trị, theo ý nghĩa thông thường, một doanh nghiệp không có “chức năng chính trị”; tuy nhiên, khi DNNN bị buộc phải thực hiện các “nhiệm vụ chính trị” do Chính phủ hay cơ quan Nhà nước giao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó thực hiện chức năng chính trị. Trên thực tế, các Tổng công ty 90 và 91 trước đây và các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đã và đang được Chính phủ giao cho các

nhiệm vụ mang tính nhà nước nhất định, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ và bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể, chẳng hạn, năm 2009 vừa qua, Chính phủ đã giao cho các Tập đoàn kinh tế phải đóng góp vào việc “xoá đói, giảm nghèo” ở các huyện nghèo ở vùng sâu và vùng xa của đất nước. “Chức năng chính trị” của DNNN, về mặt khái quát, còn được biểu hiện qua chính vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (đã được khẳng định trong Hiến pháp) mà DNNN phải gánh vác. Điều này trong thực tế có nghĩa rằng Nhà nước hay Chính phủ thông qua hay sử dụng DNNN như một công cụ để

thực thi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, là cách thức được ứng dụng phù hợp với các lý thuyết quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề đặt ra là sự rất khó tách biệt hay làm minh bạch giữa các “chức năng kinh tế” và “chức năng chính trị” của DNNN ở nước ta. Thậm chí, trong nhiều trường hợp sự chồng chéo giữa hai chức năng này dẫn đến tình trạng vô hiệu hoá

lẫn nhau giữa chúng trong mối tương quan nội bộ trong một doanh nghiệp hoặc giữa các DNNN với nhau. Thực trạng này tạo ra các khó khăn cho việc xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 52)