Khuyến nghị về xây dựng khung pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 114)

Căn cứ vào các vấn đề và khía cạnh được nghiên cứu và trình bày trong Luận văn này, có thể định hình một khung pháp luật liên quan đến kinh tế nhà nước, doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế với bốn lĩnh vực bao gồm: Luật về doanh nghiệp, Luật về giám sát nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, Luật về quyền sở hữu toàn dân đối với vốn và tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, và Luật về can thiệp của Nhà nước

vào nền kinh tế thông qua các DNNN. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về Luật Doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp hiện hành, thuộc khu vực “luật tư”, được coi là luật chung áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp quy định bốn loại hình doanh nghiệp là Công

ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Theo nguyên lý truyền thống, mục tiêu của Luật Doanh nghiệp nhằm vào xác định chế độ

trách nhiệm của doanh nghiệp (với tư cách chủ thể pháp luật) khi tham gia vào các quan hệ xã hội và các nguyên tắc, cách thức quản trị doanh nghiệp. Liên quan đến

DNNN, như đã trình bày ở các phần trên, nếu như trước đây ở nhiều quốc gia, DNNN được tổ chức như các cơ quan cung cấp dịch vụ công và được coi là một bộ

phận của chính quyền, thì ngày nay, đã và đang hình thành khuynh hướng “doanh nghiệp hay công ty hoá” các cơ quan này. Cụ thể, các cơ quan cung cấp dịch vụ công được tổ chức và quản trị tương tự một doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn duy trì chế độ trách nhiệm đặc biệt như một cơ quan chính quyền (chẳng hạn không thuộc

phạm vi áp dụng của Luật Phá sản doanh nghiệp). Do đó, tác giả khuyến nghị bổ sung Chƣơng về Doanh nghiệp nhà nƣớc vào Luật Doanh nghiệp hiện hành,

coi đó là loại hình doanh nghiệp thứ năm tồn tại trong nền kinh tế.

Ngoài ra, tác giả cũng khuyến nghị bỏ hoàn toàn Chƣơng VII của Luật Doanh nghiệp về Nhóm Công ty vì , như các phân tích đã được trình bày, không có khái niệm này về mặt pháp lý. Nhóm Công ty, Tập đoàn kinh tế hay Công ty mẹ - con là các hiện tượng có thật trong đời sống doanh nghiệp, có ý nghĩa và tác động

thuộc phạm trù của Luật Doanh nghiệp. Liên quan đến TĐKTNN, việc bãi bỏ Nghị định 101/2009/NĐ cũng được khuyến nghị trên cơ sở hoàn thành “nhiệm vụ thí điểm” của nó và vào thời điểm có thể được thay thế bằng việc bổ sung, sửa đổi Luật

Doanh nghiệp.

Thứ hai, về luật về giám sát nhà nước đối với các doanh nghiệp lớn (hay tập đoàn kinh tế), không phân biệt nguồn gốc hay thành phấn sở hữu.

Đối với sự hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp lớn (hay tập đoàn kinh tế), do các ảnh hưởng và tác động về kinh tế và xã hội của nó, Nhà nước cần

thực hiện các biện pháp giám sát đặc biệt liên quan đến ba khía cạnh là: giám sát sáp nhập hay thôn tính công ty để hình thành vị thế độc quyền và/hoặc thủ tiêu tự do cạnh tranh, giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính thông qua kiểm toán độc lập, và giám sát tính minh bạch về hoạt động của các tập đoàn hay nhóm công

ty thông qua chế độ báo cáo và công bố thông tin doanh nghiệp.

Đối với khía cạnh thứ nhất nêu trên, Luật Cạnh tranh hiện hành đã có các quy định tương ứng liên quan đến chế định “tập trung kinh tế”; tuy nhiên từ thực tiễn thực thi các quy định này đang có ba vấn đề đặt ra là: một là, bản thân sự tập trung kinh tế do chính Chính phủ chủ động thực hiện (chẳng hạn thông qua thành lập các TĐKTNN) do đó Cục quản lý cạnh tranh không thể chống lại Chính phủ; hai là, việc xác định vị thế độc quyền được hình thành thông qua tập trung kinh tế bằng tiêu chí mức độ “chiếm thị phần” của doanh nghiệp rất khó tiến hành trên thực

tế; ba là, bản thân Cơ quan lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thương mại) không đủ quyền lực và năng lực để thực thi công việc. Do đó, tác giả khuyến nghị sửa đổi, bổ sung

Luật Cạnh tranh đồng thời với việc tạo lập cơ chế thích hợp để Luật này được thực thi trên thực tế.

Đối với khía cạnh thứ hai và thứ ba nêu trên, tác giả khuyến nghị sớm ban hành Luật Kiểm toán độc lập và Luật về Báo cáo và Công bố thông tin doanh nghiệp, trong đó đưa ra các yêu cầu và chuẩn mực nghiêm ngặt hơn về kiểm toán cũng như báo cáo và công bố thông tin để cơ quan chức năng và công chúng có thể

Thứ ba, về luật về quyền sở hữu toàn dân đối với vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Về phương diện tài chính, Nhà nước sở hữu một phương tiện duy nhất là ngân sách nhà nước. Về cơ bản, ngân sách nhà nước được xác định theo nguyên tắc

“cần chi bao nhiêu thì thu bấy nhiêu” và được tạo nên bởi ba nguồn là thuế của người dân, bán tài nguyên, tài sản nhà nước và đi vay nợ. Mục tiêu của chi ngân

sách, ngoài một phần để tranh trải chi phí cho hoạt động của chính bộ máy nhà nước, dự trữ phòng ngừa rủi ro, thì phần còn lại về cơ bản là chi cho các dịch vụ công trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Như vậy, một khi sử dụng một phần ngân sách nhà nước để đầu tư, kinh doanh thông qua thành lập mới,

tài trợ cho hoạt động của DNNN và/hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang hoạt động (tạm gọi là “vốn kinh doanh của Nhà nước”), Nhà nước đã đặt phần ngân sách liên quan đó vào sự rủi ro của thị trường theo quy luật cạnh tranh. Nếu sự thất thoát xảy ra đối với phần vốn kinh doanh của

Nhà nước này, sẽ dẫn đến thiếu hụt ngân sách và ảnh hưởng đến các khoản chi khác, đồng thời rất có thể gánh năng về thuế của người dân sẽ tăng lên. Như vậy, câu hỏi đặt ra là chế độ trách nhiệm trong vấn đề này được xác định như thế nào? Với cách đặt vấn đề như vậy, với các luận cứ chi tiết đã được trình bày trong Luận văn này, tác giả khuyến nghị ban hành Luật về quản lý, giám sát đối với đầu tƣ nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc. Luật này về mục tiêu và nội dung sẽ

khác với Chương về đầu tư nhà nước trong Luật Đầu tư hiện hành và Luật Doanh nghiệp nhà nước trước đây, theo đó sẽ trao cho Quốc hội (đối với đầu tư và thành lập DNNN từ ngân sách trung ương) và Hội đồng nhân dân (đối với đầu tư và thành lập DNNN từ ngân sách địa phương) toàn quyền quyết định về các vấn đề liên quan

đến các khoản đầu tư để thành lập, tài trợ hoạt động cho DNNN và mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động. Quyền quyết định và giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ được thực thi trong tất cả các khâu quyết định đầu tư, giám sát thực hiện và phân phối, sử dụng các khoản lợi tức thu được từ

Luật này, khi được ban hành, sẽ là bước tiếp theo triển khai thực hiện nguyên tắc mọi tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đều thuộc sở hữu toàn dân như

quy định của Hiến pháp 1992. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, về luật về can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thông qua doanh nghiệp.

Cần lưu ý một nguyên lý căn bản và bao trùm là mọi sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế đều dẫn tới khả năng bóp méo các quy luật vận động của thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp là cần thiết để bảo đảm các mục tiêu chính trị và xã hội (mà thị trường không thể đảm nhiệm) hoặc nhằm ngăn ngừa hay khắc phục các rủi ro mà sự vận động tự do của thị trường

mang lại. Vấn đề, do đó, ở chỗ cần có sự phòng ngừa và hạn chế sự lạm dụng của các cơ quan nhà nước khi tiến hành các biện pháp can thiệp.

Trên thực tế thông qua doanh nghiệp, Nhà nước có thể tiến hành các biện pháp can thiệp như sau: một là, duy trì vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường

của DNNN trong một lĩnh vực và ngành kinh tế, (tức bảo đảm tính chủ đạo của DNNN theo cách thức áp đặt); hai là, hỗ trợ và tài trợ một cách đặc biệt và ưu đãi cho DNNN để các doanh nghiệp này đứng vững trong quá trình cạnh tranh; ba là,

can thiệp trực tiếp bằng các mệnh lệnh hành chính vào hoạt động điều hành của DNNN qua đó làm mất tính tự chủ của các doanh nghiệp này.

Do đó, tác giải khuyến nghị ban hành Luật về can thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế thông qua doanh nghiệp với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế các lạm dụng của sự can thiệp nhà nước thông qua các quy định về mục tiêu can thiệp, các điều kiện khi tiến hành biện pháp can thiệp và biện pháp, cách thức tiến hành

KẾT LUẬN

Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam đã và đang trở thành sự quan tâm của xã hội nói chung và của khoa học pháp lý nói riêng. Những vấn đề liên quan đến bản chất pháp lý của TĐKTNN tại Việt Nam và tính hiệu quả của quá trình thí

điểm thành lập các TĐKTNN tại Việt Nam hiện tại vẫn đang là vấn đề được quan tâm bàn thảo.

Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức và kinh nghiệm khoa học liên quan đến doanh nghiệp, tập đoàn doanh nghiệp và kinh tế Nhà nước, hệ thống hóa văn

bản liên quan đến khung pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước và TĐKTNN nói riêng, cũng như tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của TĐKTNN, Luận văn “Tập đoàn

kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh” đã giải quyết được hai mục tiêu cơ bản, đó là: làm rõ khái niệm và

bản chất pháp lý tập đoàn kinh tế nhà nước và chứng minh các vấn đề về tính phù hợp và chưa phù hợp của các văn bản pháp quy điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các TĐKTNN hiện hành, từ đó đề xuất các khuyến nghị về xây dựng khung

pháp luật điều chỉnh liên quan.

Tác giả mong rằng, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp vào các nghiên cứu về vấn đề kinh tế quốc doanh và mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước từ góc độ

luật học. Trong bối cảnh Nhà nước ta đang tiếp tục quá trình cải cách và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, các đề xuất, khuyến nghị về xây dựng chính sách, khung pháp luật có liên quan đưa ra tại Luận văn sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện khung pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, nhằm làm rõ hơn nữa

vai trò, ý nghĩa của chủ thể kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song với đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và có khá nhiều luận điểm liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nội dung của Luận văn không

những ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn chỉnh đề tài trong những nghiên cứu tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình thạc

sỹ luật học.

Xin trân trọng cảm ơn thầy Phạm Duy Nghĩa đã dành thời gian hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn này.

Xin được cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003.

2. Luật Doanh nghiệp 2005.

3. Nghị định 101/2009/CP-NĐ ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức và quản lý tập đoàn Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở

hữu.

4. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

5. Vũ Thành Tự Anh (2010), “Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò

chủ đạo”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (43/2010).

6. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh Tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải.

7. Trần Tiến Cường (2005) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước – pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb. Thống kê.

8. Trần Tiến Cường (2008), Đổi mới nội dung và phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và cam kết

gia nhập WTO, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

9. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Friedrich Kuebler - Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, Nxb. Pháp lý.

11.Lê Văn Hưng (2009), “Những khía cạnh pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (221).

12.Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2005), Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, (174). Bùi Văn Huyền (2008),

Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13.Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà

nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15.Vũ Phương Thảo (2005), Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2002), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thành lập tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”,Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 17.Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), Dự thảo Đề án hình thành và phát

triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước, Hà Nội.

18.Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2005) Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội.

19.Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2004) Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

nhà nước và giải pháp đẩy mạnh trong hai năm 2004-2005 theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, Hà Nội.

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Dự thảo Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.Tổng cục Thống kê (2010) Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, Nxb. Thống

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 114)