Quan điểm chung

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 99)

- Quan điểm 1: Mục tiêu DNNN nói chung và TĐKTNN nói riêng

Đây là yếu tố quan trọng nhất để sử dụng làm căn cứ khi “thiết kế” mô hình khung pháp luật về DNNN. Pháp luật cần sự ổn định để có thể đi vào cuộc sống, do

đó, phân tích yếu tố mục tiêu để xác định các yếu tố lâu dài và có tính ổn định cao nhằm khái quát hoá thành các nguyên tắc của khung pháp luật.

Kinh nghiệm của thế giới chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường vai trò kiểm soát và điều tiết của nhà nước không hề giảm phần quan trọng (so với nền kinh tế kế họach hoá tập trung), đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

năm 2008 xảy ra, các chính phủ của nhiều nước còn nói đến vai trò tăng lên của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò hay còn gọi là chức năng kinh tế đó của nhà nước không nhất thiết gắn với sự tồn tại của DNNN. Theo các trình bày và phân tích ở trên, có các lý do và căn cứ khác nhau ở mỗi quốc gia trong việc thành lập và

duy trì các DNNN. Trong điều kiện của nước ta, việc xác định các mục tiêu của việc thành lập và duy trì DNNN và TĐKTNN, trên thực tế đang là một thách thức. Sau hơn hai mươi năm thực hiện chính sách Đổi mới, số lượng các DNNN vẫn còn khá nhiều với quy mô của các doanh nghiệp ngày càng lớn, sức mạnh can thiệp vào thị trường không giảm, trong khi Nhà nước vẫn chủ trương hoàn thiện các thiết chế của nền kinh tế thị trường, gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế

theo các cam kết quốc tế v.v.. Các mâu thuẫn trong chính các định hướng chính sách đã không được lý giải ngay trong các Văn kiện Nghị quyết của Đảng về kinh tế

nhà nước và DNNN, trừ một nguyên tắc chung duy nhất là tiếp tục coi DNNN đóng vai trò chủ đạo. Cụ thể, dự thảo "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020"

vừa được Đảng công bố lấy ý kiến cùng với các Văn kiện khác của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật

chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng

phát triển". [22]

Như vậy, rõ ràng là các quan điểm nêu ra về việc phủ nhận vai trò chủ đạo của DNNN trong các diễn đàn tranh luận về học thuật gần đây đã không có cách tiếp cận phù hợp với vấn đề này. Bản chất vấn đề không ở chỗ liệu rằng về phương diện khách quan các DNNN có đủ năng lực để đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh

tế thị trường hay không, mà trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Đảng chủ trương xây dựng, các DNNN nói chung và TĐKTNN nói riêng

được coi là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước tác động vào nền kinh tế. Xét về mặt khách quan, Nhà nước (như ở các quốc gia khác) có nhiều công cụ, phương tiện và cách thức khác nhau để kiểm soát và điều tiết nền kinh tế, và do đó,

với một cách thể hiện rõ ràng hơn về vai trò của kinh tế nhà nước và DNNN, xét về mặt pháp lý, là một quyết định mang tính quyền lực và chủ quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, việc thành lập các TĐKTNN vừa qua là sự phản ánh định

hướng chính sách này.

- Quan điểm 2: Xác định tiêu chí số lượng liên quan đến DNNN và TĐKTNN

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của khung khổ pháp luật liên quan chặt chẽ đến yếu tố số lượng, tức số lượng, quy mô và mức độ ảnh hưởng đến đời sống xã hội của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Các tiêu chí về số lượng liên quan đến DNNN và TĐKTNN bao gồm ba nội dung cơ bản: một là, có bao nhiêu DNNN

trong tổng thể nền kinh tế, xác định theo tỷ lệ phần trăm hay con số tuyệt đối về pháp nhân doanh nghiệp; hai là, quy mô và mức độ tham gia vào nền kinh tế của các DNNN như thế nào (thị phần, đóng góp cho GDP, ngân sách nhà nước, tỷ trọng

vốn đầu tư xã hội qua DNNN, tỷ trọng lao động v.v..); ba là, từ góc độ chính sách, sẽ chủ trương giới hạn hay gia tăng số lượng và quy mô DNNN đến một mức độ

xác định, hay “thả nổi” sự gia tăng, thuyên giảm về số lượng đối với DNNN? Các câu hỏi nói trên đương nhiên sẽ thuộc trách nhiệm trả lời của các chuyên gia kinh tế và nhà lập chính sách, mặc dù cho tới này chưa có bất cứ kết luận nào từ

các cơ quan chức năng của Nhà nước về vấn đề này được công bố. Tuy nhiên, từ góc độ lập pháp, theo nguyên tắc xây dựng pháp luật dựa trên sự “đánh giá tác động” lấy quan hệ chi phí và lợi ích được lượng hoá làm trong tâm, các nhà làm luật

rất cần các thông tin này.

- Quan điểm 3: Xác định lĩnh vực hoạt động của DNNN và TĐKTNN

Lĩnh vực hoạt động của DNNN là vấn đề cần được xác định và giới hạn, (tương tự như “tiêu chí số lượng”), xét trên quan điểm “Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép và người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, đồng nghĩa rằng những điều “cho phép” phải ít hơn so với những

gì “không cấm”. Tinh thần này dường như đã được phản ánh trong quy định về đối tượng điều chỉnh của Nghị định 101/2009/NĐ, trong đó xác định rằng các TĐKTNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định sẽ chỉ hoạt động trong 11 lĩnh

vực và ngành kinh tế được liệt kê, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, theo cách “tuỳ nghi” có thể mở rộng danh sách này.

Có hai khía cạnh cần quan tâm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DNNN, đó là: qua các lĩnh vực DNNN hoạt động có thể xác định được mục tiêu và cách thức tham gia và tác động của Nhà nước vào nền kinh tế, và tuỳ thuộc vào lĩnh vực

hoạt động, có thể các các đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức và loại hình pháp lý của DNNN. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế mô hình và nội dung của các chế định pháp lý trong khung pháp luật về doanh nghiệp nói chung và

DNNN nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan điểm 4: Xác định loại hình tổ chức pháp lý của DNNN và TĐKTNN

Theo kinh nghiệm của thế giới, có ba loại hình tổ chức pháp lý của kinh tế nhà nước như sau:

+ Kinh tế nhà nước được tổ chức dưới hình thức Cơ quan dịch vụ công: Hình thức này được áp dụng đặc biệt phù hợp đối với một số lĩnh vực đặc thù ví dụ

như dịch vụ bưu điện, cung ứng điện và chất đốt, dịch vụ giao thông công cộng, dịch vụ phát thanh, truyền hình, bệnh viện và dịch vụ y tế, dịch vụ cứu hộ, bảo hiểm

xã hội. Việc duy trì hình thức Cơ quan dịch vụ công đối với những lĩnh vực này được cân nhắc bởi các khía cạnh như: khu vực tư nhân không tham gia vì ít sinh lời;

mặc dù không sinh lời nhưng xã hội vẫn cần được cung cấp và bảo đảm; người lao động trong khu vực này rất cần tính chuyên nghiệp (được tạo nên thông qua quá trình làm việc ổn định và lâu dài) cùng với sự mẫn cán và tinh thần công vụ như các

viên chức nhà nước. Về mặt pháp lý, các tổ chức này không được coi là pháp nhân kinh tế theo Luật Công ty hay Luật Doanh nghiệp mà là các pháp nhân theo “luật

công”, không có quyền miễn trừ kiện tụng như cơ quan công quyền, tuy nhiên, không thể bị phá sản theo Luật Phá sản doanh nghiệp.

+ Kinh tế nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH một chủ sở hữu nhà nước: Hình thức này đã được áp dụng và trở thành một khuynh hướng ở nhiều nước (ví dụ Singapore, Ô-xtrây-li-a) từ những năm 80 của thế kỷ trước được gọi là “công ty hoá” (corporatization) các cơ quan dịch vụ công. Nguyên nhân của chính này xuất phát từ sức ép của các cử tri (tức các chủ sở hữu thực sự của DNNN)

về việc đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ công và tiết kiệm chi phí công thông qua hiệu quả hoá các khâu quản lý của các cơ quan dịch vụ công. Việc công ty hoá

cho phép và yêu cầu các cơ quan dịch vụ công thuê tuyển các giám đốc và chuyên gia quản lý giỏi từ bên ngoài theo chế độ hợp đồng, linh hoạt hoá cơ chế tuyển dụng

và sử dụng lao động, đồng thời minh bạch hoá các chế độ quản lý tài chính thông qua việc kiểm toán độc lập các báo cáo kế toán tương tự như được áp dụng đối với các công ty. Nhà nước, tuy nhiên, vẫn là ngưới chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng dịch vụ cũng như các rủi ro về tài chính đối với các công ty cung cấp dịch vụ

công này. Ở góc độ này, vai trò của các “cơ quan chủ quản” của nhà nước có liên quan về cơ bản không khác với trường hợp cơ quan dịch vụ công, có nghĩa rằng các

công ty TNHH thuộc 100% vốn của nhà nước vẫn được nhà nước bao cấp, tuy nhiên một cách có điều kiện.

+ Kinh tế nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần: Một khi nhà nước chỉ đóng vai trò là một cổ đông trong công ty, dù là cổ đông nắm giữ sở hữu và quyền quản lý chi phối, thì bản chất công ty, nhìn từ góc độ luật công ty và doanh nghiệp đã thay đổi. Các cổ đông đều phải được bình đẳng trước pháp luật về các quyền và nghĩa vụ chỉ dựa trên căn cứ duy nhất là tỷ lệ vốn góp mà không bị tác

động bởi các yếu tố chính sách hay công quyền. Ngoài ra, về định hướng chính sách, khi hoạt động kinh tế dưới hình thức cổ phần, nhà nước thông thường muốn

chủ động tạo ra sự linh hoạt về sở hữu, có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ vốn thông qua chuyển nhượng cổ phần trên thị trường. Hầu hết các DNNN có định

hướng kinh doanh và lợi nhuận đều được tổ chức theo hình thức này.

Các loại hình tổ chức kinh tế nhà nước nói trên là sản phẩm của tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hàng trăm năm tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Một sự

sáng tạo nào đó của Việt Nam trong lĩnh vực này có thể phù hợp và thành công trong các điều chỉnh về lượng hay mang tính kỹ thuật, tuy nhiên rất khó đi chệch

các nguyên lý đã được thừa nhận chung nói trên.

- Quan điểm 5: Xác định phương thức quản trị DNNN và TĐKTNN

Đi từ các trình bày và phân tích ở trên có thể khẳng định rằngh nội dung quản trị đối với kinh tế nhà nước nói chung và DNNN nói riêng phải bao hàm ba thành tố mang tính tất yếu như sau: quản trị sở hữu, quản trị chính sách và quản trị doanh nghiệp. Quản trị sở hữu nhằm mục tiêu bảo đảm thực thi các quyền của chủ sở hữu DNNN, bao gồm toàn dân và các cơ quan chính phủ đại diện cho sở hữu toàn dân, trong đó cần lưu ý hai quyền quan trọng nhất là quyền quyết định về mục tiêu của DNNN và quyền giám sát về tài sản và tài chính. Quản trị chính sách hàm ý

việc sử dụng DNNN như là công cụ chi phối và điều tiết của nhà nước vào nền kinh tế. Quản trị doanh nghiệp nhằm mục tiêu bảo đảm hiệu quả kinh doanh của DNNN.

Vấn đề đặt ra là ba nội dung quản trị nói trên không nhất thiết hướng tới cùng một mục tiêu, đặc biệt là sự khác nhau, trong nhiều trường hợp mâu thuẫn, giữa mục tiêu chính sách và mục tiêu kinh doanh của DNNN. Hơn nữa, sự phức tạp

và khó khăn sẽ phát sinh khi kết hợp cả ba nội dung quản trị vào cùng một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thể của DNNN. Chẳng hạn, lấy Tập đoàn Vinashin

làm ví dụ, cả xã hội và Chính phủ quan tâm đến Tập đoàn này đồng thời ở cả ba khía cạnh: việc sử dụng để không làm thất thoát “gói” tiền thu được từ phát hành

trái phiếu quốc tế 750 triệu USD (từ góc độ sở hữu), việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam (từ góc độ chính sách) và, đương nhiên giống như

các TĐKTNN khác, hiệu quả kinh doanh nói chung.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ khác, dường như ít mâu thuẫn và chồng chéo hơn, nếu ba nội dung quản trị DNNN được tổ chức và kết hợp triển khai theo một phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thức khác, trong đó, các DNNN sẽ được xắp xếp và phân loại theo các mục tiêu khác nhau, được xác định một cách rõ ràng và minh bạch, qua đó lựa chọn để áp

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 99)