Giai đoạn từ 1987 đến 1994

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 46)

chế sở hữu, quản lý, tổ chức và điều hành DNNN; giảm bớt số lượng DNNN kết hợp

đồng thời với thành lập các DNNN lớn (Tổng công ty nhà nước).

Điểm mốc quan trọng nhất đối với quản lý DNNN sau Đại hội Đảng lần thứ 6 là việc Chính phủ ban hành Nghị định 217/HĐBT tháng 11 năm 1987 xoá bỏ hầu

hết các “rào cản” của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đối với các xí nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp theo đó được quyền tự chủ trong việc lập kế họach sản xuất kinh doanh, tự lo cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” của quá trình sản xuất, phân phối theo các điều kiện của thị trường, chỉ phải thực hiện duy nhất ba chỉ tiêu pháp lệnh

đối với Nhà nước nhưng cũng đồng thời mất hẳn sự bao cấp về nguyên vật liệu và tín dụng cấp phát từ ngân sách. Sự chuyển đổi có tính “bước ngoặt” về quản lý này

gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, dẫn tới đình trệ sản xuất và thua lỗ tràn lan. Năm 1991, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định 388/HĐBT quy định về

thành lập và giải thể DNNN, mở đường cho việc đóng cửa hoặc sáp nhập các DNNN thua lỗ, thiếu vốn và công nghệ để tiếp tục phát triển. Kết quả là số lượng DNNN sau đó đã giảm từ con số 12.297 (vào thời điểm của Nghị định 388) xuống

còn 6.264 doanh nghiệp vào năm 1994.

Với chủ trương cổ phần hoá, giải thể và sáp nhập các DNNN nhỏ và hoạt động kém hiệu quả, Chính phủ đã thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các DNNN lớn bằng việc ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng vào năm 1994, đó

là: Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tạo căn cứ cho việc thành lập các “Tổng công ty 90”, và

Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh, tạo căn cứ cho việc thành lập các “Tổng công ty 91”. Có thể tóm

- Về Tổng công ty 90:

Được coi là “Tổng công ty 90” là các DNNN lớn, có ít nhất là 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên

500 tỷ đồng (đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng). Các bộ và ủy ban nhân

dân cấp tỉnh được Chính phủ ủy quyền ra quyết định thành lập tổng công ty 90. Trên thực tế, sau khi Quyết định số 90/TTg được ban hành, hàng loạt tổng công ty

90 đã được thành lập. Vào thời điểm cuối năm 2001, đã có 78 tổng công ty 90, trong đó 48 tổng công ty trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng; 18 trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, 8 trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, y tế, viễn thông, văn hóa [9]. Đến năm 2004, số lượng tổng công ty 90 đã lên tới 80.

- Về Tổng công ty 91:

Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/TTg là hướng tới thành lập các tập đoàn kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ

chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm doanh nghiệp được thành lập theo quyết định nói trên không được gọi là tập đoàn ngay mà được gọi chung là các Tổng công ty 91. Cho tới tận năm 2006, các Tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập đoàn thực sự. Việc thành lập bất cứ Tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7 thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu

1000 tỷ đồng.

Khác với một Tổng công ty 90, một Tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích thành lập các Tổng công ty 91 là để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do năng lực quản lý và vốn hạn chế, các Tổng công ty 91 chưa phát huy được chức năng của mình và chưa làm

ty 91 đã được thành lập. Từ năm 2004, một số Tổng công ty 91 bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên của mình. [9]

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 46)