Khuyến nghị về xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 112)

Thứ nhất, cho mục tiêu bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế và xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Nhà nước cần xác định các

lĩnh vực và ngành kinh tế then chốt trong đó các DNNN cần hiện diện và nắm vai trò chủ đạo để có thể dẫn hướng, chi phối và hỗ trợ cho sự phát triển nói chung của lĩnh vực và ngành kinh tế có liên quan nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Thứ hai, trong các lĩnh vực và ngành kinh tế then chốt được xác định, Nhà nước cần chủ trương, chính sách và cơ chế thích hợp để xây dựng các DNNN mạnh

thay cho việc xây dựng các TĐKTNN như hiện nay.

Thứ ba, Nhà nước cần có sự phân loại giữa hai loại hình DNNN: DNNN thuộc 100% sở hữu của Nhà nước, là những doanh nghiệp được Nhà nước bảo đảm

tồn tại lâu dài đồng thời có sức mạnh thực sự để có thể bảo đảm giữ được vai trò chủ đạo trong lĩnh vực và ngành kinh tế có liên quan (sau đây gọi là “Doanh nghiệp

chủ đạo”); và DNNN không sở hữu 100% hay có sự tham gia của Nhà nước, là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động thuần tuý để kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, chịu sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường (sau đây gọi là “Doanh

nghiệp kinh doanh”).

Thứ tư, để thực hiện được các mục tiêu nói trên, Nhà nước cần xây dựng kế họach và lộ trình tổ chức thực hiện với định hướng hoàn thành vào năm 2019/2020 là mốc thời gian Việt Nam có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh theo các tiêu chuẩn

chung được xác định khi ký các thoả thuận gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 112)