“Conglomerate” và “Multinational Corporation” ở Phương Tây

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 31)

Lịch sử hình thành

Trước hết, sự hình thành các tập đoàn công ty (conglomerates) là một kết quả tự nhiên của các quá trình vận động của thị trường và sự phát triển của bản thân

các doanh nghiệp. Vào những năm 60 của Thế kỷ 20, làn sóng mua bán, sáp nhập công ty (để tạo thành các doanh nghiệp lớn hơn hay “tập đoàn công ty” diễn ra trước hết ở Mỹ sau đó ở Châu Âu trong bối cảnh lãi suất thấp của thị trường tài chính. Khi đó các doanh nghiệp bắt đầu tranh thủ các nguồn vốn rẻ từ các ngân hàng để mua lại các cơ sở kinh doanh có lãi từ bên ngoài để gia tăng lợi nhuận, đồng thời, với thế mạnh và uy tín của một doanh nghiệp lớn hơn được hình thành, các “tập đoàn công ty” sẽ lại tiếp tục vay được các nguồn tín dụng có lợi hơn nữa do

giá cổ phiếu không ngừng tăng. Cách thức bành trướng doanh nghiệp bằng các kỹ thuật tiền tệ và tài chính như vậy, tuy nhiên, không kéo dài được lâu bởi sau đó, để ứng phó với lạm phát, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất. Hậu quả là đến những năm 70, nhiều doanh nghiệp bắt đầu điều chỉnh bằng cách quay trở lại các lĩnh vực

kinh doanh truyền thống của mình.

Bên cạnh đó, còn có một khuynh hướng khác trong việc hình thành tập đoàn, đó là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Điển hình ở Mỹ là Công ty General

Electric, thành lập từ năm 1890 chuyên về lĩnh vực điện, tuy nhiên đến đầu 1980 đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực tài chính và sau đó trở thành tập đoàn đa ngành, trong đó doanh thu từ dịch vụ tài chính năm 2005 đã chiến tới 45% lợi nhuận ròng. Bước tiếp theo của quá trình phát triển tự nhiên của các tập đoàn công ty ở phương Tây là trở thành các tập đoàn công ty đa quốc gia (multi-national corporations). Đó là giai đọan toàn cầu hoá thị trường, phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 70 của Thế kỷ 20, trong đó một hệ quả quan trọng cần phải kể đến là sự dịch chuyển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp từ phương Tây đến các các quốc gia

đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Danh sách các công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới được cập nhật hàng năm, gọi là Fortune 500, căn cứ vào doanh số hàng năm; chẳng hạn, khoảng cách doanh số của công ty hạng chót và

hàng đầu của danh sách năm 2009 là 4,6 tỷ USD đến 443 tỷ USD.

Với sự thúc đấy của các quy luật thị trường, mô hình tập đoàn công ty của phương Tây có sự vận động rất năng động và linh hoạt. Hiện tại, các nhà kinh tế đã

nói đến một trạng thái cấu trúc công ty mới được gọi là công ty hậu-đa quốc gia (post-multinational corporation), trong đó, khác với trước đây, các “công ty mẹ” vẫn duy trị tiềm lực chủ yếu ở “chính quốc” và được hậu thuẫn bởi các chi nhánh hay công ty con ở các quốc gia khác, ngày nay, nhiều tập đoàn công ty đã hoặc di chuyển trung tâm hoạt động ra bên ngoài, hoặc thiết lập nhiều trung tâm hoạt động

ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ điển hình là Tập đoàn IBM của Hoa Kỳ, với các trung tâm hoạt động mới ở Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Phillipin v.v.. sử dụng 2/3

tổng số lao động của tập đoàn, 80% doanh số đã được tạo ra từ bên ngoài nước Mỹ.

Khung pháp luật điều chỉnh

Điểm đáng lưu ý trong lịch sử hình thành các tập đoàn công ty ở phương Tây là về cơ bản không có sự can thiệp hay tác động của nhà nước hay chính phủ, trừ sự giám sát bằng cách ngăn cản, hạn chế hay phê chuẩn theo các tiêu chuẩn chung của luật pháp nhằm bảo vệ nguyên tắc tự do cạnh tranh của môi trường kinh doanh và

Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan ở phương Tây phân biệt ba hình thức hình thành tập đoàn công ty (thông qua

mua bán và sáp nhập công ty) như sau:

(a) Sáp nhập “ngang” (Horizontal Merger): Một công ty mua lại một hay các công ty khác có cùng lĩnh vực hoạt động (tức đối thủ cạnh tranh).

(b) Sáp nhập “dọc” (Vertical Merger): Một công ty là nhà sản xuất và cung cấp hàng hoá mua lại một công ty hay một hệ thống phân phối và bán loại hàng hoá do mình sản xuất ra, qua đó hình thành mối quan hệ người bán - người

mua (supply chain).

(c) Sáp nhập tập đoàn (Conglomerate Merger): Một công ty mua lại một hoặc các công ty khác với điều kiện là: công ty bị mua lại không phải đối thủ cạnh

tranh và công ty bị mua lại không thuộc cùng chuỗi cung cấp hay phân phối sản phẩm.

Cả ba cách thức hình thành tập đoàn công ty nói trên đều được điều chỉnh bởi Luật Công ty dưới phạm trù các giao dịch dân sự - thương mại thông thường (hay còn gọi là các giao dịch của luật tư). Nói một cách khác, pháp luật các nước phương Tây về nguyên tắc không có các chế định pháp luật riêng biệt để áp dụng cho tập đoàn công ty. Tuy nhiên, khi các vụ sáp nhập công ty đạt tới một quy mô nhất định, tuỳ thuộc vào điều kiện riêng của thị trường và pháp luật có liên quan của

mỗi nước hay khu vực, nhà nước, thông qua các cơ quan chức nằng khác nhau của chính phủ, sẽ giám sát và có các hành động can thiệp trên cơ sở áp dụng các đạo luật liên quan đến bảo đảm tự do cạnh tranh, chống độc quyền và bảo vệ người tiêu

dùng. Trong khía cạnh này, mặc dù trên cùng một nguyên tắc thống nhất là bảo vệ các quy luật thị trường, hệ thống pháp luật của Mỹ và châu Âu cũng có những khác

biệt nhất định trong cách tiếp cận và xử lý vấn đề. Chẳng hạn, nếu ở Mỹ, sự phân biệt giữa ba cách thức hình thành tập đoàn công ty như nói ở trên là khá rành mạch,

và theo đó, cơ quan giám sát độc quyền của Bộ Tư pháp (Untitrust Division) chủ yếu giám sát và hạn chế các vụ sáp nhập công ty theo hình thức (a) và (b), thì ở châu Âu, Uỷ ban Chống độc quyền (European Untitrust Commision) chủ trương

giám sát đồng loạt tất các loại hình sáp nhập công ty chỉ dựa trên tiêu chí quy mô và ảnh hưởng của vụ việc. Các nhà thực thi luật pháp của Hoa Kỳ lập luận rằng chỉ có hai hình thức sáp nhập ban đầu (nói trên) là có nguy cơ tác động tiêu cực vì triệt tiêu

hay làm giảm cạnh tranh, còn loại hình thứ ba sẽ dẫn đến các lợi ích cho người tiêu dùng vì sáp nhập công ty sẽ tạo ra các hiệu qủa vể quản lý, qua đó tạo điều kiện làm tăng sản lượng, cải thiện chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó, theo

quan điểm của các cơ quan liên quan của châu Âu, bất cứ việc tạo lập vị thế độc quyền nào của một doanh nghiệp trên thị trường đều cần được giám sát bởi nguy cơ

tiềm ẩn về lâu dài là sự thủ tiêu cạnh tranh bằng các cách thức tinh vi của doanh nghiệp diễn ra sau đó, là điều mà chính quyền có thể sẽ rất khó kiểm soát và chống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lại.

Bên cạnh vấn đề kiểm soát độc quyền vốn được các cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia phương Tây đặc biệt quan tâm, quản trị công ty và minh bạch

hoá thông tin doanh nghiệp là hai lĩnh vực không kém phần quan trọng từ góc độ bảo vệ cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ trong các tập đoàn công ty là công ty đại chúng. Mặc dù pháp luật về công ty của các nước phương Tây đã phát triển đạt tới trình độ chuyên nghiệp và tinh vi, sự nương nhẹ hay buông lỏng trong hoạt động

giám sát của các cơ quan chức năng đã góp phần tạo nên các hành vi thao túng và lạm quyền của các ban điều hành các tập đoàn công ty, dẫn đến sự phá sản các

doanh nghiệp khổng lổ vào đầu những năm 2000 ở Mỹ, trong đó Enron và WorldCom là hai trường hợp điển hình. Đặc biệt đáng lưu ý là sự giải tán sau đó của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen, do vi phạm các nguyên tắc kiểm toán độc lập và trung thực. Sau các sự kiện này, toàn bộ các quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán và công bố thông tin doanh nghiệp ở phương Tây đã được rà soát lại và thắt chặt hơn, bao gồm việc cấm các công ty kiểm toán được đồng thời

cung cấp các tư vấn về tài chính cho các khách hàng kiểm toán.

Năm 2008, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, bắt đầu từ vụ phá sản có giá trị lớn nhất trong lịch sử (với khoản nợ tới 613 tỷ USD) của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Hoa Kỳ), một lần nữa chính phủ các nước phương

Tây lại buộc phải xem xét lại hệ thống pháp luật và hệ thống giám sát nhà nước liên quan đến hoạt động của các tập đoàn tài chính. Trong vấn đề này, bản thân quy mô

khổng lồ của các tập đoàn công ty đã trở thành một vấn đề thực sự, bởi nó đã “lớn tới mức không thể chết” (too big to fail). Có nghĩa rằng sự phá sản của các tập đoàn

lớn có thể sẽ mang đến các hậu qủa chính trị, kinh tế và xã hội không lường trước được. Vào tháng 7/2010, tiến trình cải cách pháp luật về tài chính của chính phủ Mỹ

đã đưa tới kết quả đầu tiên, đó là Luật cải cách phố Wall với ba mục tiêu chính là: hạn chế các hoạt động đầu cơ của các ngân hàng cũng như việc đầu tư của ngân hàng vào các “quỹ mạo hiểm”, cho phép chính phủ can thiệp và đóng cửa các định

chế tài chính mất khả năng thanh toán và thành lập cơ quan bảo vệ tài chính của khách hàng tại Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 31)