Giai đoạn 1995 đến 2006

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 48)

ngang bằng về địa vị pháp lý giữa ba loại doanh nghiệp của ba khu vực kinh tế khác nhau: DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước; đồng thời thí điểm xây dựng các DNNN lớn (Tổng công ty và Tập

đoàn kinh tế).

Năm 1995, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội IX, Luật Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được thông qua (vào ngày 20/4/1995 và có hiệu lực vào ngày 30/4/1995), ghi

nhận các DNNN là các pháp nhân kinh tế độc lập với địa vị pháp lý đầy đủ để tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách bình đẳng trên thị trường với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (được

thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài) và doanh nghiệp và công ty tư nhân (được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty).

Có thể tóm lược các nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 như sau:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã cơ bản tách biệt hai mặt quản lý của chủ sở hữu Nhà nước với quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước. Quyền của chủ sở hữu Nhà nước tập trung vào việc kiểm soát các mục tiêu chiến lược, các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản, vốn và nhân sự chủ chốt của (ví dụ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các ngành liên quan hoặc Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân tỉnh bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của các DNNN có Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc các DNNN độc lập).

Thứ hai, DNNN được chia thành hai loại theo mục tiêu hoạt động là DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích. Từ đó, Nhà nước có cơ chế quản lý và chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp. DNNN hoạt động kinh

doanh được mở rộng quyền và trách nhiệm để thực hiện hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác,

từng bước nâng cao tính cạnh tranh của loại doanh nghiệp này. Đây cũng là những động thái bước đầu rất quan trọng để từng bước xoá bỏ sự bao cấp đối với DNNN, tiến dần tới việc đưa loại doanh nghiệp này vào hoạt động cùng một đạo luật doanh

nghiệp thống nhất của nền kinh tế.

Thứ ba, theo mô hình hoạt động, DNNN chia thành doanh nghiệp độc lập và các Tổng công ty (90 và 91). Với mô hình Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 đã bước đầu đưa ra chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quy mô lớn dưới hình thức các tập đoàn kinh tế mạnh. Với việc quy định điều kiện để thành lập

tổ chức lại, giải thể DNNN, xác định lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực hạn chế thành lập mới DNNN, Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 cũng đã hạn chế hoá định hướng đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời sự xuất hiện của Hội đồng quản trị trong mô hình quản lý tại các Tổng công ty và DNNN độc lập có quy mô lớn là một bảo đảm hơn cho việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các

doanh nghiệp có nhiều vốn và tài sản quan trọng.

Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính của DNNN được quy định khá toàn diện, thể hiện sự cải cách phù hợp với cơ chế thị trường nên đã bảo đảm tính đồng bộ, thống

nhất trong quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng vẫn mở rộng hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp tạo sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động của

DNNN.

Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 là một bước tiến lớn trong việc xây dựng khung pháp luật về DNNN. Tuy nhiên, tới đầu những năm 2000, với sự vận động và

phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân trong nước, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ các hạn chế từ cả góc độ đổi mới cơ chế quản lý và sở hữu DNNN, lẫn góc độ tương tác của chế định DNNN với các chế định về doanh nghiệp khác trong tổng thể khung pháp

luật về kinh tế và doanh nghiệp. Một điểm mốc quan trọng trong sự phát triển của khung pháp luật về kinh tế tư nhân là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp vào tháng

12/1999 (sau đây gọi là “Luật Doanh nghiệp 1999”, có hiệu lực thay thế Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990) thực hiện chế độ đăng ký kinh

doanh thay cho cấp phép thành lập doanh nghiệp nhằm xác lập nguyên lý “mọi công dân có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề trừ những gì pháp luật nghiêm

cấm”. Luật Doanh nghiệp cũng đồng thời xác lập các chế định pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ về các loại hình doanh nghiệp và công ty như doanh nghiệp

tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh, theo định hướng tuân thủ các thực tiễn và tiêu chuẩn chung của thế giới.

Đồng thời với quá trình phát triển nói trên, trong quá trình cổ phần hoá và tái cấu trúc quản lý, bản thân các DNNN cũng tiếp tục được chuyển đổi về sở hữu và

loại hình tổ chức. Do đó, vào ngày 26/11/2003, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 (sau đây gọi là “Luật

Doanh nghiệp nhà nước 2003”) đã được ban hành. So với Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã chứa đựng các nội dung cơ bản

mới và đáng lưu ý như sau sau:

Thứ nhất, khái niệm DNNN đã mở rộng hơn, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và các doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần,

vốn góp chi phối.

Thứ hai, DNNN được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phù hợp với các mô hình doanh nghiệp cơ bản thường có trong nền kinh tế thị trường như công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Phạm vi điều chỉnh của

Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 chủ yếu đối với các công ty Nhà nước và quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước. Như vậy, việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các DNNN không phải là công ty Nhà

nước sẽ tuân theo Luật Doanh nghiệp 1999.

Công ty Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hai hình thức công ty Nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước. Trong đó, theo định nghĩa của Luật, “Tổng công ty Nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn

bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm

tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty”.

Có 3 loại hình Tổng công ty Nhà nước là: (i) Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, (ii) Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành

lập, (các thí điểm hiện nay về mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc loại hình Tổng công ty này); và, (iii) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, (vào năm 2005 đã thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đầu tiên -

SCIC trực thuộc Bộ Tài chính).

Hai loại Tổng công ty (i) và (ii) chính là cơ sở của các Tập đoàn kinh tế mạnh mà Nhà nước đang hướng tới xây dựng.

Thứ ba, bỏ loại DNNN hoạt động công ích, chuyển từ quản lý DNNN độc quyền hoạt động công ích sang quản lý hoạt động công ích trên cơ sở mở rộng cơ chế đấu thầu hoạt động công ích. Xác định rõ mục tiêu hoạt động chủ yếu của

DNNN là hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước nói chung và do Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đối với công ty Nhà nước. Tại công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước và có quyền tuyển chọn ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương

đối với Tổng giám đốc.

Thứ năm, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 dành một chương trong Luật để quy định các hình thức chuyển đổi sở hữu đối với công ty Nhà nước. Lần đầu tiên

những vấn đề liên quan đến thay đổi quyền sở hữu tài sản Nhà nước đã được luật hoá với những quy định có tính nguyên tắc về hình thức, mục tiêu và thẩm quyền

Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Chính pjhur ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty, công

ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Nghị định 132/2005/NĐ-CP về thiết lập các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối vưới công ty nhà nước. Như vậy, các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước được xếp vào danh sách các công ty nhà nước đặc biệt quan trọng (gồm 18 Tổng công ty nhà nước và Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước).

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 48)