“Chaebol” ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 39)

Lịch sử hình thành

Khác với Nhật Bản, nơi các tập đoàn công ty (khởi thuỷ từ các Zaibatzu) được manh nha từ rất sớm (khoảng thế kỷ 17), đi từ chính trị đến kinh tế, trên nền tảng của các thế lực và cát cứ chính trị được kết nối bởi các dòng họ và đại gia đình,

các chaebol của Hàn Quốc (nghĩa tiếng Hàn là kinh doanh gia đình và độc quyền), mặc dù cũng có đặc điểm chung là lấy các gia đình làm hạt nhân, tuy nhiên ra đời sau trong thời hiện đại, trên nền tảng của sự kết thúc chiến tranh Triều Tiên và sự

gắn kết với chính phủ, đi từ kinh tế đến chính trị.

Nhiều chaebol hiện nay (như Samsung, Hyundai) đã là các công ty kinh doanh từ sau năm 1945, phát triển trên cơ sở mua lại các cơ sở kinh tế của người Nhật để lại khi rút khỏi Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đồng thời, các doanh nghiệp này còn được hưởng các đặc quyền kinh doanh cấp bởi chính phủ

Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn lạc hậu và được chi phối bởi sản xuất nông nghiệp cho tới năm 1961 khi Tổng thống Pac Chung Hy lên nắm quyền. Với ý chí

mạnh mẽ thực hiện chính sách công nghiệp hoá và hiện đại hoá Hàn Quốc, chính phủ của Tổng thống Pac đã tạo các điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển, bằng nhiều biện pháp như bảo lãnh chính phủ đối với các khoản nợ tư

nhân, giao thầu các dự án nhà nước, khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài. [9]

Có thể nói, các chaebol đã được sử dụng như công cụ chủ yếu của chính phủ để thúc đây tăng trưởng kinh tế. Đi từ công nghiệp dệt may, sau đó chuyển sang hoá

chất, điện tử và công nghiệp nặng, tiến tới công nghiệp ôtô và công nghệ cao, sau 30 năm phát triển, các chaebol như Hyundai, Samsung, Daewoo, Ssangyong, Lucky Goldstar (LG), SK v.v.. đã làm thay đổi đất nước và biến Hàn Quốc thành một trong

mười quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới vào những năm 90 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, các mặt trái của hệ thống chaebol đã bộc lộ ra vào cuối những năm chín

mươi (thể kỷ trước), khi tăng trưởng của cả nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc vào các chaebol (ví dụ, chỉ có chaebol hàng đầu đã chiếm tới 63% GDP Hàn Quốc); bản

thân các cheabol đã thu hút tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất của xã hội nhưng lại chỉ sử dụng khoảng 5% toàn bộ số lao động nội địa. Sự mất cân đối này sau đó đã dẫn tới

khủng hoảng tài chính Hàn Quốc năm 1998. [14],[15]

Khung pháp luật điều chỉnh

Về tổng thể, các chế định về công ty là một phần của Bộ luật Thương mại, (được ban hành năm 1962 trong bối cảnh thực thi chính sách công nghiệp hoá), đồng thời được bổ sung bởi Luật Tái cấu trúc công ty được ban hành cùng năm. Theo pháp luật, có bốn loại hình công ty được công nhận ở Hàn Quốc, đó là: công ty cổ phần (Jusik Hoesa), công ty trách nhiệm hữu hạn (Yuhan Hoesa), công ty hợp

danh hữu hạn (Hapja Hoesa) và công ty hợp danh (Hapmyeong Hoesa). Trên thực tế, đại đa số các công ty của Hàn Quốc (không phụ thuộc vào quy mô lớn, nhỏ) được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, là loại hình duy nhất được phát

Nói chung, pháp luật công ty của Hàn Quốc được coi là lỏng lẻo và thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt trong khía cạnh quản trị nội bộ và tính minh bạch về

thông tin. Điều này được coi là một yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính và doanh nghiệp trong các năm 1997-1999, dẫn đến cuộc phá sản của một chaebol hàng đầu là Tập đoàn Daewoo với khoản nợ không trả được lên tới mức kỷ

lục thế giới tại thời điểm đó là 80 tỷ USD. Các chaebol khác sau đó cũng lần lượt rơi vào tình huống mất khả năng thanh toán hoặc tái cấu trúc bắt buộc.

Trong quá trình khủng hoảng, các vấn đề cơ bản về quản trị và kiểm soát đối với các chaebol đã được mổ xẻ, bao gồm cả sự so sánh với các zaibatsu và keiretsu

ở Nhật Bản như sau:

- Chaebol giống với mô hình zaibatsu hơn là keiretsu (do trước đó dường như chính phủ của Tổng thống Pac đã chọn zaibatsu làm hình mẫu); trong đó chaebol có thể là một công ty lớn hay tập hợp của nhiều công ty khác nhau dưới một tên gọi, tuy nhiên cùng chịu sự cai quản của một gia đình. Điều này hoàn toàn khác ở các keiretsu khi việc quản trị công ty được giao phó cho nhóm các nhà điều

hành chuyên nghiệp.

- Về mặt sở hữu, ở chaebol là sự tập trung sở hữu (về các gia đình), trong khi sở hữu các keiretsu là phân tán hay phi tập trung.

- Về mặt sản xuất, các chaebol thường giao cho các công ty con chế tạo các phụ kiện, linh kiện để lắp ráp thành phẩm xuất khẩu, trong khi các keiretsu lựa chọn

cách thức giao cho các nhà thầu bên ngoài tập đoàn.

- Về mặt tài chính, khác với Nhật Bản, pháp luật Hàn Quốc không cho phép các chaebol sở hữu ngân hàng (với lý do để chính phủ có thể sử dụng các biện pháp

đòn bẩy kinh tế thông qua việc phân bổ tín dụng); điều này thậm chí còn được siết chặt hơn vào năm 1990 khi chính phủ giám sát cả các quan hệ tín dụng độc quyền giữa chaebol và ngân hàng. Ngược lại, các keiretsu thường sở hữu ngân hàng và cho

phép các công ty thành viên tiếp cận với tín dụng nội bộ một cách không hạn chế, (tuy nhiên hình thái này cũng đang được xem xét lại ở Nhật Bản theo hướng dần

Để kiểm soát khả năng lũng đoạn thị trường của các chaebol, trên thực tế từ năm 1980, Hàn Quốc đã ban hành Luật về Quy chế độc quyền và Thương mại công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bằng (Monopoly Regulation and Fair Trade Act). Đồng thời, Uỷ ban về Thương mại Công bằng (Korea Fair Trade Committee - KFTC) cũng được thành lập để giám sát việc thực thi luật này. Tuy nhiên, (cũng giống như trường hợp Nhật Bản),

do ý nghĩa của các chế định này đã không được quán triệt ngay trong các cơ quan chức năng cũng như xã hội, cơ chế giám sát đối với các chaebol hầu như không phát

huy tác dụng.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1999, dưới sức ép của các chế định tài chính quốc tế cùng với sự kiên quyết cải cách của chính phủ của Tổng thống Kim Dae-jung, một loạt sửa đổi đối với luật công ty và luật về kiểm soát độc quyền đã

được đề ra cùng với các nỗ lực thực thi chúng theo các định hướng sau: - Thay vì cố gắng để cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, các chaebol bị ép

buộc tập trung vào ngành nghề chính của mình;

- Các cheabol phải phân tán sở hữu và quản trị nhằm sử dụng được các tinh hoa nhân sự quản trị từ bên ngoài;

- Các quy chế kế toán và kiểm toán được xiết chặt nhằm ngăn cản các chaebol che dấu các khoản lỗ và buộc công bố thông tin minh bạch; và

- Tăng cường thực thi luật chống độc quyền và áp dụng luật thuế đối với các khoản thừa kế nhằm hạn chế việc duy trị quyền lực nhiều thế hệ của các gia đình

đối với công ty.

Trên thực tế, các cải cách nói trên vẫn đang được tiếp tục triển khai với quyết tâm cao của chính phủ Hàn Quốc, mặc dù gặp không ít sự ngăn cản và chống đối từ

bản thân các “gia đình chaebol”. [9]

1.2.4. Tóm lược và nhận xét

Tác giả đã lựa chọn trình bày ba mô hình tập đoàn công ty ở phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc với các dụng ý sau: (i) đó là ba mô hình nổi bật, thành công và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của thế giới, do đó các sự vận động xung quanh

ba mô hình này sẽ có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển của các mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung, (ii) so sánh ba mô hình nói trên với nhau sẽ cho thấy sự giống và khác nhau, cũng như tính tương phản trong nhiều khía cạnh, đặc biệt trong

các cặp phạm trù như phương Tây và phương Đông, “người đi trước” và “người đi sau”, “phát triển tuần tự” và “phát triển nhảy vọt”, “phát triển tự do” và “phát triển có định hướng và điều chỉnh”, và (iii) cả ba mô hình đó đều có tính liên quan, các đặc điểm chung và cung cấp nhiều bài học để Việt Nam có thể đối chiếu, lựa chọn và rút kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng doanh nghiệp nói chung và tập đoàn công

ty nói riêng.

Giới học giả kinh tế thế giới đã nói tới chu kỳ 10 năm cho một khủng hoảng kinh tế ở phương Tây, còn đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng đó đã xuất hiện lần đầu sau 30 năm đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ ở mỗi nước. Sau mỗi

cuộc khủng hoảng như vậy, các vấn đề liên quan đến cải cách doanh nghiệp thông qua các biện pháp chính sách vĩ mô mới và sửa đổi luật pháp lại được đặt ra. Bằng cách đó,

các chính phủ đã thành công trong việc biến thách thức thành cơ hội.

Qua phân tích ba mô hình nói trên cho thấy rằng sự hình thành các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn công ty dường như là tất yếu trong sự vận động tự nhiên của đời sống kinh tế mỗi quốc gia cũng như sự tương tác kinh tế toàn cầu. Vấn đề ở

chỗ, các doanh nghiệp, vốn khởi đầu đơn giản bằng việc thực thi các quyền tự do kinh doanh của người dân, một khi đã trở thành các cấu trúc lớn tới quy mô “tập đoàn” thì đồng thời đã biến dạng thành các chủ thể đa năng, có khả năng hội tụ các

quyền lực không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội và văn hoá. Do đó, tiếp cận vấn đề tập đoàn công ty từ góc độ pháp luật đòi hỏi một cách nhìn toàn diện và sâu sắc, không chỉ giới hạn hay bó hẹp trong phạm vi một chuyên ngành luật cụ thể nào. Chẳng hạn, thông qua cuộc khủng hoảng doanh nghiệp vào năm 2001/2002, Hoa Kỳ đã sửa đổi hệ thống luật về kế toán và kiểm toán, sau đó tiến hành sửa đổi

hệ thống luật về ngân hàng và giám sát tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; trong khi đó, sau khủng hoảng tài chính Hàn Quốc năm 1999 và giai

đoạn trị trệ tăng trưởng bắt đầu từ 1990 ở Nhật Bản, cả hai quốc gia này đã đồng thời sửa đổi luật công ty và luật chống độc quyền.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 39)