Cải cách thủ tục hành chính trong chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 41)

dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam

Thực tiễn cho thấy thủ tục hành chính của nước ta đang bị phản ánh là quá nhiêu kê. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Để giải quyết các bất cập trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30 phê duyệt đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là Đề án 30). Sau một thời gian triển khai, hiện nay Chính phủ đã chuyển đổi Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chính phủ thành Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và yêu cầu các tỉnh thành phố thành lập phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương. Mục đích lớn nhất mà Chính phủ hướng tới là xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cam kết mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất nói chung và nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng của người dân ngày càng tăng, đòi hỏi phải có một thị trường để thực hiện các nhu cầu chính đáng đó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đánh giá: Hoạt động của thị trường bất động sản không lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai và bất động sản gắn liền với đất rất nghiêm trọng, đẩy giá đất lên cao, đặc biệt là ở đô thị, gây khó khăn, cản trở lớn cho cả đầu tư phát triển và giải quyết nhà ở,

tạo ra những đặc quyền đặc lợi, dẫn đến tiêu cực và tham nhũng của một số cá nhân và tổ chức. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai bằng pháp luật, bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tiến cơ chế, hoàn thiện các chính sánh về đất đai để giải quyết hợp lý thị trường bất động sản, tạo môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ sở vững chắc để khắc phục tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có nêu định hướng cơ chế, chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch 5 năm 2001-2005: "Phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất, mở rộng cơ hội cho các công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được dễ dàng có đất và sử dụng đất lâu dài cho sản xuất kinh doanh" [39].

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã tác động không nhỏ đến hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất. Thị trường quyền sử dụng đất phát triển mạnh mẽ, giá đất tăng khiến người dân quan tâm hơn đến việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, còn có một yếu tố cũng ảnh hưởng không kém đến nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tốc độ gia tăng dân số nhanh kéo theo sự phát triển và mở rộng quy mô đô thị. Cơ chế thị trường phát triển, các doanh nghiệp cũng như lao động di chuyển tập trung tại các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Việc chuyển nhượng sử dụng đất để đầu tư sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống sinh hoạt và cư trú phát triển là đòi hỏi phát sinh từ nhu cầu thực tiễn.

Cho đến nay, công tác cải cách thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn những điểm hạn chế, chưa bám sát thực tiễn cần được nghiên cứu đề xuất để tiếp tục sửa đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Đây cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Tóm lại, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch phổ biến trong thực tiễn dân sự. Vì vậy việc quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng theo trình tự, thủ tục sẽ góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cơ bản của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất như: Khái niệm quyền sử dụng đất và căn cứ xác lập quyền sử dụng đất, pháp luật về quyền của người sử dụng đất, pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phần lý luận quan trọng làm tiền đề, nền tảng để chúng tôi đi sâu đánh giá pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình và cá nhân ở chương tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 41)