- Tất cả các thông tin thể hiện trong Hợp đồng chuyển nhượng, Tờ khai lệ phí trước bạ, Tờ khai thuế thu nhập cá nhân phải đúng như trong Giấy
phát sinh trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
3.6. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
ký quyền sử dụng đất
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và bộ phận phụ trách chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở huyện, quận thuộc thành phố Hà Nội chủ yếu tập trung vào việc đăng ký biến động và hoàn tất thủ tục mà hầu như chưa chú ý đến việc cung cấp thông tin. Rất nhiều những giao dịch dân sự đòi hỏi phải có những thông tin chính xác về bất động sản để làm căn cứ quan trọng cho các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đặc biệt là những bất động sản phát sinh từ thừa kế hay thế chấp vay vốn, những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan, hộ khẩu và các thành viên gia đình cùng các mối quan hệ phức tạp... Các thông tin này không tập trung mà bị phân tán, rải rác ở nhiều nguồn quản lý như: địa chính, công an, hành chính... Chính vì vậy dẫn đến việc người dân tiếp cận, tìm hiểu thông tin về thửa đất hay bất động sản gặp khó khăn. Đồng thời Nhà nước khi triển khai cũng không thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện vì phải tiến hành rất nhiều thủ tục kiểm tra, rà soát, thanh tra giải quyết từng bước mới có thể hạn chế sai lầm... Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chúng ta phải tiến hành một số biện pháp cụ thể như:
Thứ nhất: Tiếp tục chuẩn hóa về thủ tục hành chính theo hướng đơn
giản. Nhà nước ta cần phải chuẩn hóa thủ tục chứ không phải cắt bớt một cách "cơ học" các bước thực hiện. Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký ban đầu và đăng ký biến động.
"Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất" là đăng ký biến động để Nhà nước theo dõi cập nhật những biến động về đất đai. Đây là công việc bắt buộc, là điều kiện tiên quyết để quản lý nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất. Hoạt động này giúp cho bảo đảm an
toàn cho các tổ chức, cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất. Các thủ tục phải thực hiện theo hướng vừa bảo đảm quản lý chặt chẽ những biến động về đất đai mặt khác vừa bảo đảm thuận tiện cho các bên chuyển quyền sử dụng đất [46, tr. 95].
Thứ hai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từng bước kiện toàn
hoạt động. Người dân thực hiện giao dịch dân sự về đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong những năm vừa qua nhân dân ít nhiều đều có những thay đổi về phương thức tiếp dân và phục vụ của cán bộ hành chính. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các bộ phận Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từng bước kiện toàn. Nhân dân nhận thấy hoạt động tích cực của Văn phòng với các Phòng công chứng có mối quan hệ mới được cải thiện cơ bản.
Thứ ba: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có sự phối hợp hoạt
động với các cán bộ địa chính tại nhiều địa phương. Cán bộ địa chính đã nắm tình hình, hiện trạng sử dụng đất tại thực địa sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Công chứng viên của các phòng công chứng có được những thông tin biến động kịp thời và chính xác về đất đai. Chất lượng của các giao dịch được nâng lên về chất lượng, đồng thời có thể tiết kiệm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong giao dịch đất đai nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng.
Tóm lại, trên cơ sở các quy định pháp luật áp dụng trong thực tiễn đời sống pháp lý triển khai ở Việt Nam và liên hệ với thực tiễn áp dụng pháp luật tại một số quận, huyện của Thành phố Hà Nội đặc biệt là tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội, địa phương có rất nhiều những giao dịch liên quan tới đất đai - nơi tác giả đang công tác; Qua nghiên cứu và phân tích các quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chương một và chương hai của luận văn, chúng tôi đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang trong hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu pháp luật về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân là nội dung quan trọng góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính ở Việt Nam.
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai bằng pháp luật, bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tiến cơ chế, hoàn thiện các chính sánh về đất đai để giải quyết hợp lý thị trường bất động sản, tạo môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ sở vững chắc để khắc phục tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất. Chính vì muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng pháp luật nên tác giả của bản luận văn này đã quyết tâm và bền bỉ nghiên cứu đề tài "Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia
đình, cá nhân ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp cho chương trình cao học
của mình.
Luận văn đã cố gắng làm rõ, phân tích những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Luận văn đã khái quát, tổng hợp những vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam. Trong đó luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những khó khăn, tồn tại về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân.
Luận văn đã từng bước phân loại các trình tự, các quy định của pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân. Những đánh giá, phân tích hệ thống quy phạm pháp luật, các công cụ quản lý của nhà nước trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu, đánh giá chế định, chính sách đặc thù liên quan đến các giao dịch chuyển
nhượng bất động sản của một số nước trên thế giới để từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân. Thông qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động cải cách thủ tục trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân.
Tuy nhiên, tác giả còn nhận thấy nhiều vấn đề luận văn chưa có điều kiện đi sâu phân tích vì đặc trưng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rất phong phú và đa dạng trong đời sống dân sự. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự trao đổi, nhận xét để vấn đề thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam sẽ được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để tôi có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề này.