Nguyên nhân của những bất cập trong pháp luật hiện hành về thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 128)

- Tất cả các thông tin thể hiện trong Hợp đồng chuyển nhượng, Tờ khai lệ phí trước bạ, Tờ khai thuế thu nhập cá nhân phải đúng như trong Giấy

2.6. Nguyên nhân của những bất cập trong pháp luật hiện hành về thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

Xét về nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong pháp luật hiện hành về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ta thấy chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan nhà nước, có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là: Kỹ thuật lập pháp của các cơ quan chuyên môn chưa cao

Hiện nay theo quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước thường được giao soạn thảo, tập hợp ý kiến đóng góp và hoàn thiện các dự thảo luật, sau khi được thông qua, những cơ quan này lại tiếp tục dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành luật trình Chính phủ và ban hành các Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, những người làm công tác quản lý thường không phải là các chuyên gia làm công tác xây dựng pháp luật và thường ít có kinh nghiệm thực tiễn. Điều này dẫn đến việc các văn bản pháp luật sau khi ban hành thường nhanh phải sửa đổi, bổ sung do có mâu

thuẫn với các văn bản đã có, các điều ước quốc tế, không kế thừa được những ưu điểm của các văn bản trước, nhiều khi còn có những điểm lạc hậu.

Hai là: Việc soạn thảo xây dựng văn bản pháp luật bị tâm lý coi trọng

lợi ích cục bộ chi phối

Việc quy định để các cơ quan quản lý nhà nước được xây dựng luật liên quan đến lĩnh vực ngành mình quản lý cũng có thể dẫn đến tình trạng không khách quan, "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Thực tế cho thấy, các cơ quan lý Nhà nước theo từng lĩnh vực khi soạn thảo văn bản luật thường đưa ra những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý của ngành mình hơn là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong một số ít trường hợp, người soạn thảo còn khéo léo bảo vệ lợi ích của đơn vị nhằm giữ quyền, tăng quyền cho đơn vị mình. Cũng do tâm lý này mà sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực ngành cũng không cao.

Ba là: Cơ quan soạn thảo văn bản luật chưa coi trọng ý kiến đóng góp

Một trong những quy định bắt buộc đối với việc xây dựng pháp luật hiện nay là phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia, các ngành liên quan … trước khi ban hành. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy định quy trình lấy ý kiến đóng góp và xử lý ý kiến đóng góp cụ thể có sức thuyết phục. Việc lấy ý kiến hiện nay diễn ra một chiều và chưa thực sự thu hút sự tham gia hiệu quả. Việc thu thập và tổng hợp ý kiến đóng góp chưa thực sự khách quan do người lấy ý kiến lại chính là người có quyền và lợi ích trực tiếp đến các quy định được đưa ra để xin ý kiến. Vì vậy, việc lấy ý kiến vẫn chỉ là hình thức cho đầy đủ quy trình mà chưa thực sự mang lại kết quả.

Bốn là: Công tác tập hợp hóa, hệ thống hóa các văn bản chưa tốt

Trong xu thế phát triển, việc một quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật ngày càng phổ biến. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà

nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các cơ quan nhà nước phải tập hợp các quy định của các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế công tác nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của từng ngành lại chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến kết quả là các quy định ban hành ra không phù hợp với thực tiễn.

Năm là: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý

nhà nước về đất đai tuy đã được quan tâm nhưng chưa thật sự đạt kết quả. Hiện nay, các bộ ngành Trung ương đã xây dựng nhiều chương trình nhằm đưa công nghệ thông tin vào hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do các tiêu chí xây dựng phần mềm chuyên ngành còn chưa cụ thể, các nội dung cần quản lý chưa sát thực tế nên các ứng dụng công nghệ thông tin chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, khi các địa phương tự bỏ tiền xây dựng các phần mềm quản lý theo yêu cầu thực tế thì lại không được duyệt vì lý do cấp trên đang triển khai. Chính vì vậy, hiện nay các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai ở cấp huyện không được thực hiện.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan nhà nước ta cũng phải kể đến nguyên nhân từ phía người dân

Do ý thức pháp luật chưa cao, trình độ văn hóa dân trí còn hạn chế nên người sử dụng đất không nhận thức hết được các quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, họ có thể vì cái lợi trước mặt mà bỏ qua quyền và lợi ích lâu dài, hợp pháp của mình. Điều này vừa gây thiệt hại cho họ vừa gây khó khăn cho cơ quan nhà nước khi phải giải quyết những vụ việc tranh chấp, lừa đảo mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người dân.

Từ việc phân tích những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam trong thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân; Qua thực tế áp dụng; Qua việc phát hiện những tồn tại, bất cập và phân tích nguyên nhân của những tồn tại bất cập, chúng tôi đưa ra những đề xuất, những kiến nghị và giải pháp để từng bước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam trong chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)