Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 131)

- Tất cả các thông tin thể hiện trong Hợp đồng chuyển nhượng, Tờ khai lệ phí trước bạ, Tờ khai thuế thu nhập cá nhân phải đúng như trong Giấy

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

GIỮA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân nhƣợng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân

Từ những sự phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những số liệu về tình hình áp dụng pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân cũng như những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hội gia đình cá nhân như đã trình bày tại chương hai, chúng tôi nhận thấy cần phải hoàn thiện các quy định liên quan đến thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

Thứ nhất: Thể chế hóa kịp thời, đúng đắn những chủ trương đường

lối của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất phổ biến nhất ở nước ta. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là "quyền năng pháp lý" rất quan trọng của người có quyền sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) đã thể hiện nguyên tắc "Nhà nước ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất". Người sử dụng đất trong nước và người sử dụng đất nước ngoài ngày càng được trao nhiều quyền hơn.

Thứ hai: Tiếp tục khẳng định vai trò ý nghĩa của những quy định về

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong đời sống dân sự của Việt Nam nói chung và của hộ gia đình cá nhân nói riêng. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa trên cơ sở bám sát các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn giao dịch trong đời sống cộng đồng.

Thứ ba: Hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử

dụng đất trên cơ sở tham khảo chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài để đáp ứng từng bước yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển đô thị mới phù hợp với quy hoạch phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khác với trước đây, trước khi pháp luật quy định và ghi nhận, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử. Các quan hệ sử dụng đất luôn bị dồn nén bởi một bên là những chế định pháp luật cũ, một bên là nhu cầu thiết thực của người sử dụng đất theo sự vận động tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Luật đất đai năm 1987 là sản phẩm của bước chuyển đổi từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nên nó không tránh khỏi những hạn chế mà nổi bật nhất đó là chưa xác định được mối quan hệ giữa quản lý đất đai về mặt hành chính và quản lý đất đai về mặt kinh tế. Luật đất đai năm 1987 đã cho phép người sử dụng đất được "mua bán, chuyển nhượng, để lại thừa kế nhà cửa, hoa màu, vật kiến trúc, kết quả đầu tư trên đất được giao" nhưng lại "không cho phép người sử dụng đất được mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất". Trong khi đó, đất và các tài sản trên đất nằm trong một thể thống nhất và được coi là bất động sản. Do vậy trên thực tế, người sử dụng đất vẫn có thể "tự do" mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức mua bán, chuyển nhượng tài sản trên đất. Với những quy định đó, vô hình chung pháp luật đã trở nên bất cập, lạc hậu, muân thuẫn với thực tiễn và tạo ra một lực cản kìm hãm sự vận động và phát triển lành mạnh của các quan hệ chuyển dịch đất đai diễn ra trên thị trường; Đồng thời "mở đường" cho các hiện tượng tiêu cực lợi dụng việc bán tài sản để bán đất. Có thể nói trong giai đoạn này, pháp luật đã "đi ngược lại" các quy luật vận động của thực tiễn nhất là khi nền kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng, đòi hỏi các giao dịch dân sự về đất đai cũng vận động theo.

Chính vì vậy, cần phải cải cách pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân đây được xem như đòi hỏi từ thực tiễn phát sinh trong đời sống dân sự mà còn xuất phát từ nhu cầu quản lý

của nhà nước trong công cuộc đổi mới, tái thiết đất nước hòa cùng xu hướng hội nhập đời sống kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)