Cái tôi chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 54)

Cuộc sống đất nước thời kỳ hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con người trở về vị trí đời thường, hằng ngày phải đối mặt với những mưu sinh. Nhà thơ cũng ở tư thế ấy để nhìn nhận, chiêm nghiệm. Song, bước sang thời kỳ đổi mới, cái tôi cá nhân có dịp được cởi trói khỏi những ràng buộc để nói thẳng, nói thật và bộc lộ những trăn trở của mình. Chính vì thế, càng về sau, cái tôi thơ Ý Nhi càng có nhu cầu trở về với chính mình, với khao khát “tôi muốn là tôi” của tác giả. Trên hành trình trở về ấy, cái tôi trong thơ Ý Nhi đã tự bộc lộ, giãy bày đến tận cùng chân thật. Đó là một cái tôi

không bình yên, không thanh thản, một cái tôi luôn chiêm nghiệm, suy tư trăn trở về những vấn đề bức xúc của cuộc sống và số phận, những tình cảm mới mẻ và sâu kín để rút ra những triết lí sâu sắc trong cuộc đời.

Với nhãn quan của một người từng trải qua những thăng trầm, những va chạm trong cuộc sống, người thơ ấy mới chợt hiểu ra rằng: Tôi chợt hiểu giữa cuộc đời ta sống/ có những điều hệ trọng, lớn lao (Quảng Bình). Câu thơ mang tính triết lý sâu sắc, nó là những gì nhà thơ suy ngẫm, rút ra qua bao xót xa, cay đắng đã trãi qua trong đời. Với kinh nghiệm sống cho nhà thơ nhận ra những quy luật của đời sống với những diện mạo phức tạp, xô bồ của nó. Nhà thơ nhận ra được những giả thật của nhân sinh, thế thái. Chính vì vậy trong thơ của chị, hiện lên là một tâm hồn không bao giờ yên bình và lặng gió, mà nó luôn băn khoăn, day dứt. Vì thế, cho nên trong thơ Ý Nhi thường xuất hiện những câu hởi đầy trăn trở: Đốm lửa rừng giờ cháy nơi đâu/ con chim rừng giờ hót nơi đâu/ đóa hoa rừng giờ thơm nơi đâu (Cửa rừng), hay Cô gái đi qua tôi dưới bóng những bờ cây/ Cô nói điều gì về hạnh phúc/ Cô sẽ nói điều già về những câu thơ/ Cô sẽ nói những điều gì (Thư mùa đông). Khi đã trải nghiệm nhiều hơn, đã qua những bão giông, mưa gió cuộc đời, cái tôi ấy càng nhận rõ nhân thế, thời cuộc quả thật nhiều biến thiên:

Nắng trên đường, mây gió tháng năm qua Bước thành bại giữa đời nhiều xooay trở.

(Biển)

Với sự tỉnh táo và nhạy cảm thường trực khiến cho Ý Nhi thấu suốt mọi nghịch lí trong cuộc sống thường nhật. Là một người rất thích và đam mê thể thao, chị không những xem nó như một trò chơi giải trí mà thông qua những cuộc đấu ấy chị luôn đặt ra những vấn đề chiêm nghiệm từ nó. Chị thấu hiểu rất nhanh những tình thế nghịch lí trong thể thao mà thực chất là cuộc đời nói chung cũng như những ranh giới mong manh giữa “nụ cười và giọt lệ”; “cái đẹp và cái phù phiếm”, được và mất, vinh quang và đếm nhục, hạnh phúc và đau khổ giày vò… Chỉ trong cái nhìn ấy, Ý Nhi mới có thể nhận ra cơn khát tới đích của người vận động viên như là một “nỗi đau”, một sự

giày vò” tinh thần khủng khiếp – khao khát vượt lên chính mình. Chỉ bằng cái nhìn ấy, Ý Nhi mới có thể nhận thấy vinh quang là một gánh nặng. Và cũng chỉ trong cái nhìn ấy, nhà thơ nhân ra cái quy luật đổi thay tàn nhẫn mà tất yếu của cuộc đời:

Thôi, chào nhé

số phận đã gắn bó ta cùng tất cả

số phận cũng buộc ta cùng một lúc phải xa rời tất cả.

Rồi sẽ có người anh hùng mới đỉnh cao mới

vinh quang mới sự chia lìa mới

(Trận đấu giã từ của Olek Blokhin)

Bên cạnh đó, cái tôi trong thơ Ý Nhi luôn ý thức về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của kiếp người để từ đó mong sống có ích cho đời:

Dẫu nhỏ nhoi, dẫu vô cùng ít ỏi Tôi mong sao có ích cho người

(Hải Phòng, tháng 11 năm 1979)

Nhìn thẳng vào hiện thực, đối thoại với hiện thực đó là thái độ nhập cuộc tích cực của nhà thơ. Vì thế, cái tôi trong thơ Ý Nhi không khỏi suy tư trước cuộc sống thường nhật phải đối diện với những mưu sinh:

Loay hoay trang sách cũ lời bình từ năm xưa thơ cộng tác viên dày cộp

đọc từ mùa nắng sang mùa mưa quân của con cần xuống gấu gạo hết, lo xếp hàng

cành là trên rèm cửa sổ xanh từ ngày sang đêm.

Trước cuộc sống xô bồ, cùng với sức mạnh của quyền lực và đồng tiền, con người bị thiếu hụt và mất cân bằng về nhân cách, họ nghĩ đến cá nhân nhiều hơn, toan tính cũng nhiều hơn, thậm chí vì quyền lực, vì vật chất họ sẵn sàng sống “bám vào tên tuổi” và “mọi bàn tay đều đã nhúng chàm”. Đối diện với thực tế cuộc sống, nhà thơ luôn tự chiêm nghiệm, và tự xem mình có trách nhiệm phải “đấu tranh cho sự cân bằng” để từ đó thức tỉnh lương tri của con người trước những “tăm tối ham muốn” trong cuộc sống. Nhờ vậy, chất hiện thực trong thơ chị được tăng cường. Ngoài ra, với những trải nghiệm cá nhân cũng đã đem đến cho nhà thơ một cái nhìn sâu lắng hơn về cảnh vật và con người. Đối với chị, mỗi miền chị từng sống, từng đi qua, dưới cái nhìn chiêm nghiệm của nhà thơ nó trở nên giàu khả năng khơi gợi và đánh thức những hồi ức của quá khứ đã qua và những nỗi niềm riêng, sâu kín của mỗi con người. Khi trở lại vùng đất Hải Phòng, cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi không khỏi suy tư, hoài vọng và khắc khoải về một đoạn đời thiếu nữ đã qua, cái thuở “mặc áo thùng thình/ tóc tết đuôi sam”, thuở mình còn vô tư chưa vướng bận bụi đời “hát bài hát buồn/ khi chưa biết nỗi buồn”, cái thuở ngây thơ và trong sáng biết bao:

thuở ấy tôi đi lang thang giữa thành phố của mình chưa biết đến niềm vui làm ta rơi nước mắt

chưa có nụ cười nào xa xót nở trên môi

(Nhớ Hải Phòng)

Hay khi trở về Thái Nguyên sau bao năm xa cách, giờ đối diện, cái tôi ấy thật sự cảm nhận được sức nặng của thời gian đè trĩu lên cuộc đời của con người với bao nỗi vui buồn:

Tôi trở về nơi này hai mươi năm

thiếu nữ đã là người đàn bà ở tuổi bốn mươi cam chịu và cuồng nộ, mong mỏi và buồn nản đem cho và nhận về, kiếm tìm và đánh mất giản đơn và rối ren, lớn lao và cạn hẹp

(Về Thái Nguyên)

Hình ảnh “người đàn đứng kề bên giới hạn của mình” xuất hiện như một ám ảnh trong thơ chị. Đấy là người đàn bà đã từng trãi qua những cót xa, cay đắng của cuộc đời, đã nếm trãi mọi “đắng cay/ chịu đựng bao dày vò, hiềm khích”. Đấy là người đàn bà đã qua rồi: Tuổi dễ yêu, dễ hờn giận qua rồi/ ngày ngắn lại, vui buồn như đá khắc/ lòng gắn bó với mất, còn, tan hợp/ suốt một đời của biến chẳng nguôi yên (Biển) để giờ đây đủ để chị sẵn sàng chấp nhận “cái nghèo” và sự “cô độc”, và sẵn sàng đối diện với đời “như khuôn mặt vốn có của mình”. Bởi chị ý thức được rằng đời người ngắn ngủi, nó chỉ là một “khoảnh khắc”, cho nên cảm thấy mình không “còn nhiều thời gian do dự/ không còn nhiều thời gian cho sai lầm”, để từ đó mong sống có ích cho đời: Dẫu nhỏ nhoi, dẫu vô cùng ít ỏi/ tôi mong sao có ích cho đời (Hải Phòng, tháng 11 năm 1979). Chính vì vậy, cái tôi trong thơ Ý Nhi tỏ ra bất cần trước mọi thứ phù phiếm trên đời, chị:

Mặc kê cho người ta chen chúc

mặc kệ cho người ta quay theo vũ điệu tân thời mặc kệ giấc mơ vàng của đám nhà giàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

anh đã gạn lại giọt nước trong từ bùn bẩn, từ đau thương cùng quẫn. (Tặng người làm thơ trẻ)

Không những băn khoăn day dứt trước hiện thực cuộc sống, cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi còn trăn trở nhiều về tình yêu, tình người, về nỗi mất mát, tan hợp, thành bại buồn vui mà mình đã từng nếm trải, vượt qua. Vì thế qua thơ chị, ta nhận thấy, Ý Nhi có xu hướng nhìn nhận cuộc đời trong tính hai mặt nghịch lí của nó. Tiểu sử của một con người có đầy đủ “lừa dối, phản trắc”, và “tin cậy, yêu thương”; tới “ngõ cụt” và “cũng đã tới biển”. Chị nhạy cảm với “cái vạch nhỏ xíu/ của thủy chung và phản trắc, của tan vỡ và hy vọng, của hằn thù và tha thứ”. Trong bài thơ Người đàn bà ngồi đan, thông qua bức tranh tả thực, nhà thơ bộc lộ những suy nghĩ về con người:

một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ vừa nhẫn nại vừa vội vã

nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời vội vã như thể đó là lần sau chót

Con người hiện lên trong bài thơ như là tổng hòa tất cả những quy luật của vũ trụ, và tất yếu với sự nhẫn nại, vội vã, đau thương, hạnh phúc, niềm tin, ngờ vực, gặp mặt, chia ly, hân hoan, lo âu, chán chường, hy vọng… cũng tựa như có ánh ngày phải có bóng đêm vậy.

Bản thân là một nghệ sĩ, chị thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những người nghệ sĩ, đặc biệt là những người mà cuộc đời họ đã “như một vì sao/ Chợt tắt giữa bao la”. Khi viết về họ, cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi bao giờ cũng trong tư thế suy tư, chiêm nghiệm bởi đấy là những con người mà số phận, nhân cách, hành động, thậm chí cả cái chết của họ cũng có ý nghĩa như một lời kêu gọi thức tỉnh lương tri cà khát vọng. Những suy tư khi viết về Nguyễn Du, về một thời đại của đại thi hào dân tộc cũng chính là những suy tư về nhân thế nói chung:

Tháng năm trôi qua như giấc mộng mà nào như giấc mộng chàng Lư ...

Nào còn đâu những lâu đài đồ sộ nghìn xưa những thành quách tưởng muôn đời bền vững ....

Hàng nghìn năm sau còn mấy tuổi tên trên mặt đất đầy việc dữ

(Nguyễn Du, 1813)

Những suy ngẫm về sự đổi thay của diện mạo đất nước qua bao nghìn đổi thay. Nhà thơ xây dựng hình ảnh đối lập giữa một thời đất nước đã qua, mộ thời đất nước phải rát thân vì bom đạn cùng với một diện mạo mới của cuộc sống hôm nay đã ồn ào chợ búa:

một cuộc chiến tranh đã đi qua

chỗ những ngôi nhà đổ, những dãy phố đổ chỉ còn lại phù điêu và những bức tượng đài đường đang mở rộng ra, đang trồng thêm cây nhà ga đã dựng xong, vườn thêm bồn hoa mới chiếc đu quay những vòng quay sáng chói những áo màu sặc sỡ, vô lo

loa phát thanh với những bài ca không nhắc lại tiếng còi báo động

(Thư mùa đông)

Từ những suy tư như vậy, người đọc có thể cảm nhận được “chất đời” nhiều hơn trong thơ chị. Khi trăn trở về thời cuộc, Ý Nhi luôn nhìn ra được mối liên hệ giữa những điều vốn dễ đổi thay với những giá trị vĩnh hằng, bất biến. Những suy ngẫm đó thể hiện qua hình tượng rất cụ thể - hình tượng

Chùa trong phố:

Dẫu bao năm tháng nữa Cuộc đời rồi đổi thay Chùa vẫn còn bên phố Và người còn qua đây

Như vậy, dù biết cuộc đời vốn nhiều những biến chuyển, thế sự vốn đổi thay nhưng cái tôi ấy luôn hướng về những giá trị bất biến, hướng tới thế giới bình yên. Như tác giả Chu Văn Sơn đã nhận định “giày vò đeo đẳng Ý Nhi suốt mấy chục năm qua trên mọi chặng đường thơ là một nỗi khát thôi. Nỗi khát Yên bình” [64]. Càng bồn chồn càng khao khát bình yên , vì vậy, chị hi vọng yên bình vẫn chờ đâu đó ở cuối con đường. Chị gắng nâng niu mọi che chở, gom góp mọi bao dung, chắt chiu mọi dịu dàng. Với chị đó là khoảnh khắc hạnh phúc có thực, dù nó vô cùng hiếm hoi. Nhưng khi giáp mặt với bình yên thì cái tôi ấy lại thấy bồn chồn, suy tư. Hạnh phúc và tủi sầu giao tranh với nhau trong cõi lòng không yên định, mà chị thường gọi là nỗi niềm không xác thực:

Đôi lần

Em nhìn tán cây mà ứa nước mắt Vì màu xanh

Đôi lần

Em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nước mắt Vì sự trong trẻo.

(Vườn)

Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi luôn dị ứng với những ồn ào, giả trá. Gắng chịu đựng và vượt qua những nắng nôi, bông sôi, giống gió để đến với những cảnh u tĩnh, thanh nhã. Chùa trong phố, vườn trong phố, hồ trong phố, …và những chùm rau me đất chính là miền yên bình – “cái đích sau cùng của mọi lối ta qua”, là những giá trị vĩnh hằng giữa muôn nghìn đổi thay của cuộc sống:

Lòng đã nên nhẫn nại sau muôn nghìn đổi thay như chùm rau me đất giữa độ đường cây không

(Rau me đất)

Trong những suy tư, chiêm nghiệm về thời thế Ý Nhi luôn thể hiện sự trầm tĩnh, bởi bên cạnh sự xô bồ, phức tạp của cuộc sống nhà thơ còn nhận ra rằng “cuộc sống dường như đơn giản hơn”, cho nên về sau thơ chị thường thể hiện sự trầm tĩnh – “trầm tỉnh đến mức lạ thường”. Sự trầm tĩnh đó đã được hiện thân qua hình tượng người đàn bà ngồi đan. Người đàn bà ấy lặng lẽ ngồi, lặng lẽ đan một mình, bí ẩn như bản thân đời sống, bình thản như cuộn len dưới chân:

Giữa chiều lạnh

một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ dưới chân chị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cuộn len như quả cầu xanh đang lăn những vòng chậm rãi.

(Người đàn bà ngồi đan)

Nhà thơ Hoàng Hưng đã có nhận xét, “Đọc lại bài thơ mang tên ấy sau gần hai mươi năm, tôi vẫn ngạc nhiên vì sự trầm tĩnh lạ thường của người đàn bà như cô lập trong thế giới riêng của mình giữa những biến động và hiểm họa của thời cuộc ấy” [24]. Trầm tĩnh nhưng không xa lạ với thời cuộc mà luôn trăn trở với những chiêm nghiệm, suy tư đầy trách nhiệm của một cái tôi luôn nhập cuộc tích cực.

Có thể nói, trong thơ Ý Nhi, dù viết về một đề tài quen thuộc nhưng qua cái hìn đầy suy tư và chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm thì cách thể hiện của nó vẫn toát lên một nét riêng biệt so với những nhà thơ khác. Hầu như các nhà thơ đều viết về mẹ, bày tỏ trực tiếp những cảm xúc chân thành biết ơn xen lẫn những ăn năn của một kẻ đã một thời lãng quên, vô tình với những gì thân yêu nhất. Ý Nhi cũng vậy, chị viết về mẹ với những tình cảm thương yêu thầm lặng mà sâu sắc với sự ân hận, sám hối chân thành của đứa con chót đã hờ hững khi có mẹ bên cạnh:

Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường đã có lúc lòng con hờ hững

thấy hạnh phúc riêng con quá lớn ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi.

(Kính gửi mẹ)

Trải qua bao thăng trầm, va chạm nhiều trong cuộc sống, giờ đây tận hưởng những giây phúc bình yên bên tổ ấm của mình nhà thơ cũng không sao khỏi chiêm nghiệm, suy tư về chính cuộc đời mình. Nhà thơ khi trò chuyện, tâm sự với con, từ vị trí người mẹ, cũng là một người bạn với bao từng trải và kinh nghiệm sống, trong bài Gửi con nhân ngày sinh nhật lần thứ 20, chị viết:

Những người lính bằng tuổi con vừa từ mặt trận trở về họ đã mất đi những gì chính họ không hiểu biết

và con, giữa ngày khắc nghiệt

Làm sao biết được phía trước kia là biển. là rừng, là lũng sâu hay đầm lầy

nhưng dù sao

phải đi đến cùng con đường ta đã chọn dù phải đi

như người nghệ sĩ trên chiếc dây căng qua khoảng trống.

Từ lời tâm sự, nhắc nhở bảo ban con nhưng thực chất nó là sự tự chiêm nghiệm về cuộc sống của chính mình. Là một người vốn từng trải với cuộc

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 54)