0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Quan điểm thơ

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ Ý NHI, LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 27 -33 )

Sáng tác văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo phương thức “cá thể”, được diễn ra muôn màu muôn vẻ. Mỗi người quan điểm riêng trong cách làm cũng như trong cách sáng tạo, không ai bắt chước ai được. Tùy theo sự tích lũy vốn sống của mình mà có sự nhìn nhận, đánh giá

các hiện tượng cuộc sống, đồng thời định hướng cho mình một quá trình sáng tạo nghệ thuật riêng. Mặc dù không thuộc vào số người tiên phong, nhưng trong hàng những nữ thi sĩ tiêu biểu thời chống Mỹ, Ý Nhi đã bộc lộ quan điểm về thơ ca hết sức sâu sắc, phong phú và đa diện.

Có thể nói trong số những gương mặt thơ nữ nổi trội thời chống Mỹ cứu nước, ngay từ những sáng tác đầu tiên, Ý Nhi đã cho thấy một quan điểm sáng tạo riêng của mình trong lĩnh vực thơ ca. Theo chị thơ trước hết phải trung thực với mình, với đời, dù phải nói ra những gì xót xa thì cũng cứ bạo dạn, thành thật biểu hiện. Trong một bài phỏng vấn, Ý Nhi đã khẳng định tâm niệm sáng tác của mình “chỉ nên viết khi nào cảm thấy có nhu cầu từ nội tâm” chớ không phải vì một lí do nào khác. Đây là một phẩm chất cao đẹp của người cầm bút, và Ý Nhi luôn giữ vững nguyên tắc ấy, thơ thật sự chỉ đến với chị khi có sự “phát khởi trong lòng”, nó là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt được phát ra từ một trái tim chân thành tha thiết, nói như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ là con đường quay về với chính mình, tự thú với chính mình – hạnh phúc cũng như đau khổ” và Ý Nhi cũng vậy, sự chân thành bao giờ cũng là gốc trong thơ chị:

Dù chỉ một lần bước trên cát nóng chỉ một lần hiểu thấu khúc ca kia suốt đời tôi chẳng thể bao giờ đặt bút viết những lời dối trá.

(Cát)

Thơ Ý Nhi là nỗi niềm tâm sự, là tấm phiên bản trung thành của con người nhà thơ. Rất ít nhà thơ “dám” thẳng thắn khắc họa tính cách mình như nhà thơ Ý Nhi. Tất cả những phức tạp của tâm trạng, những suy tư trăn trở về cuộc đời, về đạo đức, về lẽ sống, về con người,… đều được gửi gắm qua những trang thơ của mình. Đối với chị, “Thơ gần như là phương cách duy nhất để trang trải nỗi xao xác, giải thoát nỗi bồn chồn. Mỗi lần ướm bút gieo chữ xuống trang thơ là một lần gửi vào đó những nguyện ước, những mong cầu được yên hàn” [64]. Qua thơ, chị mong tìm cho mình một sự thanh lọc,

tinh khiết của tâm hồn, vì thế, thơ Ý Nhi chính “lời nguyện cho nỗi yên hàn”, nó “nằm sâu trong tâm thức đã thành kẻ kiến tạo toàn bộ cõi thơ Ý Nhi” [64]. Thơ cũng chính là một “hành trình truy vấn tinh thần mà trong đó, cái tôi nhà thơ, lặng lẽ nhưng quyết liệt và bền bỉ, không ngừng tìm kiến cái “bản lai diện mục” của tâm hồn” [57]. Chính vì thế, khi đọc thơ Ý Nhi ta sẽ cảm nhận được rất giàu cảm xúc và sức sống nội tâm mạnh mẽ. Cảm xúc tràn trên những câu thơ, che lấp chi tiết của đời sống đang hữu hiện. Chẳng hạn khi viết về những ký ức lúc trở về thăm trường học cũ ở Thái Nguyên sau 20 năm trời xa cách, chị không hề miêu tả ngổn ngang kỷ niệm mà chỉ bộc lộ nội tâm của một người đàn bà từng trãi với thời gian:

Tôi xa cách nơi này hai mươi nam

thiếu nữ đã là người đàn bà ở tuổi bốn mươi cam chịu và cuồng nộ, mong mỏi và buồn nản…

(Về Thái Nguyên)

Hay khi viết về thanh niên xung phong, mà không hề ồn ào bom đạn, xe cộ, cuốc xẻng, mà chỉ gặp:

Con đường cũ bây giờ tôi qua vẫn mùa hạ vô cùng dữ dội trời xanh quá xui lòng bối rối

hay nỗi buồn vì con đường vắng em.

(Kỷ niệm về những cô thanh niên xung phong) Từ tâm niệm đó, sáng tác thơ đối với chị còn là để thỏa mãn tình cảm của riêng mình. Cho nên đối với nhà thơ “thơ gần như là phương cách duy nhất để trang trải nỗi xao xác, giải thoát nỗi bồn chồn. Mỗi lần ướm bút gieo chữ xuống trang thơ là một lần gửi vào đó những nguyện ước, những mong cầu được yên hàn” [64]. Nhìn chung dù viết về bất cứ vấn đề gì, đề tài nào nữa của đời sống thì dường như, Ý Nhi vẫn đang viết về chính mình và khắc họa tư tưởng của chính mình trong mạch chảy ngầm dưới các tầng chữ luôn được đổi mới và không chịu cũ mòn.

Với Ý Nhi, thơ phải là tinh chất gạn lọc "từ bùn bẩn, từ đau thương, cùng quẫn", nó gắn liền với cuộc sống và nó nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Trong một lần phát biểu suy nghĩ về nghề văn, chị cho rằng: “không có thứ thơ tách biệt hoàn toàn đời sống. Vấn đề đặt ra là: Cách liên hệ giữa thơ và đời sống. Cái cách của mỗi nhà thơ phụ thuộc vào tài năng, và bản lĩnh thơ của họ. Có cái chung của những nhà thơ cùng thời, cùng khuynh hướng, cùng trường phái. Nhưng trong mỗi nhóm này, cái cách của mỗi nhà thơ để giải quyết mỗi liên hệ giữa họ và đời sống phải độc đáo, riêng biệt…”. Sáng tác văn chương là để tìm hiểu cuộc sống, phải hướng vào đời sống hiện thực, khám phá hiện thực với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của nó. Bởi làm thơ, làm nghệ thuật cũng chính là hành động tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhưng cái đẹp mà Ý Nhi luôn khao khát hướng tới không phải chỉ là một vẻ đẹp giản đơn mà nó phải là một vẻ đẹp đích thực và mang chân giá trị của cuộc sống. Đó là một công việc hạnh phúc và nhọc nhằn, bởi sáng tạo cũng đồng nghĩa với việc phải biết "tự lìa bỏ/ những giá trị đã một đời xây đắp", phải biết "tự bước ra khỏi lối mòn”, nó đòi hỏi không chỉ tài năng mà còn là "một lương tâm trong sạch", một bản lĩnh "mạnh mẽ". Do đó nghệ thuật đích thực bao giờ cũng hội tụ trong đó một vẻ đẹp phi thường, cao khiết:

Rồi ngày kia, có một câu thơ lan tỏa như sóng

quẫy cựa như sóng trắng xóa

và xanh biếc

(Tặng một người làm thơ trẻ)

Cho dù, trong cái nhìn “ngày thường”, hành động sáng tạo hình ảnh, ngôn từ, thi tứ,…được ví như hình tượng người phụ nữ đi chợ, tính toán, bán mua, pha chế thực phẩm thành những món ăn, bao giờ cái đích chị hướng tới cũng là “vẻ đẹp thực chất” của bữa ăn – thi ca ấy, đó là “niềm hạnh phúc tôi có thể đem lại cho mọi người”. Đó là những tâm niệm hết sức chân thành, nghiêm trang, mang đậm dấu ấn lí tưởng của môt thế hệ nghệ sĩ luôn gắn bó

đời mình với sự nghiệp chung của dân tộc. Đồng thời, nó cũng bộc lộ những nhận thức độc lập, mới mẻ của một nhà thơ luôn ý thức về nghệ thuật như một hành động cách tân, sáng tạo. Với Ý Nhi, mỗi bài thơ là một bức tranh, một khám phá, một thức tỉnh riêng biệt. Nghệ thuật bao giờ cũng đòi hỏi sự sáng tạo bởi sáng tạo là bản chất của nghệ thuật, nói như Biêlinxki “tính nghệ thuật là sự sáng tạo”. Với tư cách là một nhà thơ, ngay từ những sáng tác đầu tiên, nhà thơ luôn ý thức rất cao về nghệ thuật như một hành động cách tân, sáng tạo. Tất nhiên, đây cũng không chỉ là lựa chọn riêng của Ý Nhi. Sau 1975, đặc biệt là sau cái mốc Đổi mới và mở cửa, những tìm tòi theo hướng mở rộng nội dung cũng như khung hình thức thơ cũng là một hướng đi của nhiều tác giả. Về hình thức thể hiện, Ý Nhi cũng có những quan niệm hết sức tích cực. Trong một bài phỏng vấn Ý Nhi đã trực tiếp bày tỏ quan niệm của mình, “Một tác phẩm hay không phụ thuộc vào việc anh viết gì mà là viết như thế nào”. Bởi theo chị “hình thức là sự hiện diện nghệ thuật của từng nghệ sĩ. Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật” [21]. Nhưng đồng thời chị cũng cho rằng: “Những câu thơ hay nhất của mình/ lại vô cùng giản dị”. Hành trình của nghệ thuật bao giờ cuối cùng cũng là hành trình tước bỏ những vướng bận để đạt tới sự giản dị, đặc biệt đối với thơ sự giản dị và trong sáng bao giờ cũng những tinh túy làm nên những đặc sắc chính của nó. Chị còn cho rằng, ngôn ngữ thơ phải là ngôn ngữ giản dị và phải chân thật, tự nhiên, nó mang hơi thở nồng nàn của đời sống chớ không cần khoa trương cầu kỳ, cũng không tỏ ra sướt mướt ủy mị. Tuy nhiên, ở đây ta cần phải hiểu đúng quan điểm của nhà thơ, giản dị ở đây không phải là sự đơn giản hay là dễ giãi, mà nó có nghĩa là “không màu mè gọt giũa, không giả dối, nhưng có khả năng diễn tả một cách chính xác và ngắn gọn nhất bản chất của đối tượng” [75]. Đồng thời ngôn ngữ đó phải là thứ ngôn ngữ đã được gạn lọc là thứ ngôn ngữ đã được “gạn lọc” qua sự nếm trải, chứng kiến từ những đau khổ, những cay đắng, chông gai của cuộc đời trước khi đi vào thơ. Đồng thời, hình ảnh trong thơ dù khá phong phú và đa dạng, nhưng cũng là những hình ảnh đời thường và lại rất quen thuộc như trong cuộc sống thường nhật của

mỗi chúng ta, đó là: cây, cỏ, cát, nắng, gió, mưa, biển, dòng sông, mảnh vườn, mùa thu,… Với việc lược bỏ dứt khoát những từ ngữ, hình ảnh màu mè không làm cho thơ chị đơn điệu mà ngược lại nó mang đến cho người đọc một sự tiếp nhận mới, một cảm nhận rất thật mang hơi thở của cuộc sống vào trong thơ và đó cũng là cái đích lớn mà mọi nghệ thuật chân chính hướng đến.

Truyền thống thơ nước ta nói chung mang tinh thần duy cảm. Thơ trước hết là tác động đến trái tim người đọc. Nhưng thơ cũng phải là một hoạt động nhận thức, nó không chỉ phản ánh hay biểu hiện đời sống, mà còn còn đi sâu vào bản chất đời sống để thấy được vô vàn các mối tương quan, các quá trình, các hướng vận động tạo ra sự đa nghĩa và đầy sức gợi cho thơ… Vì thế, theo Ý Nhi thơ ngoài cảm xúc ra thì nó đòi hỏi phải có “lý trí” và cái lý trí này bao giờ cũng phải được nhào nặn trong tình cảm, có như vậy mới không phải để thơ vào cõi siêu hình huyền bí. Chính ý thức tỉnh táo trong nhận thức, đánh giá cuộc sống trong chiều sâu bản chất của nó đã tạo nên chất “triết lí” trong thơ Ý Nhi. Cũng chính chất triết lí ấy đã tạo nên nét riêng của thơ chị, trong thơ chị “không lạm dụng các mĩ từ kêu vang, nó toát ra từ một cái nhìn nội tâm trầm tĩnh, sâu sắc nhưng đầy khắc khoải của một con người đang trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời mình” [57].

Với sự tự ý thức và trách nhiệm cao đối với ngòi bút của một người nghệ sĩ, chị sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, kể cả sự nghèo khổ, cực nhọc thậm chí cả sự đơn độc trên hành trình sáng tạo để đến với lí tưởng của mình. Hơn thế là một người luôn có tâm huyết thiêng liêng với nghề nghiệp, chị luôn tìm tòi, sáng tạo nhằm tìm ra vẻ đẹp đích thực của thơ. Đối với chị thơ không chỉ mang vẻ đẹp giản dị, trong sáng mà nó phải gắn liền với cuộc sống, khám phá “cái đẹp từ trong trong các diễn biến sôi động của cuộc sống”. Ý Nhi là vậy, với những quan niệm sâu sắc và toàn diện về thơ, chị đã gớp phần tạo thêm vẻ phong phú, đa dạng cho nền thơ hiện đại Việt Nam.

Ý Nhi đã cho xuất bản nhiều tập thơ đáng chú ý như: Trái tim - nỗi nhớ

(thơ, in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ, 1974), Cây trong phố chờ trăng (thơ, in chung với Xuân Quỳnh, năm 1981). Những tác phẩm in riêng gồm có: Ðến

với dòng sông (thơ, 1978); Người đàn bà ngồi đan (thơ, 1985); Ngày thường

(thơ, 1987); Mưa tuyết (thơ, 1991); Gương mặt (thơ, 1991); Vườn (thơ, 1998),

Thơ Ý Nhi (thơ , 2000),… Ngoài sáng tác thơ Ý, Nhi còn viết tiểu luận, tác phẩm mới nhất của chị là Những gương mặt những câu thơ (chân dung văn học, 2008) và viết truyện ngắn. Những tác phẩm của Ý Nhi đầy nữ tính lại có chất trí tuệ, mang nỗi khắc khoải khôn nguôi của chị trước những gì trông thấy và cảm nhận.

Nhà thơ đã được nhận Giải khuyến khích cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ năm 1969. Cho đến năm 1985, với sự xuất hiện của tập thơ Người đàn bà ngồi đan Ý Nhi được nhận giải A của Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là tập thơ được các nhà thơ, các nhà phê bình coi như một nét chấm phá của thơ hiện đại, đồng thời đã khẳng định phong cách thơ Ý Nhi – một giọng điệu thơ mới lạ tạo nên bởi một bút pháp thơ riêng. Cũng chính từ đây tên tuổi chị bắt đầu được khẳng định và tỏa sáng trên thi đàn Việt Nam đương đại.

Chương 2

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ Ý NHI, LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 27 -33 )

×