Những trăn trở suy tư gắn với vận mệnh nhân dân, đất nước

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 34 - 38)

Với thế hệ các nhà thơ chống Mỹ cứu nước, trữ tình công dân là mạch nguồn quan trọng. Trong sáng tác, các tác giả thể hiện một thái độ, một rung động chân thành trước thực tế đất nước đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt. Tình cảm công dân, tinh thần yêu nước lại bùng lên một cách tự nhiên ở mỗi con người. Mặt khác, những giá trị tinh thần cộng đồng được tồn tại bền vững qua nhiều thời gian, trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, càng được khẳng định chói sáng, không dễ dàng nhanh chóng bị phai nhạt. Hơn nữa, chính các nhà thơ đã từng nếm trải những gian lao thử thách, hy sinh và tự nguyện, tự giác hòa chung một giọng điệu, cất cao lời thơ ca ngợi đất nước do những yêu cầu tất yếu của lịch sử. Vì vậy,

thời hậu chiến, hoàn cảnh còn những tương đồng, tâm trạng ấy vẫn chưa thôi xúc động về Tổ quốc, nhân dân.

Là một người sinh ra và lớn lên khi đất nước đã và đang trải qua những cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, Ý Nhi đã góp tiếng nói riêng của mình vào tiếng nói chung của thế hệ phản ánh hiện thực đất nước trong và sau chiến tranh. Đồng thời với một cái tôi công dân đầy trách nhiệm, Ý Nhi luôn hướng về những tình cảm chung của cộng đồng, dù viết về đề tài gì, thơ chị cũng ánh lên niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc đời, vào con người, vào sự nghiệp chiến đấu của dân tộc. Vì thế chúng ta thường cảm nhận được âm hưởng sử thi ngay trong cả những qua những sáng tác của chị. Dù viết tâm tình của riêng chị nhưng cảm xúc của riêng chị lại là cảm xúc của nhiều người trước sự kiện lớn của dân tộc. Thời hậu chiến, cảm hứng ấy vẫn được tiếp tục và ngày càng được đào sâu thêm thể hiện sự gắn bó sâu sắc với bộ phận nhân dân trong chiến tranh, cho nên “trong thơ, Ý Nhi luôn có sự đối sánh giữa thực tại và quá khứ của đất nước để nhớ về những gì con người đã trải qua trong quá khứ và để hiểu, để trân trọng những giá trị chúng ta có trong thực tại” [21].

Đọc thơ Ý Nhi, điều đầu tiên ta nhận thấy là chị có một vốn sống dồi dào với một trái tim nhạy cảm trước mọi vấn đề của thời cuộc. Chị viết rất nhiều về vẻ mặt của quê hương đất nước qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Mặc dù bước vào thời hậu chiến nhưng trong nhiều bài thơ của chị, cái tôi trữ tình vẫn luôn hiện rõ là một cái tôi nghệ sĩ đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc sống, một cái tôi luôn trăn trở và gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước. Chiến tranh đã qua, cuộc sống đời bình đã thực sự trở lại, nhưng những hình ảnh Tổ quốc, quê hương, những người đồng chí và đặc biệt dư âm về cuộc chiến tranh ác liệt chống Mỹ vẫn là một ám ảnh trong nhiều bài thơ của chị:

Những người còn sống khi đặt chân lên cát tưởng như mình chạm tới thịt xương

cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân cát như máu hai mươi năm đã đổ.

Trên nẻo đường hiểm nghèo của cuộc chiến tranh phút ghê gớm đối mặt cùng cái chết

những tan vỡ không thể hàn gắn được những bến bờ xa ngái, những chờ mong ánh mắt nhìn như đóm lửa trong đêm lời trăn trối trên môi người đồng chí tiếng sóng vỗ ngoài khơi thầm thĩ ngọn dương nào cao vút giữa xa xanh những xóm làng vùi lấp dưới tro than những ý nghĩ không cùng về hạnh phúc đó là lời của bài ca dịu dàng, quyết liệt như là màu cát trắng quê hương.”

(Cát)

Hình tượng nhân dân hiện lên trong thơ Ý Nhi hết sức cụ thể sinh động và sâu sắc. Phẩm chất của mỗi cá nhân thể hiện và thử thách ở nhiều môi trường, trạng thái tình cảm, có khi đến khốc liệt trong bom đạn của kẻ thù (Kỷ niệm về những cô thanh niên xung phong, Người lính, Tưởng nhớ, Cát, Thư mùa đông,…). Lòng biết ơn, sự gắn bó, niềm tin về Nhân dân, Tổ quốc đã trở thành một tâm niệm thiêng liêng trong thơ chị, vì thế dù cuộc sống đã trở về với cuộc sống vốn có của nó nhưng cái tôi Ý Nhi không khỏi ngậm ngùi, nhắn nhủ:

Đến ngày chúng tôi lớn lên đất nước vẫn còn chia cắt ơn mãi câu thơ người viết dạy tôi biết giận biết yêu biết nghe cồn cào tiếng gió miền trung quê mẹ tôi nghèo.

(Qua Tuy Hòa)

Nhân dân hiện lên trong tác phẩm của Ý Nhi qua hệ thống hình tượng những người người lính, chị du kích, về người mẹ hay những người chồng,

người cha,… đã hi sinh khi tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt khi ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân, chị chú ý nhiều trước sự hy sinh của những người vô danh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ chỉ là những “hạt cát” bé nhỏ giữa cuộc đời nhưng trong trong thơ chị hiện lên một vẻ đẹp chói ngời bởi một sức mạnh vô kỳ vĩ:

Có thể rất nhiều người trong số họ không còn tuổi tên trên sử sách

có thể họ đã chết bình thường, không chiến công hiển hách có thể mai sau người ta dần quên

nhưng họ đã thành hạt cát dưới bàn chân

thành miền đất chói ngời bên biển sóng.”

(Cát)

Nhà thơ còn nhìn nhận sâu hơn, đúng hơn và nói lên cái hiện thực nghiệt ngã mà nhân dân gánh chịu sự ba mươi năm để có chiến thắng. Để có được ngày chiến công cái giá phải trả thật vô cùng to lớn, nó được đánh đổi bằng những mất mát, những hy sinh vô cùng to lớn của những người: “mẹ cha” của bao nhiêu trẻ nhỏ, có “chồng con của bao người góa bụa” và “những bạn bè, đồng chí”. Đồng thời bằng tấm lòng thành kính, nhà thơ không quên ngợi ca những phẩm chất cao đẹp, tinh thần tiên phong cao đẹp của những người lính, họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ nhất trong những tình huống khốc liệt nhất của chiến tranh:

Trong những lán che, trong những căn hầm anh qua tháng ngày của mình trong đạn lửa

trong cơn sốt, trong cái đói giày vò, trong làn súng kẻ thù đe dọa

anh giữ nơi tay ngọn cờ xung trận

(Người lính)

Ngoài ra, cái tôi trữ tình của nhà thơ không khỏi đau đớn khi viết về những hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người chị ở mọi miền đất nước trong chiến tranh:

Những người đàn bà gánh trên vai hàng chục cái tang những trẻ sơ sinh chỉ một mình sống sót

những người yêu cách xa biền biệt những cụ già trơ trọi chẳng cháu con là người giữ bài ca qua suốt tháng năm qua tất cả mọi buồn vui, bão sóng.

(Cát – Bài ca)

Có thể nói, đó không chỉ là nỗi đau, niềm tự hào của riêng chị mà còn là nỗi đau, niềm tự hào của dân tộc về một thời quá khứ đầy đau thương và mất mát. Mặc dù quá khứ đã lùi xa cuộc sống đã trở về với sự bình yên, nhưng những vết thương của chiến tranh quá lớn không thể nào xoa dịu, hàn gắn được qua năm tháng của thời gian. Nó vẫn còn vang vọng mãi đến ngày sau và bật lên thành ý chí, khát vọng, niềm tin của mỗi người trong thơ chị vào cuộc đấu tranh cho thống nhất đất nước. Giờ đây đất nước đã qua rồi những năm tháng ngặt nghèo chiến tranh, bom đạn, nó khoác trên mình chiếc áo mới, cái tôi công dân trong thơ Ý Nhi không khỏi tự hào, hân hoan trước sự hồi sinh của đất nước và đồng thời cái tôi nhà thơ cũng bộc lộ thái độ vững tin vào sự đổi đời của thế hệ trẻ ngày mai sẽ có nhiều thay đổi trên bước đường xây dựng cuộc sống mới:

Các cháu sẽ lớn lên những mùa thu sau

những tháng năm sau rộng dài đất nước tuổi trẻ của chúng rồi sẽ khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những năm này tuổi trẻ chúng ta nhưng phải đâu chỉ những bài thơ nhưng phải đâu chỉ những lời ca còn nhắc lại cánh rừng và trận đánh.

(Thư cho em)

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 34 - 38)