Một số biện pháp tu từ nổi bật

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 94 - 99)

Trong thơ Ý Nhi để chuyển tải những chủ đề, những nguồn cảm xúc chính và đặc biệt là biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ mình, Ý Nhi đã tỏ ra rất thành công trong việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau. Qua khảo sát thơ Ý Nhi, chúng tôi thấy trong thơ chị sử dụng một số biện pháp tu từ chủ yếu như: so sánh, ẩn dụ, tương phản – đối lập.

3.3.3.1. So sánh

Đây là biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong thơ. So sánh “là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có có hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng kia” [18, 282]. Thơ Ý Nhi sử dụng rất nhiều so sánh bất ngờ, độc đáo gớp phần lạ hóa những cái đã quên thuộc tạo cho người đọc cảm giác thú vị.

Trong thơ Ý Nhi, ta thấy với phép so sánh tạo nên những bức tranh thiên nhiên tươi tắn, sinh động. Đồng thời qua những hình ảnh ấy bao giờ cũng “biết cách” hé lộ những cảm xúc, tâm trạng của con người gửi gắm:

Hà Nội bình yên, hương hoa trái dịu mềm cây thay lá vẫn còn mùa xanh mát

Sao phố biển giữa lòng em như thác sóng gió theo về náo động một mùa thu.

(Từ phố biển em về)

Đồng thời bằng sự sáng tạo trong liên tưởng của mình, chị đã làm cho những sự vật vốn dĩ rất bình thường, giản dị đều trở nên đẹp, nên thơ và : “ruộng bèo như thảm dệt/ mưa long lanh ngọc trai”; “trăng trong như ngọc”,… Trong thơ, Ý Nhi còn thường sử dụng những sự vật, hiện tượng giản đơn cụ thể, hữu hình để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng phức tạp, dữ dội tột cùng của con người: “một tình yêu dữ dội/ như trời vào cơn giông”; “Thành phố nào bây giờ tháng ba/ mà nỗi nhớ chói lòng như lửa”; “Ánh mắt này như ngọn lửa nghiêng soi/ sẽ theo khắp những dặm đường tôi đến”. Nhiều khi với cách so sánh này Ý Nhi đã khoác tâm trạng vào những sự vật vốn vô hồn trở nên có chiều sâu, mang tâm trạng, nỗi niềm, xúc cảm như chính con người:

Còn lưu lại trong vòm cây mùa cũ một bông hoa vàng

tựa như ánh nhìn

còn chờ đợi mộ ánh nhìn tựa như lời nhắn gửi còn chờ đợi

một lòng đón nhận.

(Cùng hoa quỳ)

Nhờ vào những liên tưởng buông bắt tự nhiên trong so sánh làm bộc lộ những triết lí sâu sắc trong thơ Ý Nhi: ý nghĩ về hạnh phúc bền vững hơn hạnh phúc giữa đời/ ý nghĩ về niềm vui lớn hơn niềm vui có thực/ và nỗi đau trong ta ghê gớm hơn những gì ta có thể giãi bày (Những cây sồi bên hồ Thuền Quang… Qua so sánh trên dẫn dắt người tới những suy tưởng rất xa về niềm vui cà nỗi đau, ước mơ và sự thật, ý nghĩ về hạnh phúc và hạnh phúc có thực trong đời.

Đồng thời với phép tu từ so sánh thường tạo nên sức chứa rất nhiều so với những gì vốn thấy trên bề mặt câu chữ, làm cho các câu thơ Ý Nhi trở nên hàm súc và mang tính biểu cảm cao thể hiện tinh tế những tâm trạng, cảm xúc của con người:

Lòng bồn chồn giữa Praha bình yên tôi như người đánh mất

lại như người vừa tìm thấy được như người đã trải qua

như người đang đón gặp như người sắp đi xa như người mới trở về Ôi Praha! Praha.

(Một buổi chiều ở Praha)

Như vậy, với việc sử dụng nhiều cách so sánh độc đáo, không chỉ làm cho thơ chị trở nên giàu khả năng tạo hình, biểu cảm mà còn đến cho người

đọc những liên tưởng rộng, những nhận thức thú vị, độc độc đáo về thế giới hình ảnh mới lạ, sáng tạo trong câu thơ của chị.

3.3.3.2. Ẩn dụ

Ngôn ngữ thơ thực chất đó chính là ngôn ngữ ẩn dụ, tạo nên chất thơ cho lời văn, vì thế nó trở trở thành một trong những phương thức được sử dụng nhiều trong thơ ca từ trước cho đến nay. Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học, ẩn dụ chính là “phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì được giấu đi một cách kín đáo” [18, 11].

Thơ Ý Nhi sử dụng rất nhiều ẩn dụ sáng tạo. Những ẩn dụ ấy làm cho câu thơ của chị trở nên giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc hơn và mang chứa những ý nghĩ sâu xa như những triết lí sâu sắc về con người và cuộc đời. Chẳng hạn, với hình ảnh người đàn bà ngổi đan bên cửa sổ giữa một chiều đông lạnh – một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống, nhưng khi vào thơ Ý Nhi thì nó lại chất chứa rất nhiều cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống:

Giữa chiều lạnh

một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ dưới chân chị

cuộn len

như quả cầu xanh

đang lăn những vòng chậm rãi

(Người đàn bà ngồi đan)

Với hình ảnh người đàn bà lặng lẽ ngồi đan trở đi trở lại trong bài thơ chất chứa nỗi cô đơn, những dằn vặt thường nhật của kiếp người. Hình ảnh quả cầu xanh “đang lăn những vòng rất chậm dưới chân” của người đàn bà ngồi đan cũng đủ giúp ta liên tưởng đến sự hiện diện và luận chuyển của Tạo vật, lặng lẽ, chậm rãi, nhưng bất khả kháng. Và quy luật vận động ấy của cuộc sống cũng nằm ngay trong sự vận động của chính tâm thế con người. Người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đan bà ngồi đan kia cũng chính là một phần của vũ trụ – phức tạp và giản đơn, bí ẩn và dễ hiểu… tất cả đều có thể. Và tất cả đều lăn đi không thể cưỡng được.

Qua khảo sát thơ Ý Nhi, chúng tôi nhận thấy ẩn dụ được nhà thơ dùng chủ yếu là những hình ảnh thiên nhiên rất giản dị, quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn: cát, biển, bùn, gió, cơn mưa, mùa thu, dòng sông, vườn,… Chẳng hạn khi cảm nhận về sự khắc nghiệt, Ý Nhi thường sử dụng những hình ảnh như: cát bỏng, bùn lầy, nắng xối, mưa chan, … nó không đơn thuần là hình ảnh thiên nhiên mà còn là một biểu tượng cho thế giới con người, cuộc sống con người. Trong bài thơ Cát Ý Nhi viết:

Ôi phút lạ lùng khi cánh lá mọc lên khi ngọn lửa bừng bừng chói sáng

những gì tôi đã lãng quên, những gì tôi chưa hề biết đến bỗng hiện về một miền cát mênh mông,

với màu trắng dịu dàng, quyết liệt

tôi đã đến, tôi đang đặt chân mình lên cát cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân.

Hình ảnh miền “cát mênh mông”, “ròng ròng tuôn chảy” gợi liên tưởng mạnh mẽ đến hình tượng của những con người vô danh những người đã đánh đổi cả xương máu của mình cho cuộc sống hôm nay. Vì vậy, cát còn là biểu trưng cho sức mạnh vật chất, tinh thần và sự trường tồn vĩnh cửu của nhân dân đối với cuộc sống hôm nay.

Bên cạnh đó, những hình ảnh như: tuyết, mùa thu, vườn, ban mai,… đều là những hình ảnh sự yên bình – nơi sinh ra những bao dung và thanh lọc trong tâm hồn của con người. Trong đó, hình ảnh vườn được trở đi trở lại nhiều trong thơ Ý Nhi, ở đây không chỉ là một biểu tượng của thiên nhiên – gắn liền với những chòm cây, cỏ lá, nới của những tiếng chim trong trẻo, mà vườn là một biểu tượng của sự an tĩnh tâm hồn, biểu tượng cho tình yêu – một tình yêu lặng lẽ mà bền vững qua năm tháng đời người:

em muốn trốn vào sự bình yên em muốn trốn sâu mãi

sâu mãi vào tình yêu của anh.

(Vườn)

Từ một khu vườn cụ thể, dưới ngòi bút của Ý Nhi, nó đã chuyển hóa thành khu vườn tượng trưng, khu vươn tinh thần. Chính vì vậy, hình ảnh vườn có thể gợi ra trong nhà thơ những liên tưởng đầy bất ngờ, trong suốt và ảo diệu: Rồi một lần/ em thấy cơn mưa rắc hạt xuống khoảng sân/ nếu hạt nảy mầm/ sẽ có lá trong suốt/ nếu cây đơm hoa/ sẽ có cành mềm trong suốt/ nếu hoa tụ quả/ ta sẽ có những hạt trong ngần nước mắt (Chuyện kể).

Có thể nói, với phép tu từ ẩn dụ đã góp phần đem đến cho câu thơ Ý Nhi trở nên hàm súc, có khả năng biểu cảm cao và đồng thời qua đó nó còn đem lại cho thơ chị một trữ lượng triết lí – trữ tình giàu có, mới mẻ về con người và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 94 - 99)