Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 80 - 81)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu chính là “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của các nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [17, 134]. Trần Đình Sử đã giải thích một cách cụ thể hơn, “giọng điệu nhà thơ là sự biểu thị lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lý giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân”. Qua định nghĩa, chúng ta thấy được giọng điệu không chỉ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà quan trọng hơn nó là yếu

tố quan trọng tạo nên sự khác biệt trong phong cách tác giả. Trong một tác phẩm có giá trị thì giọng điệu của nó thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không đơn giản. Vì thế, các nhà thơ lớn bao giờ cũng vươn lên xác lập giọng điệu cá nhân, đặc biệt là trong văn học hiện đại. Như vậy, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của mỗi tác giả có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và truyền cảm cho người đọc.

Là một nhà thơ được sinh ra và trưởng thành trong phong trào chống Mỹ, Ý Nhi nhanh chống tạo cho mình một giọng điệu riêng cho lời thơ của mình. Trong thơ của chị có sự đa dạng sắc thái giọng điệu: giọng trăn trở, suy tư, trầm lắng và trữ tình – triết lí,… chính sự kết hợp giữa các giọng điệu này đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Ý Nhi.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 80 - 81)