Hạnh phúc, hân hoan trước những niềm vui của đất nước

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 38 - 40)

Bên cạnh nỗi đau dành cho những con người đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp cứu nước, cái tôi trong thơ Ý Nhi cũng không sao kìm nén được niềm xúc động trước niềm vui của ngày toàn thắng rực rỡ mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã toàn thắng, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn được thống nhất, người dân được sống trong niềm vui hoà bình, dân chủ. Tất cả niềm vui, niềm hân hoan ấy đã được kết lại và cất lên thành bài ca qua từng câu thơ giàu cảm xúc:

Rồi ngày mai kia các con chúng ta

sẽ không có trong cuộc đời nỗi đau chia cắt áo con trắng trắng trong câu hát

con hãy nhớ về hôm nay để hiểu mẹ cha

để lòng yêu đất nước gian nan bao tháng ngày cho đồng viên thống nhất.

Rồi ngày mai ngày kia…

đêm nay bao nhiêu người đã thức giữa anh và em

giữa bạn bè

giữa bao miền đất là Sài Gòn cháy rực một mặt trời tháng tư.

(Mặt trời tháng tư)

Trong thơ nhà thơ nói rất nhiều về niềm tự hào và niềm vui chiến thắng, nhưng chị còn nói nhiều hơn về những gian lao, sự chịu đựng và hy sinh của nhân dân, của đồng đội để hôm nay dân tộc đến cái đích cuối cùng của một hành trình dài đặc. Có thể nói với nhu cầu nhận thức cuộc sống trong sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ là một đặc điểm trong thơ Ý Nhi nói riêng và trong thơ những năm hậu chiến nói chung, tác giả Mã Giang Lân nhận xét,

“chị hiểu thực tế bằng hai lần cảm nhận: Hiện thực và quá khứ. Có lúc chị xót xa nhưng bao giờ cũng chân thành. Nhờ sự chân thành ấy mà chị tạo được sự thông cảm và tin yêu ở người đọc” [21]. Có thể nói, dù sống ở hiện tại nhưng quá khứ đã trở thành một bài ca không bao giờ quên trong chị, Ý Nhi không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những đau khổ, hy sinh cực kỳ lớn của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường và để từ đó thấm thía ân tình cách mạng và nó trở thành động lực, sức mạnh không nguôi nhắc nhở chị trong cuộc sống hiện tại:

Áo chói chang, mặt sáng ngời hạnh phúc cô gái đi qua tôi dưới bóng những bờ cây sao tôi chẳng thể nào quên được

câu thơ viết về người đã khuất

Những năm tháng chiến tranh thử thách mỗi người ta lọc lại cho ta những gì trong sạch nhất

sao tôi chẳng thể nào quên được

người nghệ sĩ đã ngã xuống bên con rạch gần cửa sông ánh chớp mìn clâymo bàn tay chầm chậm buông rời tàu dừa nước (Thư mùa đông)

Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – Nhân Dân không thể tách rời.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 38 - 40)