Tình cảm da diết với những miền đất đã đi qua

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 40)

Bằng một trái tim lớn, đa cảm, nhiều yêu thương, cùng với nỗi nhớ Ý Nhi không chỉ tái hiện lại hình ảnh con người và đất nước qua chiến tranh cũng như trong cuộc sống mới, mà bên cạnh đó những hình ảnh về những vùng đất xa xôi khác của Tổ Quốc – nơi chị đã từng đi qua đã để lại dấu ấn sâu sắc cùng với những tình cảm chân thành của chị. Đó là Tuy Hòa, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Lạt,… Trong đó, vùng đất Hà Nội là nơi ghi lại

nhiều những cảm xúc những sâu nặng nhất trong cuộc đời chị. Những vui buồn trãi qua suốt gần ba mươi năm trong đời, vì thế nhắc đến nhắc đến vùng đất Hà Nội không chỉ gợi lại những vẻ đẹp, quyến rũ của nó với bao thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Tây, hồ Gươm, hồ Thuyền Quang, Tháp Rùa,… mà nó còn in dấu một thời những kỉ niệm không thể nguôi quên trong đời chị:

Như tấm phim

trong thuốc hiện hình

chúng ta ngập giữa mùa thu Hà Nội.

Trên mặt hồ xanh Trên vòm cây cuộn gió Trên sương lam

Trên ngói nâu lặng ngủ Hiển hiện bóng hình hai ta

(Hà Nội, một ngày nào)

Đặc biệt khi cảm nhận về đất nước, chị không chỉ ngợi ca cảnh đẹp mà chị nói nhiều đến cái nghèo, cái gian nan của đất nước. Đây là hình ảnh rất thật của Quảng Bình – mảnh đất khô cằn nơi chôn nhau cắt rốn của chị, mảnh đất miền Trung cằn cỏi, khắc nghiệt:

Đã trở về đồi sỏi vắng cây che nắng gay gắt trên bờ công sự anh khẽ hát bài ca ngọn cỏ mắt xa xăm dõi phía chân trời.

(Quảng Bình)

Không chỉ có vậy, Quảng Bình còn là mảnh đất gợi lên nỗi đau thương của dân tộc Việt Nam, mảnh đất chịu nhiều mất mát trong những năm tháng bom đạn chiến tranh. Nơi đây đã có biết bao người con anh dũng đã hi sinh ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc khiến cho cái tôi trữ trong thơ Ý Nhi không khỏi nghẹn ngào, đau xót khi nhà thơ trở lại nơi đây sau bao năm xa cách:

Đã trở về những động cát gió bay nơi em chết giữa năm mười tám tuổi nơi bom nổ, trơ vơ thành Đồng Hới em đắp đường, vá áo, tóc vàng hoe.

(Quảng Bình)

Chính những tình cảm da diết đối với những vùng đất đã từng đi qua, từng sống khiến cho cái tôi Ý Nhi không nguôi hoài niệm về quá khứ. Chị nhớ về Hải Phòng là nhớ về khoảng thời gian của mười năm thời thơ ấu, cái thuở còn “mặc áo rộng thùng thình/ tóc Tết đuôi sam/ đi lang thang qua phố nhà sông nước/ được nhìn thấy tuổi thơ xa típ tắp”, nhớ về Thái Nguyên “tôi đi trên đoạn đường còn lại/ không nguôi quên nguồn sáng mặt trời chảy như xối/ qua cánh rừng 20 năm cũ”,…

Tóm lại, cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi luôn gắn bó sâu nặng với những đất đã đi qua. Suốt đời chị luôn ấp ủ một tình yêu nồng cháy với những miền đất của Tổ quốc. Ở đó không chỉ là những kỷ niệm, hoài vọng mà còn là “cái đích sau cùng của mọi lối ta qua”.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Trang 40)