Giọng mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 128)

Cuộc sống không chỉ có những mặt tốt đẹp đáng ngợi ca, mà còn có cả những mặt giả dối, xấu xa nhưng núp dưới hình thức đẹp nên đáng cười, đáng châm biếm. Cái xấu cần được lên án thông qua tiếng cười, qua sự giễu nhại kín đáo mà nghiêm túc. Giọng mỉa mai châm biếm thường được nhà văn dùng để lột phăng cái “mặt nạ” bên ngoài nhằm che đậy bản chất bên trong để từ đó, bắt sự vật, hiện tượng hay con người phải hiện nguyên hình như nó vốn có hoặc được dùng để chế giễu với dư vị đắng chát xót xa. Đây là những câu văn lột tả sự giả dối của những kẻ khóc thuê và

thuê khóc trong đám tang:“Cứ mỗi đoàn vào viếng thì tiếng khóc lại rồ lên. Đau đớn thảm thiết như thể cái kẻ đang nằm im như thóc, teo tóp trong quan tài mới toe kia là một vĩ nhân đang độ sung sức mới lìa đời, để lại cho nhân gian những công

trình thế kỷ? Chẳng lẽ trong đám ma tôi lại phỉ nhổ.” (Người đàn bà ám khói). Sự

giả dối của những kẻ khóc thuê tinh xảo đến mức nếu không nhìn vào đôi mắt ráo

hoảnh của họ thì ngỡ là họ thực sự thương xót người đang nằm trong quan tài:“Tôi ngoảnh phắt lại nhìn những người đang ôm lấy quan tài, lăn lộn dưới đất. Quần áo đầy đất cát, nhàu nhò ố bẩn. Tôi cúi xuống. Nhìn vào mặt họ. Những đôi mắt ráo hoảnh. Nếu chỉ nghe tiếng nức nở mà không nhìn thấy gì hết, tôi tưởng nước mắt của họ sẽ cuốn phăng cả cái đám người lẫn cụ già đang nằm trong quan tài kia đi.” (Người đàn bà ám khói). Nguyễn Thị Thu Huệ thật sự mẫn cảm với sự giả dối nên

đứng trước sự giả dối, bao giờ chị cũng tìm cách để lột phăng cái vẻ bề ngoài đang che đậy những thói tật bên trong. Viết về người đàn ông giả dối, chị dùng chất giọng

này để soi thấu tận tâm can của nhân vật: “Anh ta luôn rạch ròi trong mọi chuyện…Rất ga lăng với phụ nữ và lúc nào cũng mang một vẻ mặt thành kính. Tác phong giống như thể con chim câu đang gù gù tha những cọng rơm đi rệt tổ ấm, chỉ thiếu con chim cái thôi.”(Hậu thiên đường).

Giọng điệu mỉa mai châm biếm được Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người. Đó là lòng tham, sự hiếu

kỳ của con người trong Một chuyến đi: “Việc cậu tôi trúng độc đắc lan nhanh khắp hang cùng ngõ hẻm, nhanh hơn tin bão giật cấp mười ba” (Một chuyến đi). Đồng

thời nhiều trường hợp, giọng điệu này còn dùng để thể hiện cảm nhận chua chát đắng

cay của chính nhân vật: “Mai kia cậu chết, khi cho cậu vào áo quan, mày nhớ đục hai lỗ to ở hai bên ra nhé… Cậu thò hai tay ra để mọi người thấy rằng cậu đi vào cõi chết bằng hai bàn tay trắng.” (Nước mắt đàn ông). Giọng điệu này cũng thể

hiện những hiện tượng, những nghịch cảnh cười ra nước mắt của đời sống. Sắc thái hài hước châm biếm thể hiện qua cách miêu tả hiện thực trong tâm tưởng mang sắc thái bi hài: Nguyễn Thị Thu Huệ xây dựng nên hình tượng người trí thức trong hoàn cảnh túng quẫn về kinh tế, thay vì nuôi dưỡng những ý tưởng khoa

học, hằng ngày anh ta phải nuôi chó Nhật để mưu sinh và : “việc lấy giống chó đã được coi trọng hơn sự kiện vùng Vịnh hay sự mất chức của tổng thống nước nào đó” (Minu xinh đẹp). Giọng châm biếm mỉa mai xuất hiện và đóng vai trò chủ đạo trong Cõi mê: “Ai dại gì cứ suốt ngày chiến tranh. Đổ vỡ lại tốn tiền sắm, chửi nhau

không mất gì.”. Đây là những lời mỉa mai cho những tính toán, ích kỷ của người đời.

Hay như phong trào xây khách sạn mini ở thành phố hiện nay được Nguyễn Thị Thu

Huệ miêu tả với giọng điệu “tưng tửng”: “Bác tôi cho đập hết đi, xây lại thành một cái khách sạn. Chỗ mà hàng ngày chúng tôi ở, có thể thành chỗ nhảy đầm. Chỗ để bàn thờ ông bà, có thể thành khu vệ sinh, với những cái buồng tắm Nhật mà vào đấy tắm phải có hai người, để giúp đỡ nhau. Chỗ mẹ tôi ngày ngày quạt than tổ ong, mỗi lần quạt ba bếp liền để tỏ tình cảm với các anh chị. Có thể sau này, sẽ thành những buồng ngủ xinh xinh, và những đôi trai gái chán ngủ ở nhà sẽ đến ngủ tạm”. Ở

những câu chuyện được kể lại bằng cái giọng “tưng tửng”, lộ rõ những nỗi niềm của con người thời đại khát khao yêu thương, cô đơn, trống rỗng, hy vọng và thất vọng, đắng cay và ngọt bùi. Những chuyện ấy, nỗi niềm ấy ngổn ngang quanh ta nhưng khi đi vào truyện của Thu Huệ lại rõ đường nét, ám ảnh và mang cái nghĩa lý của cuộc đời.

Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đàn ông trong Hậu thiên đường thảm hại ở cả hai tư cách “là chồng và làm người tình”. Khi những quan niệm vốn rất nghiêm chỉnh như gia đình, vợ con thì bị anh ta coi là “một cái lô cốt chắc chắn mà hàng ngày, hàng giờ anh ta cần mẫn nhặt nhạnh tí vôi, tí xi măng, xây xây, trát trát”, còn người tình thì dùng để “xả hơi và nạp nhiên liệu cho công việc xây dựng của mình”. Chị tả cảnh say rượu của chàng thi sĩ nghèo trong Tình yêu ơi, ở đâu? “chính xác đến mức đáng sợ” [90], “chàng cười, khuôn mặt méo xệch, vẹo vọ như cái oản bẹp”... Sự sắc sảo cũng khiến nhà văn phát hiện rất nhanh, chính xác cái đáng cười trong cuộc sống theo kiểu “tình yêu đi qua cái dạ dầy”: “Tôi cảm thấy mọi thứ đảo lộn. Thế kỷ XX, thế kỷ hiện đại, người ta có thể tỏ tình với nhau ngay trong một quán phở mà không thấy gì là ngượng.” (Minu xinh đẹp).

Giọng điệu kể chuyện của Nguyễn Thị Thu Huệ đôi khi tỏ ra rất “táo tợn”, nhiều khi gây cảm giác ít tính nữ. Chỉ có Thu Huệ mới có thể kể một cách tự nhiên:

“đàn ông phải có hai bộ mặt, vừa tử tế, vừa đểu giả, thế mới quyến rũ”, hay “rồi hắn lại ngốn ngấu hôn lên môi con gái như nhai cái bánh.” (Hậu thiên đường). Với

giọng kể này có thể làm “gia vị” cho câu chuyện nhưng nếu nhiều quá, rất có thể người đọc sẽ nhàm chán. Nhưng là một phụ nữ, Thu Huệ có lúc trở lại với giọng

điệu dịu dàng thanh khiết đằm thắm đến bất ngờ. Bằng giọng điệu trữ tình, tác giả đã

để mặc ngòi bút tái hiện một thực trạng tiềm thức: “tôi bỗng thấy mình bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và mịt mù sóng” (Biển ấm) hoặc: “đêm nay trăng mười sáu tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực dưới ánh sáng xuống sóng nước như thể lần đầu tiên biểu hiện trên đời”... Sự cân bằng giữa các giọng điệu đối

nghịch chính là sự thành công của nhà văn trong cách kể chuyện.

Không phải chỉ riêng Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng và thành công với giọng mỉa mai, châm biếm. Ta thấy, trước đó, Nguyễn Huy Thiệp đã từng dùng thủ pháp lột trái vỏ bọc nhân vật để bóc trần bản chất của nó. Chẳng hạn, ông đặt vào miệng vua Gia Long câu nói: “Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia đểu cáng chừng nào. Mày mượn danh ta để đi ăn cướp với chơi gái à?" (Phẩm tiết). Trong khi giọng điệu của tên cướp thì lại: "Thôi đi. Trẻ con là tương lai đấy. Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu" (Sang sông). Đoài, một trí thức khi nghe tin người thân chết, Đoài bảo: "Cứ gác lại cái đã. Các bà già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi"... (Không có vua). Trong khi mỉa mai các đối tượng, đôi khi Nguyễn Huy Thiệp lại hơi thái quá tạo nên cảm giác sống sượng, “khó tiếp nhận” đối với độc giả. Nguyễn Thị Thu Huệ trong khi mỉa mai, châm biếm thường dùng sắc thái hài hước đi kèm. Hơn nữa, cách dùng từ của chị rất chừng mực nên vẫn tạo độ hấp dẫn đối với độc giả.

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm đã đem đến cho truyện ngắn của Thu Huệ một âm hưởng riêng trong các truyện ngắn phê phán. Nó đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và thể hiện cái nhìn hiện thực trong tính dân chủ của người viết. Với giọng điệu này, Nguyễn Thị Thu Huệ vừa mô tả dòng đời ngổn ngang bề bộn, vừa đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay. Hơn nữa, nhờ chất giọng này, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trực diện, thẳng thắn đối với những nghịch lý trớ trêu của hiện thực, những thói tật tầm thường của con người như: cơ hội, giả dối, lợi dụng, đổi trắng thay đen … mà không gây cảm giác căng thẳng ở nơi người đọc. Với thái độ không khoan nhượng những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời, con người, các trang viết của Thu Huệ góp phần thể hiện bức tranh của hiện thực với một quan niệm đa chiều về đời sống.

Như vậy, từ việc xem xét giọng điệu trần thuật, có thể thấy truyện ngắn của Thu Huệ là sự kết hợp rất nhiều chất giọng, được thể hiện một cách đa dạng và phức tạp về bức tranh đời sống. Đó là sự xoáy sâu của giọng chiêm nghiệm, triết lý, sự tê tái từ giọng khinh bạc xót xa, sự phẫn nộ từ giọng mỉa mai châm biếm, sự dằn vặt từ giọng đay đả tự vấn, sự dịu dàng thanh thoát từ giọng thâm trầm sâu lắng… Song dù là giọng điệu nào, thanh âm nào xét đến cùng vẫn lắng đọng đằng sau nó biết bao nghĩ suy, trăn trở, bao hàm nghĩa sâu xa từ những chuyện tưởng như bình thường, vụn vặt của cuộc sống. Nét độc đáo của Thu Huệ là chị đã biết làm nổi bật mỗi âm sắc trong giọng điệu của mình để tạo nên những nốt son, những điểm nhấn. Cũng biểu hiện giọng trữ tình, sâu lắng nhưng truyện Thu Huệ không đem lại cảm giác ám ảnh, buồn tê tái như truyện Nguyễn Ngọc Tư, cũng không nhẹ nhàng đến mức yên ổn, bình lặng như truyện Trần Thùy Mai. Truyện của Thu Huệ cũng mang sắc thái trầm lắng, cũng giàu chất trữ tình nhưng lại vút lên bởi những chất giọng khác như hài hước, châm biếm, khinh bạc... Chất giọng khinh bạc ta cũng dễ nhận ra trong truyện của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp… nhưng trong hai tác giả này, chất giọng khinh bạc thường kèm theo sắc thái lạnh lùng, thậm chí tàn nhẫn ít nhiều tạo sự hụt hẫng đối với bạn đọc. Thu Huệ bên cạnh giọng khinh bạc chị đã kèm theo sắc thái xót xa dù có những truyện người kể cứ “tưng tửng” nhưng vẫn toát lên âm hưởng xót xa, dấu vết của cảm xúc, của yêu thương mà nhà văn dành cho nhân vật của mình. Sự cảm thông ấy là căn nguyên để kéo chị lại gần hơn với nhân vật cũng như kéo bạn đọc lại gần hơn với nhân vật của chị.

Xem xét nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy, chị không chỉ thành công trong việc khai thác điểm nhìn gắn với ngôi kể mà còn thực sự gặt hái được những thành tựu và tạo dấu ấn riêng từ việc xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật. Cái độc đáo riêng là Thu Huệ cùng lúc thu nạp trong mình nhiều thái cực trên cả ngôn ngữ và giọng điệu: dịu dàng mà mãnh liệt, sắc sảo nhưng thâm trầm, khinh bạc mà xót xa, mỉa mai, châm biếm mà chua chát, ngôn ngữ giàu chất thơ nhưng cũng ngộn ngộn sự tươi mới của đời thường… Tất cả cộng hưởng tạo nên một sức mạnh, một nội lực ghê gớm thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

KẾT LUẬN

1. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản trong hoạt động sáng tạo văn học, vấn đề trung tâm của hoạt động nghiên cứu, nhất là các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật còn mở ra nhiều bình diện khác như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tạo dựng kết cấu, lời văn nghệ thuật… Đặc biệt, tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi tự sự nói chung, trong truyện ngắn nói riêng một mặt giúp ta khai thác từ góc độ thi pháp thể loại, mặt khác còn thấy được cái tầm và cái tâm của người nghệ sĩ, nhất là nét riêng độc đáo trong phong cách nghệ thuật của họ.

2. Là nhà văn thuộc thế hệ thứ ba trong hành trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thực sự khẳng định được tài năng không phải chỉ vì những giải thưởng danh giá mà chị đã đạt được mà còn từ chính sức hút của tác phẩm, những đứa con tinh thần của chị. Không ồn ào bằng sự tranh cãi của dư luận, người phụ nữ từng thừa nhận “một mình trong đầy đủ” đã lặng lẽ tỏa sáng và bước những bước đi vững chắc trên hành trình văn học. Để có được những thành tựu đáng ghi nhận trong nền văn học mà độc giả là những người “khó tính” như hôm nay, chị đã nỗ lực rất nhiều trong lối viết đặc biệt là trong nghệ thuật kể chuyện. Đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một mặt, chị vẫn kế thừa những thành tựu trong cách kể của văn xuôi truyền thống, mặt khác, chị vẫn tích cực thể nghiệm và tìm tòi hướng đi riêng cho mình. Không đoạn tuyệt với lối kể của văn xuôi truyền thống, trong nhiều tác phẩm Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn tín nhiệm chọn người kể từ ngôi thứ ba giấu mặt. Mặc dầu kế thừa và phát huy những lợi thế của cách kể truyền thống nhưng tác phẩm của Thu Huệ không mất đi tính chất tươi mới, sức lôi cuốn của nghệ thuật tự sự hiện đại. Ngoài một số truyện kể từ ngôi thứ ba giấu mặt, phần lớn tác phẩm được trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Trong những tác phẩm này, chị đã tin cậy giao quyền kể chuyện cũng như đặt điểm nhìn chủ đạo vào một nhân vật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Với việc chọn ngôi kể và trao điểm nhìn trần thuật chủ đạo như trên, một mặt chị phát huy được tính khách quan, khả năng mở rộng biên độ phản ánh hiện

thực, khả năng liên tưởng tạt ngang… của lối kể từ ngôi thứ ba đồng thời lại có thể đi sâu vào những ngóc ngách tâm hồn nhân vật để khai thác những khuất nẻo sâu xa trong đáy lòng khó bề sẻ chia của họ, tạo ấn tượng về cái hiện thực tươi mới đang xảy ra, “chưa hoàn kết” của lối kể từ ngôi thứ nhất. Bởi thế, truyện ngắn của Thu Huệ vừa có khả năng bao quát những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống đương đại lại vừa gần gũi, dễ tiếp nhận đối với chúng ta.

Trong khi triển khai dẫn dắt sự phát triển của mạch truyện, Thu Huệ tỏ ra sắc sảo và linh hoạt trong việc khai thác điểm nhìn trần thuật. Khác với lối kể truyền thống thường đặt điểm nhìn tin cậy, “quyền sinh, quyền sát” vào người kể ẩn tàng, giấu mặt từ ngôi thứ ba, Thu Huệ lại thường đặt điểm nhìn chủ đạo vào một nhân vật nào đó trực tiếp tham gia trong câu chuyện để tạo nên tính chất đối thoại và dân chủ cho truyện kể. Sự đổi mới cũng được ghi nhận rõ rệt ngay ở những tác phẩm được kể từ ngôi thứ ba nhưng nhà văn liên tục lia ống kính quan sát và dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt để không chỉ khai thác cuộc sống từ nhiều góc nhìn mà còn từ nhiều thời điểm khác nhau.

Không chỉ tạo sức hút từ việc chọn ngôi kể, sự khai thác điểm nhìn mà truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ còn lôi cuốn bạn đọc bởi nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trần thuật. Tiếp xúc với truyện ngắn của chị, ta dễ dàng nhận ra một phong cách ngôn ngữ đa dạng thâu tóm trong mình nhiều thái cực đối lập. Một mặt, ngôn ngữ trần thuật vừa gai góc, sắc sảo đến mức bạo liệt nhưng ở mặt khác, ta lại nhận ra một phong cách ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính. Với ngôn ngữ nhân vật,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 128)