Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 114)

Thực ra, văn học thời kỳ đổi mới với ý thức nhận thức lại hiện thực nên chứa đựng rất nhiều điều băn khoăn trăn trở của nhà văn trước cuộc đời và con người. Sự băn khoăn trăn trở ấy đã trở thành giọng chiêm nghiệm đầy tính triết lý trong văn Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp … và được tiếp nối ở các nhà văn thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba. Bởi thế, ta có thể thấy sự phân tích, chiêm nghiệm trong tác phẩm

của nhiều nhà văn trẻ nhưng phân tích, chiêm nghiệm vụt trở thành một giọng điệu ám ảnh xuất hiện dày đặc trong truyện thì ít ai đặc sắc như Nguyễn Thị Thu Huệ. Trên từng trang viết, ta nhận thấy những dòng chiêm nghiệm thấm thía như được rút ra từ chính cuộc đời, máu thịt của chị. Giọng điệu này thường được Thu Huệ sử dụng khi đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, khi nhân vật đi tìm những giá trị tinh thần đích thực vĩnh hằng, khi nhà văn bày tỏ những suy tư về tình người, tình đời hoặc phân tích lý giải, khái quát một hiện tượng nào đó trong cuộc sống... những vấn đề được triết lý có thể đặt ở điểm nhìn của người kể chuyện cũng có khi ở điểm nhìn nhân vật. Các nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ đều ít nhất một lần chiêm nghiệm hoặc triết lý về cuộc đời. Từ đứa trẻ đến cô gái, anh thanh niên hay cụ già, kẻ lưu manh… đều bày tỏ suy nghĩ hay sự đúc kết nào đó về cuộc sống.

Trải qua những bước chuyển, những biến cố trong cuộc đời, các nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ thường rất nhạy cảm, biết suy xét và nhận ra sự thực đời mình. Nỗi đau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại là điều luôn giằng xé các nhân vật. Tự ý thức là nhu cầu của chính bản thân nhân vật, vì vậy họ thường chiêm nghiệm, phân

tích, lý giải. Cô gái trong Đêm dịu dàng trong giây phút đau đớn bẽ bàng khi chợt

nhận ra sự bỉ ổi của người yêu, người cô vẫn tôn thờ còn anh ta lại mượn tay thủ

trưởng làm trò đểu giả để có cớ bỏ cô. Cô đau đớn thất vọng, nhận ra: “Cái gì tôi cũng trải qua. Hạnh phúc. Đau khổ. Cô đơn. Hờn giận. Có tất. Mỗi chết là chưa biết thôi... Hóa ra, là như vậy. Tôi cứ tưởng cái gì tôi cũng biết. Nhưng có một điều tôi không hề biết là người ta có nhiều kiểu thay đổi lòng dạ, nhiều kiểu bỏ người tình, ngon lành lắm”.

Luôn luôn đưa ra những nhận xét, bình phẩm, nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ hay tìm cách phân tích, lý giải nên thường đặt câu hỏi cho chính mình. Người

mẹ trong ( Hậu thiên đường) nhận thấy rằng: “Ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc trồng cây gì thì ăn quả đấy, hay gieo gì thì gặt đấy. Nhưng tôi. Tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi gặp toàn cỏ dại? Chẳng lẽ. Một chút xiêu lòng mà lại khốn khổ đến thế này sao?”. Dưới hình thức câu hỏi thường là

không có câu trả lời, đã góp phần khơi sâu sự phân tích, lý giải, khơi sâu nỗi đau trong tâm hồn con người.

Sự phân tích chiêm nghiệm trong truyện của chị thường vượt ra khỏi phạm vi của cá nhân để vươn tới sự khái quát có ý nghĩa với số đông: con người, đàn ông,

đàn bà, con gái, người ta… Đây là sự chiêm nghiệm về bản chất con người: “ Hoá ra. Con người. Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ai cũng đi chung một con đường. Vừa giống, lại vừa khác. Người may mắn thì ít vào ổ gà. Người đen đủi thì hay rơi xuống hố. Nhưng sự bắt đầu và kết thúc thì giống nhau cả” (Biển ấm), “ Sao con người phức tạp thế. Bão tố và bình yên. Nó là cái gì nhỉ? Bão tố của người này là bình yên của kẻ khác.” (Dĩ vãng),“Đời người ngắn ngủi lắm.” (Cầu thang), “Đời người. Hình như ai cũng có một cái thú riêng. Thú kiếm tiền. Thú tiêu tiền. Thú ăn ngon. Thú mặc đẹp. Thú nói xấu sau lưng người khác. Thú chọc gậy bánh xe.” (Giai nhân),“Đời người ta giống một dòng sống.” (Cõi mê),“Con người. Ngày càng đông như kiến nhưng chẳng ai giống ai. Mỗi người buồn một kiểu, vui một lối.” (Dĩ vãng),“Đời người phần lớn là buồn.” (Thiếu phụ chưa chồng),“Hóa ra. Lâu nay tôi nghĩ bao nhiêu điều. Nhưng không mảy may có điều đó. Tại sao, khi phán đoán một việc ác, người ta chỉ nghĩ bằng lòng ác, mà không bằng lòng nhân?”(Dĩ vãng),“Cuộc đời thì ngắn ngủi lắm” (Còn lại một vầng trăng),“thời hiện đại cho người ta nhiều sự lựa chọn.” (Rượu cúc),“Người ta ai cũng phải chịu đựng nhau cả, có điều không phải lúc nào cũng nói ra.” (Tình yêu ơi, ở đâu?)… Những điều

chiêm nghiệm trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ là cõi nhân sinh thật thấm thía. Qua sự đúc kết từ gan ruột của mình, chúng ta nhận thấy con người theo chị không phải là những thánh nhân, họ không gánh vác trên vai những trọng trách dời non lấp bể. Họ không phải là những anh hùng, danh nhân hay nhà khoa học mà họ là những con người trong đời thường với tất cả mặt xấu – tốt, thiên thần và ác quỉ. Họ có những khao khát rất “đời”, họ có những suy nghĩ ước mơ lý tưởng sống cao cả nhưng họ cũng mang trong mình sự ích kỷ, thô lỗ cục cằn, thậm chí tàn bạo và cũng không loại trừ cả sự xấu xa, lừa gạt, tráo trở… Nhìn nhận con người trong tính “phức tạp” như thế, chị đã thực sự “áp sát” vào cuộc sống để thấy được bản chất đích thực của con người để “bắt mạch” và chỉ ra những điểm còn khuyết thiếu giúp

Không chỉ vươn tới tầm khái quát để khám phá con người nói chung, truyện

của Nguyễn Thị Thu Huệ đã đi sâu vào giới mình để hiểu về phái đẹp: “Hóa ra. Đàn bà. Ai cũng có khả năng đặc biệt giống nhau. Yêu đương. Ghen tuông. Cuồng si.”, “Đàn bà thích làm chủ với chồng và làm nô lệ với tình nhân” (Hậu thiên đường),“ Những người đàn bà khóc nhiều, nói nhiều đến hết hơi nên ngủ nhanh hơn hơn mọi ngày.” (Phù thủy), “Cái kiếp đàn bà thật khốn nạn.”(Thiếu phụ chưa chồng),“Có những người đàn bà bốn mươi tuổi lại cứ tưởng là mình mới chỉ mười tám và ngược lại.” (Sơ ri đắng),“Đời người đàn bà thường ngắn hơn đời người đàn ông mặc dù tuổi thọ thì nhiều hơn.”(Giai nhân),“Người đàn bà đẻ giống con cua bấy.”(Cõi mê), “đàn bà khi yêu không có tuổi.”(Minu xinh đẹp),“Đàn bà yêu bằng mùi.”(Mùa thu vàng rực rỡ)…Trước khi trở thành đàn bà ai cũng có thời con gái với bao mộng mơ, hoài bão, sự bồng bột nhất thời. Hiểu thấu điều ấy, chị đã khái quát những đặc điểm của con gái: “Con gái lớn thì lại thích được chăm sóc. Khi ở nhà thì bố mẹ. Lớn lên thì người tình. Sau đó là của chồng.”; “Hóa ra con gái tôi lớn hơn tôi tưởng rất nhiều.” (Hậu thiên đường),“Nước mắt chảy xuôi. Bố mẹ có thể chết thay con. Còn con thì phần lớn chết vì người khác.” (Biển ấm)… Nữ nhà văn từng có lần tâm sự: “Riêng các nhà văn nữ, trước khi là nhà văn, họ là người phụ nữ với tố chất như mọi người phụ nữ khác, đấy là những khát khao được hạnh phúc bên người thân, được sống bình yên, có những đứa con ngoan và người chồng chung thủy”. Đúng vậy, là một nhà văn nhưng trước hết là một người phụ nữ, hơn ai

hết, Nguyễn Thị Thu Huệ thấu hiểu những khát khao, những ước vọng hoài bão và cả những nỗi trớ trêu đau khổ không của riêng ai trong giới mình. Bởi vậy, chị đã đưa ra những lời nhận xét đúc kết về họ thật sâu sắc. Những lời đúc kết ấy cũng không khẳng định một chiều những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ mà còn phơi bày cả những thói hư tật xấu như: lắm điều, ngoa ngoắt, thô bạo, cục cằn… Bởi thế, người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của chị đích thực là một con người “trần thế”, khác xa kiểu nhân vật lý tưởng trong văn học trước 1975.

Tất nhiên chỉ mình phái đẹp chưa thể làm nên thế giới. Hơn nữa những bi kịch của con người trong truyện của chị thường có nguyên nhân từ đàn ông hay ít nhiều có dính líu đến đàn ông. Vậy đàn ông là gì? Bản chất của họ như thế nào? Tác

phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ lại hướng tới khám phá nốt nửa bên kia của thế giới:

“Đàn ông phải có hai mặt, vừa tử tế vừa đểu giả, thế mới quyến rũ”(Hậu thiên đường), “Cái thằng đàn ông một năm đi xa hàng chục lần thường là thằng chu đáo” (Một nửa cuộc đời), “đàn ông yêu bằng mắt” (Mùa thu vàng rực rỡ), “đàn ông, cái sự quên hay nhớ của họ là đều có ý thức. Họ đã muốn gì thì đừng cố mà giữ.” (Bảy ngày trong đời),“Đàn ông tuy cần thật nhưng tốt nhất là không nên có.” (Hoàng hôn màu cỏ úa) … Trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tỏ ra có một “cái nhìn phẫn nộ và phản ứng quyết liệt dành cho thế giới đàn ông”

[96]. Bởi thế, đàn ông hiện lên trong tác phẩm của chị thường là những kẻ thực dụng, dễ đổi thay, tráo trở, tàn nhẫn…như chị có lần giãi bày khi trả lời phỏng vấn:

“Trong những năm gần đây phụ nữ tiến quá nhanh, họ luôn phấn đấu và cố gắng thay đổi, trong khi đàn ông vẫn yên trí với vai trò của mình như hàng trăm năm nay vẫn vậy. Có lẽ số đông những người đàn ông cần phải học cách sống văn minh trong chính gia đình của mình, để hiểu và cư xử công bằng với vợ”. Cái nhìn này

một mặt bắt nguồn từ hiện thực đời sống nhưng mặt khác có lẽ ít nhiều liên quan đến cảm nhận chủ quan xuất phát từ cuộc sống riêng tư không trọn vẹn của chị. Điều

này đã được khắc phục dần trong những tác phẩm gần đây như: Rượu cúc, Nào ta cùng lãng quên, Rồi cũng tới nơi thôi... Với những tác phẩm này, dư vị đắng chát

về đàn ông dường như giảm thiểu đến mức tối đa và hé mở cảm xúc yêu đời, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp.

Sự trải nghiệm, phân tích thường giúp nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ giật mình vỡ lẽ ra, ngộ ra những điều mang tính khái quát. Những điều khái quát hoặc

chân lí ấy thường được kết luận bằng những từ ngữ có ý nghĩa thức tỉnh như: “hóa ra”, “thì ra”, “thế mới biết”, “bây giờ thì tôi hiểu”, “bây giờ thì tôi biết”…“Hoá ra. Những người cứ bị người tình bỏ là làm được thơ. Các nhà thơ, toàn thất tình cả.” (Dĩ vãng),“Hoá ra. Con người. Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ai cũng đi chung một con đường.” (Biển ấm)… Sự chiêm nghiệm đôi khi trở thành những triết lý, dù

tính chân lý của nó có được kiểm chứng hay không nhưng rõ ràng nó rút ra từ điều

gan ruột của nhân vật: “Ăn cũng là một hạnh phúc. Ngủ cũng là một hạnh phúc. Yêu

Cuộc sống vận động không ngừng về phía trước nhưng không có nghĩa là nó tẩy chay mọi kinh nghiệm của quá khứ. Bởi những kinh nghiệm này đã được Nguyễn Thị Thu Huệ đúc kết thật sâu sắc dưới những triết lý dân gian. Đó là thuyết nhân quả ở đời “mọi thứ đều có giá của nó”; “trồng cây gì ăn quả đấy”; “gieo gì gặt

đấy” trong Thiếu phụ chưa chồng, Hậu thiên đường,Phù thủy,Xin hãy tin em…

Sự chiêm nghiệm và triết lý trong tác phẩm của chị thường hướng vào tìm hiểu về con người, thời cuộc, thế gian… Nó trả lời cho những câu hỏi “Con người là gì?”; “cuộc sống là gì?”, “Đàn ông như thế nào?”,“Đàn bà ra sao?”... Để hướng đến tính

khái quát, chị thường nhấn mạnh từ ngữ kiểu như: ai cũng, mấy ai không, ai trong đời cũng đã từng, ai mà chả có, phải, mọi, mỗi…Cùng với những từ ngữ đó là kết

cấu câu định nghĩa C là V như một sự đúc kết kinh nghiệm từ những số phận và

những mối quan hệ cá biệt. Chẳng hạn: “Mọi cuộc họp đều thế. Có cảm giác sắp thay đổi đến nơi, nhưng sự thực đâu lại vào đấy.” (Cầu thang),“Ngoại tình. Thực chất nó là gia vị trong một bữa ăn. Tí cay, tí chua, tí ngọt cho dễ nuốt chứ không phải là cái ăn hàng ngày.” (Một nửa cuộc đời), “Hầu như trong đời ai cũng đã xếp xó vài cuộc tình.” (Cát đợi),“Thiên đường. Hình như ai trong đời cũng đã từng đặt chân tới đó.” (Hậu thiên đường) “Nó ăn ốc. Mình đổ vỏ. Ở đời chuyện đó thường lắm, ai chả gặp vài lần trong đời.” (Nước mắt đàn ông),“không ai có hai lần sống để rút kinh nghiệm.” (Hình bóng cuộc đời),“Không ai chịu sống bằng kinh nghiệm của người khác” (Ám ảnh)…

Nhìn rộng ra, trong không khí cởi mở, dân chủ của văn học thời kỳ đổi mới, giọng đối thoại, triết lý, chiêm nghiệm cũng được nhiều nhà văn khác ưa chuộng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp đây đó những triết lý về con người, cuộc đời, loài người… phát ra từ nhiều đối tượng khác nhau trong các truyện ngắn sau 1975. Chẳng hạn, một kẻ sát nhân vẫn có quyền phát biểu lý tưởng công bằng dẫu có phần cực đoan:

“Tôi đã làm theo cách của tôi. Tự giải phóng mình ra khỏi số phận đê hèn là một việc thiện, ít nhất cho chính mình” (Kẻ sát nhân lương thiện – Lại Văn Long). Đám thiếu nhi trong Nhân sứ của Hòa Vang đã lật lại một loạt vấn đề về bốn thầy trò Đường Tăng: Tôn Ngộ Không thì : “Trước sau thì ngài vẫn chỉ là một con khỉ, không thể được gọi là con người”, còn Sa Tăng, nhân vật nhạt nhẽo nhất trong số họ

lại được coi là con người, thiết tha xin ân huệ: “làm một người thường chài lưới trên sông nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấp một ngụm rượu, nướng một con cá nhỏ và đợi một người đàn bà, lấy vợ sinh con”. Nhân vật trong truyện của Vàng Anh cũng từng kết luận: “Những người đàn ông đã có vợ luôn nói ra những tình cảm yêu thương không có trong lòng, còn các anh con trai chưa vợ luôn nói ra những tình cảm hờ hững vốn cũng không có trong lòng.” (Sau những hẹn hò – Phan Thị Vàng

Anh)… Nói tới triết lý, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, cây bút thế hệ trước. Song, trong nhiều tác phẩm, triết lý của nhà văn này lại tỏ ra rất du

côn hoặc những câu nói tục tĩu: “Lao động chân tay em ạ. Không thể lấy chính trị động viên được, chỉ lấy tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bổ chứ. Chủ nghĩa tư bản nó có cái đểu là lấy tiền và gái để bóc lột giá trị thặng dư, nó làm cho các bác vô sản nhà ta mất hết của cải và tinh lực.” (Những người thợ xẻ). Với Nguyễn Thị

Thu Huệ, triết lý không chỉ là những chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc đời mà những chiêm nghiệm ấy cũng được thể hiện bằng những câu văn vừa sắc sảo vừa thấm thía nhưng vẫn dịu dàng đủ để thấm sâu vào tâm hồn bạn đọc.

Có thể nhà văn nào giai đoạn này khi viết ít nhất cũng một lần chiêm nghiệm triết lý nhưng chiêm nghiệm xuất hiện dày đặc và độc đáo như Nguyễn Thị Thu Huệ lại ít ai có được. Trong tác phẩm của chị, triết lý xuất hiện trên từng dòng, từng câu,

từng đoạn. Chỉ khảo sát riêng trong Hậu thiên đường, ta thấy nhà văn đúc kết về đàn bà, con gái tới hơn mười lần. Trong Một nửa cuộc đời nhà văn cũng ba lần khái quát về đàn bà, hai lần khái quát về đàn ông và một lần triết lý về ngoại tình và

nhiều câu triết lý về cuộc đời… Điều đáng nói là những điều triết lý trong truyện của chị ít khi là những lời kiến giải mang tính cá nhân mà thường là những kết luận từ sự trải nghiệm, được rút ra từ chính gan ruột của người trong cuộc nên tạo độ thấm thía và sức lan tỏa, sức thuyết phục mạnh mẽ.

Từ triết lý về con người, tình yêu, cuộc sống… Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho thấy sự cởi mở trong suy nghĩ, tư duy, sự sắc sảo trong cách tiếp cận và lý giải vấn đề. Sự chiêm nghiệm, triết lý của Thu Huệ được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật sống động nên có khả năng tạo dư ba và kích thích sự khám phá và trải nghiệm từ bạn đọc. Nhưng cũng có khi những triết lý của chị lại thể hiện một cái nhìn yếm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)