Sự dịch chuyển điểm nhìn thời gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 58)

Không chỉ dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật trong không gian mà truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ còn hấp dẫn ở chỗ liên tục có sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật theo trục thời gian. Sự dịch chuyển điểm nhìn theo thời gian có liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, kết nối sự kiện trong tác phẩm.

Sự dịch chuyển điểm nhìn diễn ra đều đặn trong thời gian khiến cho nhiều tác phẩm của Thu Huệ mang hình thức gần với nhật ký. Đây là cách tận dụng ưu thế của thể ký trong việc tái hiện sự việc tỉ mỉ chi tiết và đặc biệt tạo độ chân thật, tin cậy cao. Ta thấy hình thức này biểu hiện trong rất nhiều truyện tạo nên một nét riêng

biệt trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ Tân cảng, đến Nước mắt đàn ông, Tình yêu ơi, ở đâu?, Biển ấm, Hoa nở trên trời, Một trăm linh tám cây bằng lăng, Phù thuỷ, Của để dành, Người đi tìm giấc mơ, Sơri đắng, Ám ảnh, Một chuyến đi, Những đêm thắp sáng, Giai nhân, Hậu thiên đường… đều có cấu

trúc như những dòng nhật ký với những mốc thời gian khá cụ thể.

Tân cảng có cấu trúc như những dòng nhật ký với mốc thời gian khá rõ ràng.

Song, điều đáng nói là những mốc thời gian ở đây xuất hiện ít gắn với sự kiện mà thường gắn với những dòng chảy tâm lí, những dằn vặt trong suy nghĩ của nhân vật

“chị” khi chị chuẩn bị rời xa ngôi nhà và những thứ tưởng như đã trở thành máu thịt của mình, rời xa anh và đứa con nhỏ ngây thơ để đi tìm cho mình một bến đỗ, một “tân cảng” khác. Mở đầu tác phẩm là một mốc thời gian như định mệnh:

“ Ba giờ…

Tiếp đó vẫn là những mốc thời gian cụ thể: Bốn giờ… Năm giờ… Sáu giờ… Bẩy giờ… Tám giờ… Chín giờ… Mười giờ…

Buổi sáng. Phi trường…”

Mở đầu truyện là một thời điểm rõ ràng và cuối tác phẩm cũng là một mốc thời gian diễn ra cảnh chia lìa thương tâm nơi phi trường giữa hai đứa trẻ khao khát được sống chung dưới một mái nhà nhưng không thể được vì những nhu cầu, suy nghĩ và sự thỏa mãn của người lớn. Sự vụn vỡ, ly tan in đậm trong những mảng thời gian bị chia xé, cắt vụn. Hình thức nhật ký được hỗ trợ bởi sự di chuyển liên tục của điểm nhìn nghệ thuật trong thời gian như xoáy vào lòng, tạc vào những giây phút đau đớn giông bão nơi đáy sâu tâm hồn con người.

Cũng mang hình thức gần giống nhật ký, Một chuyến đi tái hiện những mốc

thời gian thật cụ thể, chi tiết. Ta đón nhận tác phẩm bằng một cách mở đầu đầy ấn

tượng: “Hôm nay, tôi mười tám tuổi”. Sự kiện mười tám tuổi của nhân vật “tôi” là một cái cớ để dòng hồi ức về người cậu ập đến trong suy nghĩ: “Ngày cậu lên mười tám tuổi”. Rồi từ đó, những dòng hồi ức lần lượt hiện ra một cách tự nhiên, chân thật: “Ngày cậu lên đường”

“Cậu đi. Đi mãi không về…” “Cậu vẫn không về”…

“Cậu vẫn không về. Hòa bình thì về từ lâu lắm rồi”… “Bà ngoại đi.

Bà không chờ được cậu. Thời gian chẳng chờ bà” “Một hôm.

Cậu về.

Cậu hiện ra ở ngõ.”…

“Buổi sáng. Cậu đánh trống tập trung…”

“ Buổi tối. Sau khi cậu đi lĩnh tiền trúng thưởng về…”

Hình thức kể gần gũi với dạng nhật ký này là kết quả của việc dịch chuyển điểm nhìn hoặc đều đặn hoặc ngắt quãng trong thời gian đã giúp tác giả gửi gắm được biết bao suy nghĩ, trăn trở của các nhân vật về cuộc đời. Nhân vật “cậu” là bộ đội phục viên có lòng tốt nhưng rồi chính lòng tốt đó đã mang lại bao phiền toái cho cậu khi lòng tốt bị lợi dụng một cách quá quắt.

Nguyễn Thị Thu Huệ từng thừa nhận: “Bút kí, phóng sự là chuyện thật, người thật, cũng là những gợi ý rất cần cho nhà văn. Tôi thấy, với một nhà văn có tài, và chuyên nghiệp, thì điều gì xảy ra xung quanh, họ cũng biết cách để đưa vào tác phẩm của mình.” [49]. Tài năng của Thu Huệ là trong truyện ngắn của mình, chị

không chỉ biết chọn lọc những vấn đề nhức nhối, cốt lõi của đời sống để đưa vào tác phẩm mà còn biết chọn một hình thức kể thật độc đáo dưới dạng gần ký qua việc luân phiên điểm nhìn nghệ thuật theo thời gian. Chính những ưu thế của thể ký trong việc mang lại tính chất thời sự nóng hổi đã làm nổi bật những vấn đề thời đại trong tác phẩm của chị như vấn đề tình yêu, hôn nhân gia đình cùng những nguy cơ đổ vỡ của nó thời hiện đại, vấn đề băng hoại đạo đức con người, vấn đề tiền bạc, ham muốn... Thêm nữa, hình thức ký bao giờ cũng tạo độ tin cậy và chân thật cho câu chuyện từ đó tạo ra một sức hấp dẫn tự nhiên.

Điều đáng lưu ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thị Thu Huệ là khi dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật, chị thường không tuân thủ theo trật tự tuyến tính của thời gian mà luôn có sự di chuyển, đan xen giữa hiện tại với quá khứ và đôi khi cả những viễn cảnh tương lai để tạo chiều sâu liên tưởng cho số phận, cảnh đời của nhân vật. Tác phẩm của Thu Huệ thường mở đầu ở điểm nhìn hiện tại. Nhưng thời điểm hiện tại đó thường là những dấu mốc có liên quan đến quá khứ hoặc có khả

năng khơi gợi quá khứ. Đó là khung cảnh buổi chiều tại ngôi biệt thự đồ sộ đối diện

với sự thực của một gia đình đổ vỡ, li tán trong Tân cảng, hay một chuyến phà rời bến nao nao gợi nhớ những kỷ niệm đã xa trong Biển ấm, một cảnh hỏi thăm đường của người lính để thăm lại đồng đội xưa trong Dĩ vãng, là cảnh đối mặt với nỗi cô

đơn khủng khiếp của Sao khi một mình bên cửa sổ chờ đợi người đến gõ cửa tỏ tình

trong Giai nhân, là một buổi chiều người mẹ trong Hậu thiên đường hoảng hốt

phát hiện ra con mình đã rơi xuống vực thẳm mà không gì cứu vãn nổi…

Mở đầu bằng điểm nhìn hiện tại nhưng tác phẩm của chị ít khi dừng lại ở đó để nói chuyện hiện tại. Đó có thể là một tình huống gặp gỡ, là đầu mối để gợi lại kỉ niệm cũng có thể là kết quả hay một kỉ niệm liên quan tới quá khứ… Do vậy hiện tại được nhà văn sử dụng chỉ như một cái cớ để dẫn dắt sự phát triển của tác phẩm. Trên nền hiện tại dòng hồi tưởng của nhân vật về quá khứ cứ dần dần hiện ra như không cố ý, ngỡ như vô tình song kì thực nó đều nằm trong dụng ý của nhà văn. Vì thế, truyện ngắn Thu Huệ luôn có sự đan xen, xáo trộn các bình diện của thời gian. Mở đầu bằng thời điểm hiện tại, rồi khéo léo dịch chuyển điểm nhìn để đưa con người trở về quá khứ qua dòng hồi tưởng để từ đó hiện tại và quá khứ cứ đan xen, lẫn lộn, chập chờn. Sự kết hợp đan xen và xáo trộn các bình diện thời gian không những không xóa bỏ sự đơn điệu trong cách kể chuyện mà còn tạo ra sức hấp dẫn riêng, đánh dấu sự đổi mới của Thu Huệ so với văn học truyền thống. Trật tự “tuần tự nhi tiến” rất hiếm gặp trong cách cấu trúc tác phẩm Thu Huệ. Thủ pháp đảo lộn các bình diện thời gian, trong đó đặt điểm nhìn vào dòng hồi ức chiếm vai trò quan trọng không những phù hợp với quy luật phát triển logic tâm lí nhân vật, giúp cho người đọc có những cảm nhận sâu sắc, toàn diện hơn về những sự việc, sự kiện, về con người trong tác phẩm mà còn đem lại cho sáng tác Thu Huệ sức khái quát cuộc sống, khái quát số phận, khái quát tâm lí con người sâu sắc ngay trong một khoảnh khắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tác phẩm của Thu Huệ, người trần thuật thường bắt đầu từ điểm nhìn hiện tại rồi dịch chuyển đến quá khứ một cách tự nhiên qua dòng hồi ức, hoặc thâm nhập vào ký ức nhân vật làm sống lại quá khứ. Không phải dịch chuyển hiện tại – quá khứ như một công thức đơn thuần mà sự độc đáo trong tác phẩm của chị là đã điều khiển điểm nhìn liên tục di chuyển trong thời gian theo một sự đan xen có tổ

chức. Trong Dĩ vãng, cuộc viếng thăm ông Xung, thủ thưởng đơn vị thời chiến của

Linh chỉ đóng vai trò như một cái cớ để mở ra những dòng hồi ức về dĩ vãng xót xa

trong lòng những người lính: “Còn nhớ. Hôm ấy, một ngày mưa. Đám lính được nghỉ tập trung đang chơi đầu đít ở góc lán. Tôi lò mò hỏi ông Xung”… Ký ức ngày

đầu nhập ngũ ra mắt thủ trưởng (ông Xung) của Linh bị ngắt quãng bởi tiếng con chim điện lảnh lót trong nhà ông Xung ở hiện tại. Rồi những con cá chỉ vàng mà ông

Xung nướng để thết khách lại như một sợi dây để quá khứ ùa về: “Hôm ấy. Trời vẫn mưa. Và tối xuống. Rừng núi âm u. Huyền bí. Tôi sang bên lán ông Xung để báo cáo việc của mình và lí do chuyển đơn vị… Tôi đi về phía cuối lán, có cái kho im ỉm đóng suốt ngày. Tối om. Chẳng thấy gì ngoài tất cả chìm trong một mùi tanh tưởi, rãi nhớt… Xếp đều đặn trên dây phơi là những con cá”. Ký ức về những con cá thối

lại chà xát vào nỗi đau xưa ám ảnh trong lòng nhân vật đồng thời cũng là sợi dây để

nối kết với hiện tại: “Ông Xung bê đồ ăn ra hiên. Đĩa cá nướng. Đĩa gỏi sung trộn với ngó sen”. Những con cá chỉ vàng trong buổi hàn huyên hiếm có ở hiện tại không buông tha nhân vật, lại bắt nhân vật tìm về quá khứ: “Hai ngày sau hôm chín thằng đi tát cá, tất cả lên chốt”. Những buổi lên chốt định mệnh ấy không bao giờ phai nhạt trong lòng họ bởi lẽ: “Ở chốt ngày thứ ba. Bốn thằng trúng đạn nằm xuống”.

Sự ra đi của đồng đội và sự mất mát tổn thương của bản thân khiến nhân vật như không chịu nổi nỗi đau khủng khiếp trong quá khứ vội tìm về hiện tại để mong được

an ủi: “…Tôi rũ tóc. Hất dĩ vãng cuộc chiến tranh ra khỏi đầu”. Nhưng trở về hiện

tại, họ lại vấp phải một nỗi đau phũ phàng khác, dai dẳng hơn đó là họ sống mà bị ám ảnh bởi dĩ vãng. Họ không hòa nhập được với cuộc đời. Chiến tranh đã cướp mất khả năng làm chồng của ông Xung khiến vợ ông đã bỏ ông đi với người khác. Khi ở

bên ông chính cô cũng chịu đau khổ: “Cô ấy cứ lồng lộn đau khổ như bị ai lấy cắp cái gì. Cô ấy tiếc đời”. Người vợ cứ bỏ đi rồi lại trở về bên ông Xung là sự dồn tụ

của nỗi đau mà những người bước ra từ cuộc chiến phải chịu đựng. Nỗi đau của bản thân họ đã khủng khiếp nhưng càng khủng khiếp hơn khi họ phải chứng kiến nỗi đau của người thân mà không cách gì cứu vãn được. Cứ thế, điểm nhìn liên tục dịch chuyển, chập chờn giữa quá khứ và hiện tại để chà xát vào nỗi đau khôn nguôi của những người phải chịu hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Ở mỗi phía, họ lại chịu

những nỗi đau riêng. Chiến tranh khủng khiếp đe dọa họ bằng sự giết chóc, thương vong. Trở về với cuộc sống thời bình, họ lại bị đeo bám bởi dĩ vãng khủng khiếp. Cách dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt giữa quá khứ và hiện tại quả là đã mang lại hiệu quả thực sự trong nghệ thuật trần thuật. Song, hiệu quả ấy còn phát huy mạnh mẽ hơn trong những trường hợp nhà văn lồng ghép điểm nhìn quá khứ hiện tại qua

thủ pháp đồng hiện: “Trăng sáng. Hoa thơm rượu say. Tôi thấy mình cũng sắp điên đến nơi. Lại thấy ngoài vườn như có ai vậy. Cô nàng có bộ ngực nhô cao như hai trái núi và vầng trăng ở giữa. Lại thấy những hạt cơm cháy của thằng bếp kì cạch gom góp và phơi khô tung tóe ra đất. Thấy những con cá chết treo lộn ngược. Thấy ánh sáng của những làn đạn. Những ánh mắt của đồng đội lúc hấp hối… Thấy tất cả” (Dĩ vãng). Với thủ pháp này, nhà văn đã dồn tất cả quá khứ đau thương và hiện

tại phũ phàng vào những dòng trần thuật ngắn, đã thực sự vắt kiệt ý nghĩa của câu chữ, buộc nó phải chuyên chở những vấn đề nhức nhối của nhân sinh để chuyển tới bạn đọc.

Nghệ thuật dịch chuyển điểm nhìn trong thời gian cũng được triển khai thành

công trong truyện ngắn Biển ấm. Nếu trong Dĩ vãng, hình ảnh những con cá trở đi

trở lại đầy sức khơi gợi thì với truyện ngắn này, tác giả đã để hình ảnh chuyến phà

rời bến làm sợi dây dẫn để liên lạc giữa quá khứ và hiện tại hết sức tự nhiên: “Phà rời bến. Thành phố trên sông về đêm huyền ảo lung linh lạ thường… Tôi bỗng thấy mình bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và mịt mùng sóng. Mọi thứ chợt ùa về, dù đó là những kỷ niệm xa tít tắp.” Chuyến phà trong thực tại

gợi nhớ chuyến phà của quá khứ năm Trúc mới 22 tuổi vì tình yêu mãnh liệt đã bất chấp sự ngăn cấm của cha mẹ bỏ trốn khỏi nhà để đến Hòn Gai với Hoạt theo tiếng

gọi của tình yêu: “phà chậm chạp trôi. Tất cả thấm đẫm một sắc màu huyền thoại bởi tôi nhìn chúng bằng ánh mắt của kẻ đang yêu”. Chuyến phà của quá khứ rập rờn cùng trôi theo chuyến phà hiện tại: “...Phà rùng rùng và đỗ xịch lại. Tôi chui vào ô tô. Chiếc xe đời mới giá trị tiền tỉ. Tám năm trôi qua nhanh như chớp mắt nhưng cũng chậm như sên”. Chuyến phà hiện tại là đầu mối để mở ra cuộc sống hạnh phúc

của Trúc bên chồng con nhưng cũng gợi về những cảm giác hẫng hụt, xót xa trong quá khứ. Cứ thế, câu chuyện luân phiên giữa điểm nhìn quá khứ - hiện tại bằng một

kết cấu đối sánh“…Ngày ấy…Bây giờ”. Đối sánh giữa những ngày xa xăm ấy và thực tại, Trúc đã nghiệm ra việc làm của Hoạt ngày xưa là đúng: “Bây giờ. Sau nhiều năm, tôi mới hiểu những gì xảy ra giữa anh và tôi ngày ấy là hợp qui luật. Nhưng ngày ấy, tôi và mọi người nghĩ rằng anh là một lão đàn ông đàng điếm, trai lơ và ích kỷ”. Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng hiểu hết được những

điều xảy ra xung quanh mình. Có những người khi mấp mé với thế giới bên kia mới chợt ngộ ra điều này, điều nọ. Chí Phèo (trong truyện cùng tên của Nam Cao) phút cuối mới tìm ra kẻ thù đích thực hủy hoại đời mình và đi trừng phạt. Còn Trúc trong

Biển ấm, sau tám năm ôm nỗi hận trong lòng với Hoạt, chợt ngộ ra rằng anh làm thế

hoàn toàn hợp qui luật, là nghĩ tốt cho mình. Cuộc sống tốt đẹp của mình ngày hôm nay hẳn liên quan đến việc từ chối của Hoạt ngày ấy. Hoạt là người mà cô yêu cuồng nhiệt đến mức bỏ nhà đi theo và anh cũng yêu cô nhưng lại khước từ chuyện kết hôn cùng cô. Từ bỏ tất cả thậm chí cả gia đình với ước mơ sống cùng Hoạt nhưng Trúc cay đắng trước hành động khước từ của Hoạt để rồi ôm hận trong lòng. Thời gian khiến con người già dặn và chín chắn hơn. Mãi sau này cô mới nhận ra, Hoạt làm như vậy vì lo cho tương lai của cô, anh sợ rằng tính chất công việc nay đây mai đó cũng như gia cảnh vừa li dị lại có con riêng của mình sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai của Trúc, một cô gái xinh xắn, giỏi giang. Sau bao nhiêu năm, Trúc bừng

tỉnh, nhận ra rằng: “Bao nhiêu năm. Tôi sống và hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông thay thế được anh trong tâm linh” (Biển ấm). Trong trường

hợp này, sự dịch chuyển và đối sánh điểm nhìn giữa quá khứ và hiện tại đã cho ta thấy rõ sự đổi thay trong suy nghĩ và tâm hồn nhân vật. Trúc của tám năm sau không

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 58)