Giọng khinh bạc, xót xa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 125)

Với con mắt tinh nhạy, sắc sảo, Nguyễn Thị Thu Huệ thường nhanh chóng phát hiện ra những mảng tối, những bất ổn trong cuộc sống con người nhất là công cuộc mưu sinh chốn thị thành cực nhục. Đôi khi để bám trụ với cuộc sống thị thành, con người cũng không từ bỏ những thủ đoạn thậm chí biến đổi đến méo mó dị dạng.

Trước những thói tật tầm thường đó, nhà văn thường vạch trần chúng bằng giọng

văn đầy khinh bạc. Chẳng hạn, chị miêu tả cặp tình nhân vụng trộm:“Người đàn ông trông nhầu nhò, giống nắm giẻ lau. Người đàn bà thì lúc nào cũng nhăn nhúm như quả mứt táo tầu.” (Hậu thiên đường). Giọng khinh bạc cũng bộc lộ qua lời nói trâng tráo của nhân vật: “Thời của tôi khác với thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à?” (Thiếu phụ chưa chồng)…

Giọng khinh bạc được biểu hiện rõ rệt khi nhà văn dùng để lột tả những thói tật của thế giới đàn ông. Cũng gần với quan niệm của Võ Thị Hảo khi nhà văn này

cho rằng: “Đàn ông là một cái gì đó bậm bịch, khen khét và thô bỉ” (Làn môi đồng trinh), Nguyễn Thị Thu Huệ thường tỏ ra mất niềm tin vào phái mạnh. Nhà văn tỏ ra

sắc sảo đến “ranh ma” khi phác họa chân dung những đấng bậc mày râu. Họ từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo thường hiện lên với những bộ mặt ích kỷ hoặc xấu xa. Từ những anh chàng thương gia lạnh lùng thô lỗ đến anh nhà thơ yếu đuối bệ rạc với cái

mặt “méo mó vẹo vọ như cái oản bẹp” trong Tình yêu ơi, ở đâu?, từ kẻ bội bạc bỏ

người tình với cái thai sáu tháng đến gã đàn ông xế bóng bần tiện lợi dụng thân xác

và bòn rút từng xu của một đứa trẻ trong Hậu thiên đường…Những người đàn ông được nhìn dưới con mắt của người phụ nữ là : “Rất biết kết hợp những nhu cầu mà họ chẳng mất gì.”, “Cay độc và đanh đá như một bà mẹ lắm điều.”, “Đàn ông bây giờ không yêu vô tư nữa.”, “Ông ta cái người mà lôi em ra khỏi anh, vần em như vần quả thị. Đến lúc em nũng ra, hắn vứt toẹt ra đường.” (Người đàn bà ám khói). Có người phụ nữ suốt cả cuộc đời không tìm thấy một điểm tựa cho mình: “Đàn ông thì nhiều nhưng để tìm một người như nàng muốn thì khó quá.” (Tình yêu ơi, ở đâu?),“ Chị hay khóc với tôi và cho rằng đàn ông tuy cần thật nhưng tốt nhất là không nên có.” (Hoàng hôn màu cỏ úa)... Có lúc, đàn ông hiện lên trên trang truyện của chị hốt hoảng như lúc nào cũng bị mất cắp: “mặt mũi những thằng đàn ông giống như suốt đời bị mất trộm, người thì toàn bùn với đất, phát tởm.” (Thiếu phụ chưa chồng). Thậm chí, nhân vật của Thu Huệ còn đưa ra lời đúc kết: “Đàn ông rặt một bọn đểu cả.” (Hậu thiên đường). Với ngôn từ chao chát chỏng lỏn,

giọng điệu khinh bạc, coi thường, những thói tật của con người nói chung và đàn ông nói riêng đã bị vạch trần một cách thẳng thắn trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Giọng khinh bạc trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ không tách rời những cảm xúc xót xa. Nếu nhà văn khinh bạc, coi thường bao nhiêu đối với những kẻ tàn nhẫn, xấu xa thì ngược lại chị càng tỏ ra xót xa đối với những mảnh đời bất hạnh thường là người phụ nữ. Giọng điệu xót xa không chỉ được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật, mà còn được biểu lộ ở giọng kể của người kể chuyện và cách kể của tác giả. Khi nỗi đau khổ càng lớn, sự cô đơn càng cao thì giọng điệu xót xa càng được

đẩy lên đến đỉnh điểm. Giọng điệu ấy nổi bật trong những truyện: Người đàn bà ám khói, Thành phố không mùa đông, Thiếu phụ chưa chồng, Một chiều mưa, Xin hãy tin em, Tình yêu ơi, ở đâu?... Từ cảm nhận mang đậm sắc thái nữ, con người

trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, mà chủ yếu là các nhân vật nữ, thường

mang nỗi niềm chua xót trước thực tế mà họ trải qua. Thành phố không mùa đông mang giọng điệu ấy: “em có đòi hỏi gì đâu. Nhưng không thể không nghĩ, lại càng không thể không buồn. Em trắng tay rồi”. Đây là nỗi niềm chua xót, đau khổ của cô

gái khi nhận được thư mẹ với “cái bản án khủng khiếp” là bố mẹ đã chia tay nhau. Hụt hẫng, trống vắng và như mất tất cả cứ dâng đầy trong lòng cô. Đọc những dòng như thế này, chắc hẳn người đọc không ai không ngậm ngùi, đồng cảm với nhân vật

– với tâm sự của người đàn bà lỡ bước ; “Em nhầm đường. Lúc ấy em cứ nghĩ rằng cuộc đời dài lắm và luôn tin rằng rút kinh nghiệm mọi chuyện dễ không. Nhưng rồi mọi thứ trôi đánh vèo. Em già lúc nào không biết.” (Người đàn bà ám khói). Rất

nhiều người phụ nữ trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ nghĩ đến một thực tế khi

họ bị bỏ rơi: “Một ngày nào đó? Em già và xấu như chị bây giờ, Dương sẽ bỏ em như hôm nay bỏ chị, em sẽ thấy mọi thứ là vô nghĩa hết.” (Thiếu phụ chưa chồng), có khi là sự tiếc nuối đến xót xa: “Giờ đây chúng tôi có thể tự do đến được với nhau thì cả hai đã già và hết mọi ham muốn.” (Người đàn bà ám khói)...

Đọc truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc cảm thấy một nỗi buồn man mác lan tỏa, một nỗi xót xa cho những con người chịu nhiều đau khổ. Ở họ

luôn có sự vật vã, khắc khoải, canh cánh trong lòng. Nàng trong Tình yêu ơi ở đâu, Lụa trong Bảy ngày trong đời, “tôi” trong Mùa đông ấm áp là những con người

đáng được hưởng hạnh phúc. Nhưng họ nhiệt tình mà bất hạnh đến nỗi họ phải thốt

Giọng xót xa trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ khiến ta liên tưởng đến những trang văn dạt dào cảm xúc mà Nguyễn Ngọc Tư dành cho nhân vật của mình. Nhà văn của Nam Bộ thường dùng giọng đau đáu xót thương cho những mảnh đời heo hút, bấp bênh trong công cuộc mưu sinh nhọc nhằn chốn sông nước. Những trang văn Nguyễn Ngọc Tư dường như luôn thường trực một nỗi buồn bàng bạc ám ảnh đến da diết. Trang văn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng biểu hiện nỗi xót xa trước nỗi bất hạnh của con người, song đó là những cung bậc xen lẫn với những trạng thái tâm trạng không cam chịu, không yếm thế, dù thực tế khắc nghiệt nhưng vẫn không thể đốt cháy nhiệt huyết

sống và niềm tin của họ (Cát đợi, Biển ấm, Nào ta cùng lãng quên).

Những con người trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ thường có những nỗi niềm riêng, những tâm sự riêng chất chứa trong lòng. Bởi vậy, chị không chỉ thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật mà qua giọng điệu trần thuật, chị còn mong tìm sự cảm thông từ phía người đọc đối với những số phận con người.

Trên các trang truyện của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tỏ ra là một cây bút linh hoạt trong giọng điệu kể chuyện, khi thì chao chát, táo tợn, lúc lại thật thà, thâm trầm triết lý. Có thể thấy một giọng kể dường như không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí đối chọi nhau trong những trang viết. Có được điều đó là do vốn sống, sự quan sát phong phú, tinh tế lại được bồi đắp bằng mẫn cảm của phụ nữ - nhạy cảm, thiết tha trước cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)