Sử dụng câu ngắn dồn nén thông tin

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 103)

Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 có sự tăng cường đáng kể tính tốc độ. Bởi thế, ta bắt gặp trong văn xuôi thời này những mạch truyện dồn dập, lối vào truyện nhanh, đặc biệt là vai trò của đối thoại trong việc mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng. Bạn đọc có lúc bị choáng ngợp trong dòng thác ngôn từ của tác phẩm. Những câu văn co duỗi linh hoạt mà nội dung chính lại nằm ở thành phần mở rộng, những kết cấu trần thuật trùng điệp tăng độ nén của văn bản. Tất cả đã góp phần vào việc tái hiện cuộc sống với những hối hả gấp gáp, nơi ấy tình yêu, hạnh phúc, thù hận, nhục nhã, ê chề chỉ gói gọn trong một không gian, thời gian chật chội. Ưu thế tốc độ này được Nguyễn Thị Thu Huệ tận dụng triệt để. Với cách viết này, văn chương trở

thành một trò chơi ngôn ngữ để độc giả phải tự tìm lời giải mã. Thu Huệ từng tâm

sự: “Tôi chỉ luôn đọc kỹ lưỡng về câu chữ, không rườm rà, lằng nhằng và đánh đố bạn đọc. Luôn tự nhủ là mình đã viết đến hàng trăm truyện ngắn, không thể mắc những lỗi tối thiểu như người mới tập viết. Đấy là sự dài dòng.” [52].

Tăng cường tốc độ đi đôi với nhu cầu gia tăng lượng thông tin. Làm sao để có thể truyền tải được dung lượng thông tin lớn trong một khuôn khổ cú pháp có hạn. Điều đó làm nảy sinh lối nói giản lược, nói tắt mang tính xã hội hoá cao. Không cần rào trước đón sau, nhà văn cứ tự nhiên mà đi thẳng vào mạch truyện bằng những tổ

hợp ngôn ngữ mới mẻ: “Tôi nhìn mẹ. Tóc rũ rượi, mặt nhăn nhúm và già sọm. Đau khổ. Tuyệt vọng. Tôi nắm tay bố. Bàn tay ấm nóng. Đôi mắt bố vẫn mở, chỉ có điều nó không sáng long lanh mà mờ đục đi.” ( Còn lại một vầng trăng),“Tôi rùng mình. Ớn lạnh. Trong nhà. Những hồn ma vẫn miệt mài trêu đùa đám mành trúc. Một trò đùa dai dẳng. Bất tận” ( Dĩ vãng). Đôi khi sự giản lược bớt các thành phần câu hoặc tách biệt các bộ phận ra thành những câu đặc biệt có dư âm sâu lắng:“Mãi mãi trong sương. Trong khói. Trong hun hút. Đường dài. Bến phà hiện ra. Nước trôi lừ lừ.Vài cụm bèo dạt về cuối dòng dưới tấm voan trắng trải rộng”( Rượu cúc). Có những đoạn, câu ngắn đi kèm thái độ hằn học của nhân vật:“Anh về mà ở. Còn em. Em không bao giờ. Em sẽ giống những đứa bạn. Leo lên Hà Nội bằng mọi cách. Sẽ làm diễn viên, làm thơ, làm văn, hay hát cho đoàn văn công. Dễ không ấy mà” (Thiếu phụ chưa chồng). Những câu văn ngắn gọn đã lột tả được tham vọng đến cuồng

nhiệt và những suy nghĩ ấu trĩ của cô gái quê có ham muốn đổi đời. Đây là nguyên nhân khiến My bất chấp tất cả danh dự, tình yêu thương để đạt được mục đích cá nhân riêng tư.

Xuất phát từ việc sử dụng nhiều danh từ, động từ và tính từ, Nguyễn Thị Thu Huệ có ý thức gạt bỏ những yếu tố phụ trong câu văn, làm cho khối lượng câu văn gọn nhẹ, nội dung thông tin được tập trung ở chính thành phần nòng cốt của câu. Kiểu câu ngắn phù hợp với tính gia tăng tốc độ trong văn phong hiện đại. Câu ngắn bao gồm câu đơn một thành phần nòng cốt và câu đặc biệt, mỗi loại câu có ưu thế riêng trong việc truyền tải ý đồ của nhà văn. Sử dụng câu đơn trong việc thể hiện trọn vẹn, gọn nhẹ thông tin, nơi mà nhà văn thấy không cần rườm rà chỉ cần lướt

nhanh, có khi những câu ngắn thể hiện tâm trạng trống vắng, lạnh lùng của nhân vật, có khi lại thể hiện những ấn tượng đậm nét mà nhân vật đang cố gắng ghi lại, có khi

thể hiện một nội dung thông báo hoàn chỉnh: “Lắc lắc người thật mạnh tôi vùng chạy ra ngoài. Rũ người khỏi cái quái đản đó. Đứng yên. Trong mưa. Đến khi ướt sũng nước. Tôi quay về lán của mình. Mưa vẫn bền bỉ rơi. Tôi buồn. Thoáng thấy hoang vắng khủng khiếp. Nỗi cô đơn thật đáng sợ.” (Dĩ vãng).

Trong khi lược thuật tới mức tối giản các thành phần rườm rà, Nguyễn Thị Thu Huệ nhiều khi đã cố ý tách các thành phần của câu thành những câu đơn đặc biệt và mang nội dung hồi tưởng giống như một cuốn phim dội ngược từ ký ức nhân vật ùa về thực tại trên một hệ tham chiếu với những sự kiện hiện tại trong thế đối sánh:

“Người lớn. Đấy là bà. Là mẹ. Là cậu. Rồi bây giờ. Chính là tôi”(Một chuyến đi),“Bên Hoàng. My cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn. Với Dương. Cô coi anh là mái nhà êm đềm với cuộc sống vật chất đầy đủ.” (Thiếu phụ chưa chồng). Câu lược

thuật ngắn gọn nhưng lại có tác dụng bóc trần bản chất thực dụng đến tráo trở của My, một cô gái quê sẵn sàng dẫm lên luân lý và tình thân để được cuộc sống giàu sang tại nhà anh rể bằng cách trắng trợn cướp chồng của chị gái. Rồi khi đạt được mục đích rồi cô lại lén lút quan hệ thân xác với các chàng trai khác để thỏa mãn dục vọng.

Nhận xét về ngôn ngữ, cú pháp trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ,

Bùi Việt Thắng cho rằng: “ngôn ngữ có độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản.” [90]. Trong truyện ngắn của Thu Huệ sự xuất hiện những câu

đặc biệt, câu ngắn có tần số lớn. Điểm qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Thu

Huệ, chúng tôi thấy truyện Hậu thiên đường câu đặc biệt xuất hiện 61 lần/22 trang, truyện Biển ấm có 61 câu/20 trang, còn truyện Phù thủy có 111 câu/88 trang. Việc

sử dụng nhiều câu đặc biệt và câu ngắn như vậy nhằm mục đích thể hiện tâm trạng con người với đầy đủ mọi cung bậc. Đây là những trạng thái của đời sống nội tâm con người chứ không phải những tình tiết, những sự kiện. Nguyễn Thị Thu Huệ ít miêu tả thiên nhiên và thế giới bên ngoài, mà chị thường chú ý đến những khoảnh khắc tâm trạng của con người. Ngữ pháp của tâm trạng rất thích hợp để thể hiện con người với sự trải nghiệm nỗi đau.

Trong truyện Phù thủy có đoạn: “Thứ tư.

Một đêm trắng. Hai đêm trắng.

Và những đêm cuồng điên vì những giấc mơ quái đản. Rồi lại những đêm trắng. Tiếng côn trùng.

Tiếng thở. Tiếng thì thào và lá rụng trước hiên nhà. Tất cả. Làm nó thành kẻ mộng du. Tự nhiên. Nó rất thích làm người lớn.”

Ở đoạn văn trên những câu được cắt ngắn ra và lặp lại thể hiện tâm trạng đứa bé trong chuỗi thời gian: “Thứ nhất”, “Thứ hai”, “Thứ ba”, “Thứ tư”. Đầu tiên chỉ là trạng thái mơ hồ, sau đó là những lo sợ cứ lớn dần trong nó. Bây giờ thời gian như kéo dài ra bởi nhiều đêm không ngủ, bởi nỗi sợ hãi hùng của con bé. Nó không ngủ vì muốn tìm hiểu bí mật của người lớn và lắng nghe mọi diễn biến xung quanh mình. Dường như toàn thân nó căng ra, mọi giác quan đều đang rất nhạy bén để nhận biết, để khám phá. Việc tác giả cắt ra thành những câu ngắn này buộc người đọc phải hòa cùng tâm trạng lo lắng, hồi hộp của nhân vật. “Tất cả” ở đây có thể là toàn bộ thế giới bí hiểm, những trò phù thủy làm con bé lo sợ, biến nó thành kẻ mộng du. Từ khoảnh khắc tâm trạng của đứa bé, ý nghĩa phê phán những bậc làm cha mẹ, người lớn chuyên làm “phù thủy” được người đọc nhận ra một cách tự nhiên, tất yếu.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc thường gặp những câu

chỉ có hai, ba chữ không tuân thủ ngữ pháp thông thường. Người đi tìm giấc mơ là

câu chuyện đầy thương tâm về số phận cô gái bị “đầu thai nhầm kiếp”. Tâm trạng của cô gái bị mất tất cả, bị trắng tay, không còn gì để bấu víu trong cuộc đời, cô ngơ

ngẩn như bộ dạng của một người điên: “Tôi đi. Bờ sông cao. Khô khốc. Dưới kia. Nước sông Hồng đỏ đặc phù sa. Cuộc sống êm đềm. Lờ lững. Bỏ qua những ánh mắt nhìn mình, đến một bãi cỏ xanh. Là ngồi xuống”. Trong truyện còn có một câu: “Thế đấy!”, đứng một mình làm một đoạn. Nó giống như một tiếng thở dài của một

người chịu quá nhiều đau khổ, người tự nhận mình là kẻ đầu thai “nhầm kiếp”. Dường như đây là nỗi đau khổ tận cùng, không còn gì hơn nữa. Có thể nhận thấy chị

đã trình bày một lối viết câu lạ, không tuân thủ ngữ pháp thông thường mà câu ngắn buộc người đọc phải hòa điệu với tâm tư của nhân vật, hiểu được những trạng thái nhất thời nhưng rất có ý nghĩa đối với nhân vật. Đây là kết quả của khát vọng muốn thể hiện tâm trạng con người dưới những hình thức khác nhau. Trong một số trường hợp câu văn của Nguyễn Thị Thu Huệ tỏ ra đắc dụng, thành công, nhưng nhiều lúc nó như một kiểu làm duyên của chị nên không tránh khỏi gượng ép. Chẳng hạn như

đoạn Trúc trong Biển ấm, khi trở lại mảnh đất nơi chị đã từng hạnh phúc với mối tình đầu: “trang trí nội thất đẹp như những khách sạn mini trên đầu. Vẫn những vì sao lưa thưa. Có vì sao sáng rực. Có vì sao nhạt nhòa. Trên biển. Ánh sáng nhiều và chi chít hơn ngày xưa.”...

Trong khi kể, Nguyễn Thị Thu Huệ đã lược đi tất cả những yếu tố được coi là rườm rà, phù phiếm để giữ lại những gì cốt lõi nhất. Để có thể “chưng cất” được cái hạt nhân cốt lõi, tinh tuý ấy hiển nhiên nhà văn phải thu gom một lượng nguyên liệu lớn và tiến hành lọc bỏ, một công việc không dễ và đòi hỏi sự mạnh tay để có thể mang lại những câu văn tinh lọc giàu ý nghĩa. Công việc lọc bỏ buộc nhà văn phải chú ý đến việc chọn lọc những chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi để tạo sự cô đọng luôn

có sức mời gọi người đọc khám phá. Nhà văn từng cho rằng: “Văn chương rất cần hình ảnh, chi tiết đắt để mình cùng người đọc hình dung về câu chuyện, sống cùng nhân vật. Tôi luôn đánh giá con người qua những chi tiết. Có những chi tiết rất nhỏ nhưng lại khái quát cả con người. Không ai giấu được mình mãi vì những chi tiết của họ.” [52]. Xuất phát từ quan niệm này mà mỗi hình ảnh, chi tiết trong truyện

ngắn của chị đều được chọn lọc một cách kỹ lưỡng và có khả năng ẩn chứa những ý

nghĩa sắc. Đó là hình ảnh đôi giày đỏ trong Đôi giày đỏ, hình ảnh chuyến phà rung rung trong Biển ấm, là chiếc giường cát mịn màng trong Cát đợi, là bình rượu cúc trong Rượu cúc, là hình ảnh của một trăm linh tám cây bằng lăng trong truyện ngắn cùng tên, là giấc mơ trong Người đi tìm giấc mơ, là hình ảnh vườn đào trên sân thượng khu chung cư trong Hoa nở trên trời, là những con cá chết trong Dĩ vãng…Nhiều hình ảnh được mã hóa những tư tưởng cảm xúc đã trở thành những

biểu tượng giàu ý nghĩa. Đôi giày đỏ trong truyện ngắn cùng tên đã trở thành biểu tượng cho hạnh phúc, sự sum họp. Nó được người vợ góa cất giữ bao năm để đến

ngày cưới sẽ đi nhưng thật trớ trêu, trước ngày đi bước nữa, đôi giày lại hiện lên trong tay người chồng trong giấc mơ của đứa con gái như sự níu kéo, gọi về. Bởi vậy, người vợ góa quyết định từ bỏ việc đi bước nữa để ở vậy thờ chồng. Một trăm linh tám cây bằng lăng trong truyện ngắn cùng tên lại biểu trưng cho khát vọng về công lý, là kỷ niệm của tình yêu sâu sắc của nhân vật. “Anh” trong truyện ngắn này

từng khẳng định : “Từ đầu kia đến đây và từ đây đến cuối phố là một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn Bạc đứng bảo vệ công lý… Bọn anh đặt tên cho phố này là Công Lý.” (Một trăm linh tám cây bằng lăng). Bởi trong tâm thức của nhân vật

“anh”, những cây bằng lăng tượng trưng cho công lý nên khi chứng kiến chuyện thằng đàn em đánh vợ khi vợ hắn đang mang bầu, anh đã bất bình và trừng phạt tên đàn em để đòi công lý. Song, sự giận dữ và lỡ tay khiến anh đánh chết tên đàn em để rồi phải vào tù và bị đưa ra pháp trường tử hình để đền mạng. Truyện đòi công lý của nhân vật cuối cùng mang lại một dư vị đắng chát và nỗi xót xa trong lòng người đọc.

Có những hình ảnh trở thành tâm điểm để dẫn dắt cho sự phát triển của mạch

truyện. Hình ảnh của bình rượu cúc trong truyện ngắn Rượu cúc không chỉ trở thành

nơi để khách khứa sum họp, mà nó còn làm nên hồn cốt của quán Chân quê. Nó hút khách bởi hương vị thơm tho nồng nàn và cũng bởi sự nồng ấm của hai mẹ con chủ quán. Quan trọng nhất, nó trở thành hình ảnh dẫn dắt cho mạch truyện phát triển.

Bởi thế, cuối tác phẩm, mẹ con chủ quán đã quyết định đổi tên quán từ Chân quê sang Rượu cúc để mang lại hương vị nồng nàn ấm áp cho đời. Chuyến phà rùng rùng trong Biển ấm xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Nó là chứng nhân cho Trúc khi

từ bỏ tất cả kể cả gia đình để đến với Hoạt, người cô yêu. Nó chứng kiến cho cảm giác nhỏ bé cô đơn của Trúc khi đặt chân đến Hồng Gai lần đầu. Nó còn ghi nhận những hẫng hụt, bẽ bàng của cô lúc quay về vì bị Hoạt từ chối tình yêu hôn nhân. Sau tám năm, chuyến phà đón Trúc trong một tâm trạng mới, đó là tâm trạng của một người thiếu phụ hạnh phúc đủ đầy nhưng vẫn nhớ da diết người xưa.

Không chỉ chọn lọc những hình ảnh giàu sức gợi mà ngay cả những chi tiết khi được kể cũng đã được nhà văn cân nhắc và chọn lọc kỹ càng. Không cần miêu tả dài dòng, Nguyễn Thị Thu Huệ chỉ cần tái hiện một vài chi tiết đắt giá là buộc nhân vật

phải hiện nguyên hình với bản chất thật của mình. Đó là chi tiết người đàn ông trong

Hậu thiên đường đi ăn xôi sáng cùng người tình - cô gái mười sáu tuổi - bắt cô trả

tiền, khi bà bán xôi đưa tiền trả lại cô gái, ông ta bảo cứ để lại đấy để mai ăn tiếp. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã lột tả được bản chất bần tiện đến thảm hại của gã đàn ông đã xế bóng còn thèm khát thân xác của cô gái mười sáu, thật bỉ ổi là hắn không chỉ lợi dụng thân xác mà còn bòn rút của cô từng xu. Cũng trong truyện ngắn này, chị đã “bắt mạch” được thói phàm tục của một người đàn ông khác khi vừa nhồm nhoàm ăn phở xào khiến sợi mì vụn dính đầy mép, vừa trả lời vừa lên thiên đường về.

Khi chọn lọc được những chi tiết đắt giá, nhà văn không chỉ tạo ra được sức hấp dẫn từ ý nghĩa của chi tiết đó mà còn từ chính khả năng liên kết văn bản của các chi tiết này. Các chi tiết thường có sức mời gọi, khêu gợi lẫn nhau. Chẳng hạn, trong

Nước mắt đàn ông, Nguyễn Thị Thu Huệ đã chọn chi tiết người vợ nghiệt ngã thịt

con chó, kỷ vật cuối cùng của chồng với một người phụ nữ khác mà ông yêu mến khiến người chồng rất đau khổ. Sự đau khổ đó như một giọt nước làm tràn ly kéo theo sự xuất hiện của một chi tiết khác: đó là những giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên má của ông chồng trong căn phòng bóng đêm nhập nhoạng. Các chi tiết mời gọi và cộng hưởng với nhau càng làm tăng thêm sự lạc lõng, cô đơn của người đàn ông ngay trong chính mái ấm gia đình của mình.

Như vậy, với việc chọn lọc chi tiết, hình ảnh, việc sử dụng nhiều câu ngắn dồn nén thông tin, câu đặc biệt… ngôn từ người trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ một mặt thể hiện sự sắc sảo bạo liệt, mặt khác vẫn đằm thắm dịu dàng. Sắc sảo khi phát hiện miêu tả những bất ổn của con người, cuộc sống đương đại nhưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)