Điểm nhìn gắn với ngôi kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 32)

Không nhà văn nào có thể kể lại được câu chuyện nếu không chọn được cho mình một điểm nhìn nghệ thuật nhất định. Điểm nhìn đó sẽ trở thành điểm tựa không phải chỉ ở phương diện vật lý mà còn ở góc độ tâm lý, tình cảm, quan điểm đánh giá… Hiểu một cách khái quát, điểm nhìn trần thuật là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bình diện tâm lý (điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi...), qua trường nhìn (của tác giả hay của nhân vật)... Trong tác phẩm, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn.

Sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể, theo Scholes và Kellogg chính là vấn

đề quyền năng của người kể chuyện. Ở đây các tác giả đã khảo sát quyền năng của người kể chuyện truyền thống, Sử quan (histor), chứng nhân (eye-witness) và toàn tri.

Trong mỗi tình thế truyện kể người kể chuyện sẽ xác lập một chỗ đứng, đồng thời chi phối các sự kiện trong truyện.

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy: Trong nỗ lực cách tân và thể nghiệm bằng hình thức trần thuật mới, chị vẫn không đoạn

tuyệt với lối kể truyền thống mà ngược lại vẫn cố gắng phát huy những ưu điểm của lối kể truyền thống trên cơ sở đổi mới. Bởi vậy, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã kết hợp được hài hòa hai lối kể đó là kể từ ngôi thứ nhất và kể từ ngôi thứ ba. Sự kết hợp kì diệu này đã giúp chị tận dụng tối đa ưu thế từ hai cách kể.

2.1.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể thứ nhất

Phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ được sáng tác theo lối kể từ ngôi thứ nhất tức là từ cái nhìn nhân vật. Song, tác phẩm của chị không chỉ đơn giản là sử dụng ngôi kể ấy để tái hiện những câu chuyện về cuộc đời con người như

nhật kí hay tự truyện, mà bằng kĩ thuật khéo léo của mình, chị đã tạo ra một thứ ma lực đặc biệt cuốn người đọc vào cuộc cùng trải nghiệm với niềm vui, nỗi buồn, sự

khổ đau… của nhân vật. Điều quan trọng ở đây là việc chọn ngôi kể không tách rời chuyện kiến tạo điểm nhìn nghệ thuật phù hợp. Nữ nhà văn đã khéo léo “chọn mặt gửi vàng”, giao quyền kể chuyện cho nhân vật xứng đáng nhất. Cách viết như thế gợi lên được sự trải nghiệm của chính những con người trong cuộc. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta nhận thấy lối kể từ ngôi thứ nhất chiếm ưu thế.

Chẳng hạn, tập Hậu thiên đường là 9/17 truyện (53%), Tập Nào ta cùng lãng quên 8/20 truyện (40%), tập 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là 22/37 (59%)… đặc biệt tập 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là 16/21 truyện (76%)…

Lối kể chuyện này được sử dụng trong rất nhiều truyện ngắn đặc sắc như:

Huyền thoại, Nước mắt đàn ông, Còn lại một vầng trăng, Dĩ vãng, Biển ấm, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đàn bà ám khói, Chị tôi, Người đi tìm giấc mơ, Sơri đắng, Ám ảnh, Người xưa, Một chuyến đi, Những đêm thắp sáng, Minu xinh đẹp, Hình bóng cuộc đời, Đêm dịu dàng, Cát đợi, Hậu thiên đường, Cõi mê, Đôi giày đỏ, Thành phố không mùa đông…

Ngay trong lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất, Thu Huệ cũng rất thận trọng trong việc chọn đối tượng để gửi gắm điểm nhìn nghệ thuật chủ đạo sao cho câu chuyện được kể lại một cách hấp dẫn nhất. Lối kể chuyện này thường xuất hiện nhân vật

xưng “tôi”, nhưng việc lựa chọn “tôi” là người kể về chính câu chuyện của mình hay “tôi” là một người chứng kiến câu chuyện của người khác và viết lại cũng được Thu

Huệ cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi cách chọn lựa có dụng ý này mà những tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất cũng được phân hóa thành hai nhóm:

Ở nhóm thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” tự kể về câu chuyện của mình. Đó là

những trường hợp như: Huyền thoại, Còn lại một vầng trăng, Biển ấm, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đi tìm giấc mơ, Ám ảnh, Người xưa, Những đêm thắp sáng, Minu xinh đẹp, Hình bóng cuộc đời, Đêm dịu dàng, Cát đợi, Hậu thiên đường, Thành phố không mùa đông… Lối kể này thường gắn liền với kết cấu tâm lí,

những dòng chảy nội tâm và gần gũi với hình thức tự truyện.

Ở Huyền thoại, nhân vật “tôi” – người kể chuyện là một cô gái trực tiếp xuất

hiện kể lại những xúc cảm về mối tình huyền thoại của mình. Hàng năm, mỗi khi có dịp công tác Sài Gòn, cô lại gặp người yêu cũ, ôn lại những kỷ niệm xưa trong tâm trạng bùi ngùi, tiếc nuối và xót xa. Những ngày ngắn ngủi ở Sài Gòn cùng những cảm xúc không dễ đọc tên được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm trong những

dòng suy nghĩ triền miên thực đến khó tả. Đặt điểm nhìn chủ đạo vào nhân vật “tôi”,

Thu Huệ khiến người đọc cũng như cuốn vào những dòng suy tưởng miên man, những cảm xúc khó tả nhưng rất thật trong tâm hồn con người. Ở đây, những cảm xúc rất “đời” được phơi trải, giãi bày, và đứng trước ranh giới giữa đúng, sai trong cuộc đời thật mong manh, nó có thể khiến con người vượt qua bất cứ lúc nào nếu

không tỉnh táo: “Và tưởng tượng. Dám lắm. Sang năm. Tôi bắt đầu nói dối, để vào với anh. Và anh. Dám lắm. Cũng nói dối, để chở tôi đi ăn, đi mua đồ, và cuối cùng trước ngày tôi về, cũng đi khắp Sài Gòn bằng bốn lít xăng.” (Huyền thoại). Những

cảm xúc chân thật, tự nhiên được nhân vật trải nghiệm trở nên gần gũi khiến chúng ta như đang sống với cảm xúc của chính mình, tưởng mình là người trong cuộc và cũng đấu tranh để tìm đến những chân lí, những bài học nhân sinh hết sức tự nhiên.

Với Hình bóng cuộc đời, tác giả đã để Thủy, người kể chuyện xuất hiện trực

tiếp sám hối về quãng đời đã qua của mình trong tâm trạng day dứt ăn năn. Thủy đã từng có một gia đình mà bao người mơ ước: một ngôi nhà đồ sộ giữa một phố chính, một người chồng làm trưởng phòng vật tư mê văn chương; một đứa con gái mũm mĩm kháu khỉnh 4 tuổi… Nhưng tất cả đã bị tuột khỏi tầm tay do thói bừa bãi, rượu chè, thơ phú… của chồng và sự cố chấp của cô. Thủy không thể chấp nhận lối sống bừa bãi của chồng nên bỏ đi. Bao lần chồng cô tìm về nhưng cô đều cố chấp không về. Sự cố chấp đó khiến Thủy phải trả giá. Cô chỉ còn nhìn thấy xác chồng trong

bệnh viện vì chết do bệnh ung thư dạ dày. Đứa con gái nhỏ bé vật vã bên xác để gọi cha. Trực tiếp trải nghiệm và trả giá khiến nỗi đau, sự dày vò càng thêm sâu sắc:

“Giá lúc này có Thúy. Được nằm bên con. Nghe một bản nhạc cổ điển… Giá mà… Ôi, hai cái chữ ấy và chỉ vài phút thôi, có lẽ bây giờ tôi không phải thế này. Giá tôi đừng nghiệt ngã…” (Hình bóng cuộc đời).

Trong Hậu thiên đường, điểm nhìn nghệ thuật chủ yếu được đặt vào chính

người trong cuộc, một bà mẹ đơn thân nuôi đứa con gái do người tình bội bạc bỏ rơi lại sau những giờ phút “lên thiên đường” về. Sự uất hận với người tình cộng hưởng với sự chán nản bi quan vì đời bạc bẽo đã đẩy người phụ nữ vào cuộc đời trác táng, suốt ngày chỉ chúi đầu vào chuyện nhảy đầm, vũ trường và đánh đu với những người đàn ông trong xã hội. Lối sống buông thả của người mẹ đã vô tình đẩy đứa con gái đang ở độ tuổi dậy thì vào vết xe đổ của mẹ. Thu Huệ thật sắc sảo khi để chính nhân vật tự nhận thức về những sai lầm của mình. Ở đây, người mẹ đau đớn nhìn thấy đứa con đang lao xuống vực thẳm mà không cách gì cứu vãn được càng khiến cho sự

giày vò, hối hận về tội lỗi của mình tăng lên trong lòng nhân vật: “Tôi run rẩy đứng lên. Chống chếnh và quay cuồng. Sao lại thế hả con. Con lú lẫn mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chấp chới ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy” (Hậu thiên đường). Trong những

truyện khác thuộc nhóm này, nhân vật tôi đóng vai trò là người kể chuyện tự phơi trải lòng mình cùng bạn đọc. Họ xuất hiện cùng những dòng nội tâm đan xen giữa quá khứ với hiện tại cứ thấp thoáng hiện về xoáy sâu vào những khoảnh khắc tâm trạng không bình lặng của con người. Đó là nỗi dằn vặt của cô gái trong đêm trăng rằm để cha ốm ở bệnh viện, đi chơi với người yêu khi về thì cha đã mất và vầng

trăng rằm trở thành nỗi niềm ám ảnh, thành nỗi đau với cô đến mãi sau này (Còn lại một vầng trăng). Đó cũng có thể là những dòng suy tưởng của một thiếu phụ xinh

đẹp về mối tình lãng mạn trong sáng đã lui về quá khứ với một người đàn ông đích thực mà dù sau này, đã có gia đình với người khác, dù cuộc đời đã đổi thay nhưng

hình bóng người xưa vẫn vững chãi trong lòng: “Anh ở đâu? Sao tôi nhớ anh thế này. Bao nhiêu năm. Tôi sống và hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông thay thế được anh trong tâm linh” (Biển ấm). Với Hoàng hôn màu cỏ úa,

người kể chuyện sắm vai một phụ nữ gắn với những dòng hồi ức về tuổi học trò mơ mộng, trong sáng của mình cùng bạn bè trong buổi họp lớp chuẩn bị chia tay, từ giã tuổi học trò. Cái khoảnh khắc ấy thật thiêng liêng bởi sau đó, mỗi người dường như đã lột xác để trở thành những con người khác hẳn để va đập, chống trọi lại với “cơm áo gạo tiền” giữa cuộc đời ô trọc. Nanh vuốt của cuộc đời đã biến họ thành những con người khác để đến lúc nhân vật chợt thức tỉnh không khỏi hối tiếc, dằn vặt:

“Trong cả một năm. Có một ngày chúng tôi đến với nhau để hàn huyên tâm sự, thậm chí cả khóc nữa. Biết đâu Ng. sẽ không là chủ chứa? K. sẽ không ném cái xe máy của ông hàng xóm từ tầng tư xuống tầng một và chém ông ta để khỏi bị giam và nhà họ khỏi viết thư lên Đài Truyền Hình kiện. Biết đâu…Biết đâu những phút giây nhỏ nhoi đó có thể trả lại cho chúng tôi những giọt sương trong suốt ngày nào?”. Người đi tìm giấc mơ tái hiện dòng hồi ức của một cô gái trẻ về cuộc đời bi đát, thê thảm

của mình. Sống trong thực tại nghèo khó, tật nguyền lại bị cha mẹ bỏ rơi, không được học hành đầy đủ… cô chỉ biết tìm những thứ mình không có trong giấc mơ:

“Tôi như kẻ mộng du. Tôi mong ngày qua để đêm đến, tôi nằm thẳng trên giường, chuẩn bị cho cơn mộng mị. Tôi thích sống trong những cơn mê ngủ. Bởi lẽ, lúc ấy, tôi không phải là một kẻ tật nguyền. Tôi có bố mẹ, có sắc đẹp và tình yêu” (Người đi tìm giấc mơ ). Đến với Thành phố không mùa đông, ta được dịp sẻ chia nỗi đau, sự

hẫng hụt của một cô gái trước tình cảnh “trắng tay”: cha mẹ li hôn sau mấy chục năm chung sống. Họ, mỗi người một ngả, hăm hở lo cho cuộc sống riêng mình mà

không hề biết đến cảm nhận của con gái: “Em trắng tay rồi”, “Tự nhiên hai mắt tôi cay cay, và sống mũi cũng cay. Không được khóc. Không được ích kỷ như thế. Bố mẹ suốt đời hy sinh vì mình, nay mình lớn phải để bố mẹ tự do chứ” (Thành phố không mùa đông). Với Người xưa, một bài học nhân sinh giàu ý nghĩa triết lí được đúc kết qua sự trải nghiệm và giãi bày của người trong cuộc: “Hỡi con người. Ai đó. Giống tôi. Đã từng có một mảnh tình chạy qua đời, hãy để nó vào chỗ của nó. Đừng lôi nó ra mà soi, mà ngắm làm gì”. Bởi lẽ, khi lôi ra soi ngắm rồi gặp lại người xưa,

người đã từng gắn bó với mối tình thơ mộng, lãng mạn thuở nào lại khó tránh việc

đem chuyện: “bệnh tật hay ỉa đái của con. Mánh lới kiếm tiền và bon chen để sống” ra để giãi bày. Trong Đêm dịu dàng, cô gái – người kể chuyện đã tâm sự về sự hụt

hẫng, thất vọng rồi tỉnh ngộ trong tình yêu của chính mình. Có nằm mơ cô cũng không thể ngờ được người yêu cô, người mà cô yêu hết mình và luôn tôn thờ lại mượn tay gã thủ trưởng già sàm sỡ để bỏ cô. Đau đớn đến mức không còn chút niềm tin nào về cuộc đời giả dối, cô chuẩn bị cho mình đến cõi cực lạc vừa có chút thơ mộng vừa có yếu tố giật gân bằng bó hồng trắng và lá thư. Nhưng đến lúc cô định kết liễu cuộc đời thì chính ông già đánh cá nhân hậu, trải nghiệm đã giúp cô hiểu ra giá trị của cuộc sống. Cô từ bỏ ý định kết liễu cuộc đời và thanh thản trở lại. Trong

Cát đợi, người tâm sự về mình là một cô gái lận đận trong tình yêu, tôn thờ tình yêu

của quá khứ trong khi người yêu cũ của cô đã yên ấm bên gia đình hạnh phúc… Trong những tác phẩm trên, Thu Huệ thường đặt điểm nhìn và ngôi kể cho

nhân vật nữ. Từ Huyền thoại, Còn lại một vầng trăng, Biển ấm, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đi tìm giấc mơ, đến Người xưa, Hình bóng cuộc đời, Đêm dịu dàng, Cát đợi, Hậu thiên đường, Thành phố không mùa đông… đều được tái hiện bởi

cái nhìn từ phái đẹp. Những câu chuyện đời buồn nhiều vui ít được phơi trải từ nỗi lòng người trong cuộc tạo nên nội lực mạnh mẽ tác động vào lòng người. Tự nó đã có sức hút, gợi sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu nơi người đọc. Chưa hết, dường như nỗi niềm dâu bể thường gắn nhiều hơn với phái đẹp trở nên chân thật và có sức hút kì lạ khi nó được chính chị em tâm sự về cuộc đời, thế thái nhân tình.

Tuy nhiên, có những tác phẩm nhân vật “tôi” thuộc phái mạnh đứng ra kể

chuyện của mình cũng rất độc đáo. Đó là cách dẫn chuyện trong Ám ảnh, Những đêm thắp sáng và Minu xinh đẹp… Với Ám ảnh, nhân vật “tôi” xuất hiện trong

một cái tên (Thạnh), một số phận đầy đủ tự dằn vặt về hoàn cảnh gia đình, về ông bố bội bạc vô trách nhiệm đến mức trở thành ám ảnh xấu. Ám ảnh này cứ đeo đẳng mãi trong anh khiến trong giấc mơ anh mơ thấy mình cầm súng đi giết người tình của bố

để phải vào tù, rồi ra pháp trường tử hình: “Bỗng chốc, em như một người khác, em nhằm súng vào con mẹ khát khao bắn tiếp vì nó lại mắc thêm một tội nữa, nó tránh đạn và con nó bị chết oan. Em không cần nghĩ, chúc mũi xuống đất, nơi con đàn bà đang lăn lộn kêu cứu, nổ cho hai phát liền. Lần này thì trúng tuyệt đối nó không thể chạy đi đâu được nữa khi đang lê dưới đất, và khoảng cách giữa em và nó quá gần”.

ngay chính nhân vật nhiều lúc cũng thấy khó phân biệt: “Thế đấy. Mọi thứ vừa thực, vừa ảo. Cuối cùng chỉ là giấc mơ” (Ám ảnh). Nếu Thạnh trong Ám ảnh luôn bị

giày vò bởi người cha vô trách nhiệm, tàn nhẫn cùng những ký ức buồn thảm thì

người đàn ông trong Những đêm thắp sáng lại bị ám ảnh về những đêm hạnh phúc

lóe lên bất chợt và ngắn ngủi trong cuộc đời tối tăm đơn độc của mình. Người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện trong một “hình hài quái dị”, lại đã bốn mươi tuổi nên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)