Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc các đối tượng yếu thế, trong đó ưu

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 109)

đó ưu tiên trợ giúp tại cộng đồng, gia đình.

Phần lớn đối tƣợng TGXH thƣờng xuyên là ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hạn chế về sức khỏe, năng lực, trí tuệ, khả năng vận động... luôn cần đến sự giúp đỡ thƣờng xuyên của ngƣời khác trong việc chăm sóc bản

99

thân. Vì vậy cộng đồng, gia đình là nơi chăm sóc các đối tƣợng TGXH thƣờng xuyên tốt nhất. Chính sách nên hƣớng vào việc tạo ra môi trƣờng chăm sóc tại gia đình, cộng đồng cho các đối tƣợng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho từng đối tƣợng, thì cũng cần có chính sách hỗ trợ đối với hộ gia đình, hoặc ngƣời chăm sóc đối tƣợng TGXH thƣờng xuyên.

Đối với gia đình của đối tƣợng thì trách nhiệm nuôi dƣỡng, chăm sóc và bảo vệ thuộc về trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Nhƣng do gia đình khó khăn về kinh tế hoặc không có ngƣời chăm sóc, không có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, sự hỗ trợ đó có thể là trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ y tế, hƣớng dẫn phƣơng pháp, kỹ năng chăm sóc trẻ em, ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi. . .

Đối với gia đình chăm sóc thay thế: Chính sách hiện nay mới chỉ thực hiện đối với những cá nhân và hộ gia đình nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, chƣa áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi. Trong những năm tới cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện phù hợp.

4. 3. 5. Nâng cao hiệu quả công cụ giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân đi đôi với thực hiện chính sách có hiệu quả.

Nhận thức có tác động không nhỏ tới việc tổ chức thực hiện chính sách. Nhận thức đó bao gồm cả nhận thức của các cấp, các ngành, của ngƣời dân và của chính cả bản thân đối tƣợng hƣởng lợi. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách cần đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục. Đối tƣợng tuyên truyền gồm cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc, gia đình, xã hội và chính bản thân ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ chính sách. Nhà nƣớc cần bố trí kinh phí để thực hiện truyền thông của các cơ quan chức năng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng với những giải pháp cụ thể:

- Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác thực hiện giáo dục, tuyên truyền về chính sách TGXH thƣờng xuyên: bao gồm tất

100

cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đều phải có trách nhiệm trong việc giáo dục, truyên tuyền; Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh đến phƣờng xã cần có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn; Các cơ quan thông tin đại chúng nên ƣu tiên về thời điểm, thời lƣợng phát sóng thông tin giáo dục, tuyên truyền về TGXH thƣờng xuyên trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các hoạt động TGXH thƣờng xuyên để chuyển tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật Nhà nƣớc đến đông đảo ngƣời dân nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Nội dung tuyên truyền cần đi sâu vào tuyên truyền quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của gia đình, nhà nƣớc, cộng đồng và chính của bản thân đối tƣợng đối với chính sách trợ giúp xã hội. Quan điểm, chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về TGXH. Các điều kiện đủ để đƣợc hƣởng trợ cấp của chính sách, thủ tục xin hƣởng trợ cấp. Gƣơng điển hình tiên tiến vƣợt khó và những nội dung khác có liên quan đến chính sách TGXH thƣờng xuyên.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về việc phát triển hệ thống chính sách TGXH thƣờng xuyên, thay đổi cách nhìn từ hoạt động nhân đạo sang chia sẻ trách nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội và nhà nƣớc đối với các thành viên trong xã hội gặp rủi ro trong cuộc sống.

- Tăng cƣờng hƣớng dẫn triển khai thực hiện các chính sách có hiệu quả nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chính sách gọn, nhẹ, tiện lợi để khi cần có thể tra cứu tránh việc thực hiện sai đối tƣợng, bỏ sót đối tƣợng, thất thoát nguồn lực.

101

- Cần thiết lập kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hổi ý kiến của ngƣời dân về các vấn đề liên quan đến TGXH thƣờng xuyên.

- Khen thƣởng các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, bảo vệ đối tƣợng BTXH, và các đối tƣợng BTXH có thành tích trong việc học tập, lao động và hoạt động xã hội, cố gắng vƣơn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về TGXH thƣờng xuyên, có các biện pháp răn đe đối với các đối tƣợng hƣởng lợi có nhận thức trông chờ, ỷ lại sự trợ giúp của Nhà nƣớc và xã hội.

Để làm đƣợc những điều đó thì Nhà nƣớc cần phải có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và đối tƣợng BTXH về chính sách, pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của ngƣời hƣởng lợi.

4. 3. 6. Mở rộng mạng lưới hoạt động trợ giúp xã hội

- Trong thời gian tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội và mạng lƣới cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hƣớng đa dạng hóa thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm việc chăm sóc nuôi dƣỡng đối tƣợng xã hội bằng ngân sách nhà nƣớc, bằng sự huy động của cộng đồng và sự tự nguyện đóng góp của đối tƣợng, ngƣời thân, ngƣời đỡ đầu... để trợ giúp đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời già, ngƣời khuyết tật.

- Mở rộng sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc theo hƣớng nhà nƣớc hỗ trợ phát triển các trung tâm chăm sóc đối tƣợng bảo trợ xã hội và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ thực hiện các sáng kiến cộng đồng.

Đồng thời tiếp tục đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở bảo trợ xã hội theo hƣớng chuyên nghiệp nhƣ: Xây dựng kế hoạch

102

và kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, điều kiện tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dƣỡng, bố trí nhân sự theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP đối với các cơ sở bảo trợ xã hội thành lập trƣớc ngày Nghị định này có hiệu lực. Mở rộng chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là chức năng chăm sóc khẩn cấp, chức năng chăm sóc tự nguyện và hệ thống dịch vụ về công tác xã hội theo hƣớng chuyên nghiệp. Nghiên cứu thực hiện thí điểm mô hình nhà công tác xã hội, mái ấm, trung tâm nhân đạo, để nuôi dƣỡng, chăm sóc đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng để đối tƣợng dễ hòa nhập cộng đồng.

4.3.7. Hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện chính sách

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH, bao gồm cả TGXH thƣờng xuyên, trên địa bàn tỉnh đặt trong tổng thể hệ thống tổ chức từ Trung ƣơng đến cơ sở, ƣu tiên đảm bảo cấp xã có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao đông - Thƣơng binh và Xã hội, trong có có việc thực hiện chính sách TGXH.

Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ để đủ ngƣời làm công tác TGXH. Tăng cƣờng cán bộ cần cả nâng cao trình độ chuyên môn và tăng số lƣợng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lƣợng, đạt yêu cầu về chất lƣợng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, cấp huyện bằng cách tiếp tục tăng cƣờng đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách.

Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ thống mạng nhân viên công tác xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tƣợng tiếp cận với chính sách TGXH.

103

KẾT LUẬN

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TGXH nói chung, TGXH thƣờng xuyên nói riêng tại tỉnh Quảng Bình, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. An sinh xã hội trong đó trợ giúp xã hội đối với các đối tƣợng yếu thế

là vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho các đối tƣợng yếu thế mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nƣớc một cách bền vững.

2. TGXH nói chung và chính sách TGXH thƣờng xuyên có vai trò hết

sức quan trọng, là một trong những công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ để đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã hội khi học gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Quảng Bình là tỉnh nghèo, đang phát triển lại chịu hậu quả của chiến tranh, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. . . đã dẫn đến các đối tƣợng cần đƣợc trợ giúp đông. Các đối tƣợng này đang gặp khó khăn trong cuộc sống, sức khỏe yếu, trình độ văn hóa thấp, không có việc làm ổn định nên phần lớn đang sống trong cảnh nghèo đói, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Bộ phận dân cƣ này rất cần đến sự trợ giúp của Nhà nƣớc, xã hội và cả cộng đồng.

3. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã quan tâm

chỉ đạo và thực hiện hoạt động TGXH thƣờng xuyên có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên công tác TGXH thƣờng xuyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhƣ đối tƣợng đƣợc hƣởng các hoạt động tài trợ chƣa đƣợc mở rộng, mức trợ cấp trong từng thời kỳ còn thấp (chƣa có sự hỗ trợ thêm mà chỉ bằng mức chuẩn của Trung ƣơng); việc triển khai các chính

104

sách chƣa đồng bộ, chƣa đánh giá chính xác, nhận thức của các xã hội, của gia đình và chính bản thân ngƣời hƣởng lợi chƣa cao.

4. Để hệ thống chính sách TGXH thƣờng xuyên ở Quảng Bình ngày càng

phát huy đƣợc vai trò quan trọng của mình trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải hoàn thiện chính sách TGXH thƣờng xuyên theo hƣớng nâng mức trợ cấp, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chính sách, đảm bảo các đối tƣợng đƣợc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội để các đối tƣợng yếu thế vƣợt qua đƣợc mọi khó khăn, vƣơn lên hòa nhập cộng đồng.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Mai Ngọc Anh, 2009. “ASXH cho nông dân trong điều kiện KTTT ở Việt

Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Phạm Văn Bích, 2005. Tổng quan một số tài liệu về an sinh xã hội. Đề

tài khoa học. Viện khoa học xã hội Việt Nam.

3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 1999. Thuật ngữ lao động - Thương binh và xã hội. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

4. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2001. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về Bảo trợ xã hội. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

5. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2008. “Luận cứ khoa học cho

việc đổi mới chính sách bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đề tài

khoa học cấp nhà nƣớc, mã số KX04 – 05.

6. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2006.“Phát triển hệ thống ASXH

Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đề tài khoa học cấp Bộ.

7. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2008. ”Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế trợ giúp xã hội trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế”. Đề tài khoa học cấp Bộ.

8. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2009. Chiến lược An sinh xã hội

giai đoạn 2011-2020, Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, Hà Nội.

9. Chính phủ, 2007. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007

về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng Bảo trợ xã hội. Hà Nội.

10. Chính phủ, 2010. Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa

106

11. Chính phủ, 2013. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về Quy định chính sách Trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Hà Nội.

12. Mai Ngọc Cƣờng, 2009. “cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện

chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015”. Đề tài cấp nhà nƣớc, chƣơng trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc, Bộ khoa học và công nghệ.

13. Mai Ngọc Cƣờng, 2009. “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách

an sinh xã hội ở Việt Nam”. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

14. Nguyễn Hữu Dũng, 2008. “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập”. Tạp chí lao động xã hội, số 332, trang 6-7. 15. Lê Bạch Dƣơng và cộng sự, 2005. Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi

ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Hà Nội: NXB Thế giới.

16. Đàm Hữu Đắc, 2009. ”Việt Nam đang hƣớng tới hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả”. Tạp chí cộng sản, số 37, trang 15.

17. Phạm Đại Đồng, 2011. “Chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối

tượng yếu thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Phạm Văn Đức và cộng sự, 2008. “Công bằng xã hội, trách nhiệm và

đoàn kết xã hội”, Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

19. Nguyễn Thị Lan Hƣơng, 2013. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt

Nam đến năm 2020. Viện khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Hải Hữu, 2007. Báo cáo chuyên đề: thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001-2007 và khuyến nghị tới năm 2015”. Hà Nội.

21. Tƣơng Lai, 1994. Người cao tuổi và ASXH”. Hà Nội: Nxb Khoa học và

107

22. Hà Thị Thanh Lê, 2010. Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý. Học viện chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh.

23. Ngân hàng thế giới, 2008. Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu

quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

24. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013. Thống kê Quảng Bình

25. Vũ Văn Phúc, 2012. An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)