Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động TGXH thƣờng xuyên ở tỉnh

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 102)

ở tỉnh Quảng Bình

4.3.1. Hoàn thiện chính sách tài trợ cho hoạt động TGXH thường xuyên

Chính sách tài trợ cho hoạt động TGXH ở nƣớc ta đƣợc thực hiện đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện phát triển của nền kinh tế của đất nƣớc và của từng địa phƣơng trong từng thời kỳ; thực hiện chính sách nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, đảm bảo ổn định xã hội, gắn với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chính sách tài trợ cho hoạt động TGXH có nghĩa là quá trình thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội cần gắn liền với việc thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo tính toàn diện và không ngừng mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng Với yêu cầu này việc hoàn thiện chính sách tài trợ xã hội về lâu dài phải gắn trách nhiệm và hƣởng lợi, đóng góp và hƣởng thụ, khuyến khích mọi ngƣời dân tham gia đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của các chủ thể, thúc đẩy sự nỗ lực của bản thân, gia đình của đối tƣợng yếu thế, giảm thiểu sự lệ thuộc vào nhà nƣớc theo hƣớng nhà nƣớc chỉ cung cấp những hỗ trợ bổ sung và không thay thế nỗ lực của cá nhân. Các chính sách hƣớng đến bao phủ toàn dân theo các cấp độ khác nhau, lấy các giá trị con ngƣời và quyền cơ bản của con ngƣời làm cơ sở. Mọi ngƣời dân đều có quyền đƣợc bảo trợ và tiếp cận các dịch vụ bảo trợ xã hội. Đây là yêu cầu cơ bản hƣớng đến tiến bộ xã hội và công bằng trong phân phối và hƣởng thụ các thành quả phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội theo hƣớng phân bổ ngày càng bình đẳng hơn, không còn nhóm bị loại trừ.

- Hoàn thiện chế độ trợ giúp hàng tháng: Tăng cƣờng các chƣơng trình trợ giúp xã hội để hỗ trợ bù đắp các thiếu hụt về thu nhập của ngƣời nghèo kinh niên và các đối tƣợng xã hội. Tiếp tục hoàn thiện tiêu thức, chỉ tiêu trợ giúp xã hội, xây dựng mức chuẩn trợ cấp đủ cho chi tiêu tối thiểu cho đối

92

tƣợng hƣởng lợi ở thời điểm chính sách ban hành. Mọi ngƣời dân khi có thu nhập dƣới mức sống tối thiểu đều nhận đƣợc trợ giúp xã hội. Nghiên cứu và xây dựng chính sách hỗ trợ thu nhập bằng tiền mặt hoặc hiện vật đối với đối tƣợng nghèo kinh niên. Xây dựng chính sách trợ giúp thƣờng xuyên có điều kiện đối với tất cả các hộ nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa có con em đi học phổ thông. Giảm tuổi đƣợc nhận trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổi không có lƣơng hƣu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiến tới mục tiêu mọi ngƣời đến tuổi về hƣu mà không có lƣơng hƣu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội đều đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội. Nghiên cứu thí điểm chuyển nghiệp vụ chi trả trợ giúp xã hội cho một tổ chức độc lập thực hiện. Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các dịch vụ trợ giúp xã hội. Chú trọng các dịch vụ xã hội thân thiện với các nhóm dễ bị tổn thƣơng.

- Hoàn thiện chính sách tài trợ gián tiếp thông qua các chính sách chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, việc làm đào tạo nghề, cung cấp các dịch vụ xã hội khác đƣợc pháp luật về bảo trợ xã hội quy định đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý.

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế có việc làm, nâng cao thu nhập

Ngƣời nghèo, ngƣời dễ bị tổn thƣơng không có nhiều cơ hội tiếp cận đƣợc các việc làm tốt, thu nhập ổn định. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém, ít thông tin về thị trƣờng lao động, hạn chế về năng lực mặc cả, đàm phán... kinh nghiệm của các tỉnh cho thấy, tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao và ổn định thông qua đào tạo nghề, vốn vay tạo việc làm, tiếp cận thông tin thị trƣờng lao động để tìm đƣợc việc làm và nâng cao thu nhập là giải pháp an sinh xã hội hiệu quả nhất. Vì vậy, đẩy mạnh các hoạt động bảo trợ xã hội đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ ngƣời dân có việc làm, tăng thu nhập. Tiếp tục thực

93

hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn 2016-2020. Thực hiện giao chỉ tiêu tín dụng cho vay giải quyết việc làm cho ngân hàng chính sách xã hội huy động để cho vay. Ngân hàng nhà nƣớc cấp bù lãi suất và phí quản lý, ƣu tiên các chƣơng trình tín dụng, các hoạt động phát triển thị trƣờng lao động cho khu vực nông thôn; xây dựng một hệ thống chính sách tín dụng thống nhất trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chính sách tín dụng ƣu đãi hiện hành.

Bổ sung đối tƣợng đƣợc vay vốn ƣu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, sử dụng nhiều lao động thuộc nhóm đối tƣợng bảo trợ xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung triển khai các đề án dạy nghề hiện hành theo hƣớng kết hợp đào tạo kỹ thuật cao, chuyên sâu với những nghề thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và năng lực của từng nhóm đối tƣợng và thị trƣờng lao động. Tập trung hỗ trợ và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Nâng cao hiệu quả các chƣơng trình đào tạo. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề kết hợp với bố trí việc làm tại doanh nghiệp. Giải quyết việc làm cho dân cƣ vùng núi, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc gắn với rừng trong chƣơng trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tổ chức việc làm tạm thời cho ngƣời lao động nghèo bị thất nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn (đƣờng giao thông, mạng lƣới tƣới tiêu, nạo vét sông hồ...), thu gom rác thải và làm vệ sinh môi trƣờng. Ngƣời tham gia các dự án này đƣợc trả công bằng hiện vật (suất ăn, lƣơng thực, thực phẩm), tiền lƣơng theo ngày tƣơng đƣơng với mức lƣơng tối thiểu hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Kinh phí của chƣơng trình này lấy từ quỹ dự trữ quốc gia.

94

Ốm đau, bệnh tật là một trong những rủi ro thƣờng gặp của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân thuộc nhóm yếu thế. Gánh nặng y tế thƣờng quá lớn so với khả năng chi trả của ngƣời nghèo. Bên cạnh đó việc khó tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, y tế công làm tăng gánh nặng y tế của các hộ yếu thế, các hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2014 toàn dân sẽ tham gia bảo hiểm y tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, chính sách hỗ trợ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng:

Nâng cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt chú trọng đối với nhóm ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức, ngƣời dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Bởi vì, theo luật bảo hiểm y tế hiện nay, khoảng 20% đối tƣợng thuộc khu vực chính thức, 30% đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ toàn phần hoặc một phần phí đóng bảo hiểm y tế. Những đối tƣợng này có nhiều cơ hội và điều kiện để tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, với 50% số đối tƣợng còn lại phần lớn là những ngƣời lao động có thu nhập thấp, ngƣời nghèo, là những đối tƣợng yếu thế. Để thu hút họ tham gia bảo hiểm y tế cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này;

Tiếp tục hoàn thiện mức đóng, hƣởng bảo hiểm y tế để đảm bảo khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế. Tăng cƣờng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế, chất lƣợng dịch vụ y tế đối với ngƣời hƣởng dịch vụ y tế, mở rộng gói quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách của Nhà nƣớc. Đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thực hiện bảo hiểm y tế.

4.3.2. Mở rộng nguồn tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên

Nguồn tài trợ cho hoạt động bảo trợ xã hội đƣợc xác định: Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội bằng nguồn lực từ ngân sách, đồng thời tăng thêm nguồn lực tài trợ bằng cách mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội, mở rộng các loại hình trợ giúp xã hội

95

thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tƣợng vào cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, ngƣời lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc huy động nguồn lực cho hoạt động TGXH.

Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của tỉnh còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách. Cùng với việc thực hiện hoạt động trợ cấp xã hội từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, cần có sự tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Tỉnh cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về hợp tác đầu tƣ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoạt động và kêu gọi sự đóng góp, vận động thực hiện các hoạt động nhân đạo, xã hội, từ thiện, đóng góp xây dựng quỹ an sinh xã hội.

Một trong những khó khăn dẫn đến số lƣợng đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc thụ hƣởng còn thấp là do cơ chế tài chính chƣa rõ ràng. Giai đoạn tới cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trình lập kế hoạch từ dƣới lên, trong đó có sự định lƣợng đối tƣợng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách tƣơng xứng. Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ƣu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động và lồng ghép khác tập trung cho thực hiện các chƣơng trình và dự án trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội.

Nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hoạt động bảo trợ xã hội. Do vậy, Ngân sách nhà nƣớc phải bố trí đủ để thực hiện trợ cấp thƣờng xuyên cho các đối tƣợng bảo trợ, cứu trợ đột xuất, và sử dụng vào các hoạt động khác nhƣ: tập huấn nâng cao năng lực cán bộ công

96

chức, cộng tác viên công tác xã hội, xây dựng các công trình công cộng tạo điều kiện cho đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc tiếp cận, sử dụng một cách thuận lợi; ngoài ra, cần phải huy động tối đa các nguồn lực thông qua xã hội hoá để thực hiện các hoạt động, mô hình bảo trợ xã hội nhƣ: cứu trợ đột xuất, đỡ đầu đối tƣợng; cung cấp dịch vụ...

Bên cạnh điều kiện nguồn lực bằng tiền, để công tác bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện có hiệu quả, địa phƣơng cũng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nguồn lực cơ sở vật chất nhƣ trƣờng, cơ sở, trung tâm để dạy nghề, hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội... để tập trung, nuôi dƣỡng các đối tƣợng bảo trợ xã hội, các dịch vụ hành chính công đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu để hỗ trợ đối tƣợng bảo trợ xã hội.

Nâng cao hiệu quả của công tác phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo trợ xã hội, phải dựa vào nhu cầu của địa phƣơng để phân bổ. Đồng thời phải tăng cƣờng khả năng giám sát nguồn tài chính thực thi các chính sách, chƣơng trình, dự án để giảm bớt sự thất thoát về tài chính bao gồm cả các chƣơng trình của chính phủ và các chƣơng trình do các tổ chức xã hội thực hiện. Công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ. Một trong những điều kiện quan trọng để huy động có hiệu quả nguồn lực của xã hội đóng góp thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đó là công tác quản lý, công khai và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí. Trong thời gian đến tỉnh cần ban hành quy chế quản lý sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn vận động, ủng hộ. Hiện nay, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp là đơn vị chủ trì, tiếp nhận nguồn tiền, hàng cứu trợ. Bên cạnh đó các nguồn vận động, ủng hộ các đối tƣợng bảo trợ xã hội thông qua các Quỹ nhƣ: Quỹ Bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ Ngƣời cao tuổi, Quỹ hội ngƣời mù, Quỹ Hội chữ thập đỏ, Quỹ bảo trợ trẻ em... song đối với phần ủng hộ qua ngân sách vẫn do cơ quan Nhà nƣớc quản lý. Nên chăng trong thời gian đến, tỉnh nên thống nhất

97

thành lập Quỹ An sinh xã hội để quản lý nguồn kinh phí vận động để thực hiện việc cứu trợ và thực hiện an sinh xã hội và chính sách trợ giúp xã hội. Định kỳ công khai minh bạch các nguồn tài chính, có sự giám sát của đơn vị tài trợ, ủng hộ của Mặt trận và các tổ chức thành viên và cộng đồng. Tăng cƣờng cơ chế khuyến khích huy động nguồn lực từ chính sách khuyến khích sự phát triển của các mô hình tài chính vi mô dƣới cộng đồng.

4. 3. 3. Mở rộng đối tượng được nhận trợ giúp xã hội thường xuyên

Mặc dù, UBND, các cấp các ngành trong tỉnh những năm qua đã làm tốt công tác tuyên truyền, khảo sát và giải quyết chính sách trợ cấp cho các đối tƣợng thuộc diện điều chỉnh của chính sách bảo trợ theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng còn một số không ít những đối tƣợng chƣa đƣợc hƣởng chính sách của nhà nƣớc. Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên đó là công tác quản lý, nắm bắt đối tƣợng chƣa thật sự chặt chẽ, thiếu thƣờng xuyên và chƣa đồng bộ. Do vậy, để mở rộng đối tƣợng tài trợ trong thời gian tới tỉnh Quảng Bình cần tiến hành các hƣớng cơ bản sau đây:

- Tổ chức tổng điều tra đối tƣợng yếu thế phân loại và quản lý đối tƣợng trên phạm vi toàn tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ thống kê, rà soát có sự tham gia của cộng đồng giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tƣợng thuộc diện xét trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với tình hình của địa phƣơng, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tƣợng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình phần mềm quản lý đối tƣợng phổ biến và áp dụng đến tận xã phƣờng, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn.

- Hoàn thiện cơ chế xác định đối tƣợng của chƣơng trình trợ giúp xã hội. Trƣớc hết là việc rà soát tiêu chí xác định điều kiện cần bao gồm hoàn cảnh sống, sức khỏe, độ tuổi, thu nhập của cá nhân đối tƣợng; điều kiện liên quan đến

98

gia đình nhu hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo có thể thay thế bằng hộ gia đình có

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)