3. 2. 3. 1. Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng
Trong thời gian qua, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng nhằm cải thiện đời sống cho những ngƣời đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội theo sự tăng trƣởng của nền kinh tế.
Trƣớc năm 2007, theo Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội quy định mức thấp nhất là 45.000đồng/ngƣời/tháng áp dụng từ năm 2002 đến năm 2004 đã nâng lên 65.000 đồng/ngƣời/tháng, trong đó riêng mức trợ cấp cho các đối tƣợng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội từ 100.000 - 115.000 đồng/ngƣời/tháng lên 140.000 - 160.000 đồng/ngƣời/tháng. Từ ngày 01/01/2007 đến cuối năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007 NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội thấp nhất là 120.000 đồng/ngƣời/tháng. Vào năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2010/ NĐ - CP về sửa đổi bổ sung Nghị định số 67/2007 NĐ - CP nâng mức trợ cấp hàng tháng áp dụng cho các đối tƣợng thấp nhất đã nâng lên 180.000 đồng/ngƣời/tháng (hệ số 1). Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhóm đối tƣợng có mức cụ thể theo hệ số 1,0; 1,5; 2,0;
66
2,5; 3,0 và 4,0 so với mức chuẩn. Đến năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ - CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội, Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế cho Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội. Theo Nghị định này, mức chuẩn trợ giúp xã hội đƣợc nâng lên là 270.000 đồng/ngƣời/tháng (hệ số 1) và cũng tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhóm đối tƣợng có mức cụ thể theo hệ số 1; 1,5; 2; 2,5 và 3; 4 lần mức chuẩn. Tuy Chính phủ quy định mức trợ cấp chuẩn tối thiểu cho các đối tƣợng trợ giúp xã hội, nhƣng vẫn cho phép các địa phƣơng chủ động xác định mức trợ cấp cao hơn mức chuẩn quy định, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức sống của dân cƣ tại địa phƣơng không đƣợc thấp hơn mức quy định của Chính phủ. Tuy nhiên tại Quảng Bình nguồn ngân sách có hạn nên trợ giúp hàng tháng cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội thực hiện theo mức chuẩn quy định của Chính Phủ.
Mức độ tác động của chính sách TGXH thƣờng xuyên ngày một tốt hơn; chế độ trợ cấp có sự thay đổi linh hoạt, tùy thuộc vào sự thay đổi mức sống dân cƣ đã góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống cho các đối tƣợng hƣởng trợ cấp. Tuy nhiên, mức tác động của các chính sách, chƣơng trình TGXH tới cuộc sống của các đối tƣợng bảo trợ xã hội nhìn chung vẫn thấp, mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tƣợng xã hội sống tại cộng đồng chỉ bằng 18- 25% so với tiền lƣơng tối thiểu cùng thời kỳ. Việc điều chỉnh mức trợ cấp mới chỉ bù đắp đƣợc mức độ lạm phát chứ chƣa thực sự cải thiện đƣợc đời sống của đối tƣợng, đây cũng là điều bất cập của chính sách TGXH hiện nay.
Ta có thể thấy rõ hơn về chính sách trợ cấp hàng tháng cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2008-2014 cụ thể qua bảng 3.4 dƣới đây:
67
Bảng 3.4. Kết quả TGXH thƣờng xuyên phân theo đối tƣợng hƣởng giai đoạn 2008-2014
ĐVT: triệu đồng
Đối tƣợng 2008 2010 2012 Ƣớc 2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng số 32.427 100 69.712 100 98.272 100 132.661 100
Trẻ em có hoàn
cảnh ĐB khó khăn 5.912 18,2 9.521 13,6 12.150 12,4 13.624 10,3 Ngƣời cao tuổi 10.822 39,6 26.880 42,9 39.499 40,2 53.216 40,1 Ngƣời tàn tật 15.693 42,2 33.311 43,5 46.623 47,4 65.821 49,6
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình
Cùng với việc nâng mức trợ giúp và mở rộng các đối tƣợng nhận trợ giúp của Chính phủ thì Quảng Bình số kinh phí trợ giúp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội ngày càng tăng lên đáng kể từ 32.427 triệu đồng năm 2008 tăng lên 69.712 triệu đồng năm 2010 (cao gấp 2,1 lần năm 2008) và 98.272 triệu đồng năm 2012 và đến năm 2014 dự kiến tăng mức trợ giúp hàng tháng cho các đối tƣợng là 132.661 triệu đồng (cao gấp 4,1 lần năm 2008 và gấp 1,9 lần năm 2010).
Kinh phí trợ giúp xã hội thƣờng xuyên nhiều nhất là nhóm ngƣời tàn tật chiếm 49,6% trong tổng số kinh phí trợ giúp, tiếp đến là kinh phí trợ giúp cho ngƣời cao tuổi chiếm 40,1%, cuối cùng là kinh phí trợ giúp cho nhóm trẻ em mồ côi chiếm 10,3% trong tổng số kinh phí trợ giúp.
3. 2. 3. 2. Thực hiện trợ giúp về y tế
Với chủ trƣơng giúp những đối tƣợng yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, chính sách này tập trung vào khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, phục hồi chức năng và khuyến khích các tổ chức thực hiện hình thức khám chữa bệnh nhân
68
đạo. Đối tƣợng đƣợc cấp thẻ BHYT kể cả đối tƣợng sống trong cộng đồng cũng nhƣ các đối tƣợng sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, số đối tƣợng sống tại cộng đồng đƣợc cấp thẻ BHYT là 13.178 ngƣời năm 2008 lên 17.549 ngƣời năm 2010 tăng gấp 1,33 lần, đến năm 2014 là 29.656 ngƣời gấp 1,7 lần so với năm 2010 và gấp 2,3 lần so với năm 2008. Còn số đối tƣợng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đƣợc cấp thẻ BHYT năm 2014 là 259 ngƣời gấp 2,1 lần so với năm 2008 (xem bảng 3.5)
Bảng 3.5: Số đối tƣợng đƣợc cấp thẻ BHYT giai đoạn 2008-2014
Năm Tổng số đối tƣợng đƣợc cấp thẻ Số đối tƣợng đƣợc cấp thẻ BHYT tại cộng đồng Số đối tƣợng đƣợc cấp thẻ BHYT tại cơ sở Bảo trợ xã hội
Số ngƣời % Số ngƣời % 2008 13.297 13. 178 99,11 119 0,89 2009 15.981 15. 852 99,19 129 0,81 2010 17.681 17. 549 99,25 132 0,75 2011 20.728 20. 552 99,15 176 0,85 2012 22.310 22. 103 99,07 207 0,93 2013 26.616 26.387 99,14 229 0,86 2014 29.915 29.656 99,13 259 0,87
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình
Đối với việc trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong lĩnh vực y tế, tỉnh Quảng Bình thực hiện theo các quy định của Nhà nƣớc nhƣ: khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt dƣới 6 tuổi theo quy định Luật BHYT; Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nƣớc hỗ trợ mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng tháng mức 3% lƣơng tối thiểu từ năm 2009 về trƣớc và 4,5% mức lƣơng tối thiểu kể từ năm 2010. Từ năm 2009, đƣợc hƣởng các quyền lợi khám chữa bệnh (miễn, giảm viện phí) theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
69
Ngoài ra đối với trẻ em dƣới 16 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần chi phí phẫu thuật tim tại các cơ sở y tế trong nƣớc mức 40% tổng kinh phí phẫu thuật và hỗ trợ 70% kinh phí phẫu thuật đối với trẻ thuộc hộ nghèo, trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn sống ở các xã miền núi, trẻ em con hộ đồng bào dân tộc.
Đối với ngƣời cao tuổi đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc, cụ thể đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng tháng mức 3% lƣơng tối thiểu từ năm 2009 về trƣớc và 4,5% mức lƣơng tối thiểu kể từ năm 2010 cho tất cả các đối tƣợng ngƣời cao tuổi đang hƣởng trợ cấp xã hội thƣờng xuyên. Đồng thời tạo điều kiện để Trung tâm Tƣ vấn Chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi của tỉnh hoạt động có hiệu quả.
Đối với ngƣời tàn tật, trong những năm qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe để phát hiện, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật bằng việc tổ chức nhiều đợt truyền thông trên đài phát thanh truyền hình của tỉnh, báo Quảng Bình và bản tin sức khỏe của Trung tâm truyền thông sức khỏe với nội dung và chủ đề phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật. Ngoài ra còn phối hợp, lồng ghép với các chiến dịch truyền thông các chƣơng trình y tế để nâng cao nhận thức cho nhân dân trong công tác phòng ngừa khuyết tật tại cộng đồng. Hiện tại, Quảng Bình chƣa có bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng, chƣa có bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, chỉ có bệnh viện Y học cổ truyền là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh đƣợc thành lập năm 2004 nhƣng đến nay chƣa thành lập đủ các khoa phòng chức năng và công tác phục hồi chức năng đƣợc lồng ghép trong khoa. Ngành y tế Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tƣ thêm máy móc, trang thiết bị phục hồi chức năng nhƣ: máy kéo dãn cột sống, máy phục hồi chức năng chi trên, máy xoa bóp toàn thân đa chức năng, máy chiếu tia hồng ngoại, xe dạp tự luyện, máy tập chạy... Tuy
70
nhiên, lực lƣợng cán bộ phục hồi chức năng tại Quảng Bình còn mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, vẫn đang là vấn đề hết sức khó khăn.
Việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật luôn đƣợc quan tâm. Tỉnh phối hợp với ngành Y tế, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh, Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh tranh thủ sự giúp đỡ của các đoàn phẫu thuật nụ cƣời quốc tế Mỹ, Đức, Pháp, Viện răng hàm mặt Trung ƣơng, Viện nhi thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Trung ƣơng quân đội 108, bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới phẫu thuật hở hàm ếch và hở môi cho 1.200 cháu, cơ bản đã giải quyết đƣợc các bệnh có thể phẩu thuật đƣợc. Đặc biệt, các bác sĩ bệnh viện 108 đã nhiều đợt xuống đến tận cơ sở khám và tiến hành mổ hệ vận động, giải quyết cho các trƣờng hợp bị khoèo tay, chân, mang lại niềm vui cho 150 ngƣời. Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ở Đà Nẵng cũng đã mổ và giải quyết cho 446 cháu. Nhiều trẻ sau khi phẩu thuật đã có thể đến trƣờng hoặc trở lại học tập bình thƣờng. Hàng trăm ngƣời khuyết tật nghèo đƣợc phẫu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng, đƣợc cung cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí; hàng ngàn ngƣời khuyết tật hệ vận động đƣợc cấp xe lăn, xe lắc, chân tay giả miễn phí, hàng trăm ca phẫu thuật mắt mang lại ánh sáng cho ngƣời mù. Tính đến năm 2014 Quảng Bình đã phẫu thuật cho 5.236 ngƣời mù do đục thủy tinh thể, giúp những ngƣời khuyết tật vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng.
3. 2. 3. 3. Thực hiện trợ giúp giáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm
Giáo dục đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển con ngƣời, bảo đảm một tƣơng lai tốt đẹp trong cuộc sống cho mỗi cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội.
Ở Quảng Bình, chính sách trợ giúp giáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội ngày càng đƣợc quan tâm.
71
Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc thực hiện theo quy định về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Chính phủ quy định tại Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005; Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp ngƣời tàn tật giai đoạn 2006-2010; Nghị định 67/2007, Nghị định 13/2010, Nghị định 136/2013... UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáp dục trung học cơ sở tại Quyết định số 13/2006/QĐ-UBND, quyết định số 917 năm 2011, quyết định số 67 năm 2013. Qua đó triển khai đồng bộ các chính sách để phổ cập giáo dục, tạo mọi điều kiện để mọi ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đƣợc học tập, trong đó có trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, cụ thể:
Học sinh mồ côi cả cha và mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại bị mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dƣỡng, trẻ bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dƣỡng và không còn ngƣời thân thích để nƣơng tựa đƣợc miễn 100% tiền học phí và các khoản đóng góp xây dựng trƣờng đồng thời đƣợc cấp tối thiểu 120.000đồng/năm/học sinh để mua đồ dùng, sách vở học tập; Học sinh là ngƣời tàn tật đƣợc giảm tối thiểu 50% học phí và các khoản đóng góp, trƣờng hợp thuộc hộ nghèo đƣợc miễn 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trƣờng đồng thời đƣợc cấp tối thiểu 80.000 đồng/năm/học sinh để mua đồ dùng học tập;
Thực hiện đúng các quy định của Trung ƣơng về chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp, cấp học bổng cho ngƣời tàn tật theo từng nhóm đối tƣợng tàn tật, hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập hàng năm, các cấp, các ngành tăng cƣờng gặp gỡ, giúp đỡ để trẻ em tàn tật trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng, tổ chức các lớp dạy chuyên biệt và giáo dục hòa nhập.
Năm 2010 có 879 học sinh tàn tật và trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang theo học ở các trƣờng tiểu học, trung học cơ cở, phổ
72
thông trung học đƣợc miễn, giảm học phí tặng sách vở đồ dùng học tập với số tiền lên đến 150 triệu đồng. UBND tỉnh phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em trao 70 suất học bổng cho trẻ em nghèo vƣợt khó trong toàn tỉnh với số tiền là 210 triệu đồng. Năm 2012, Đảng, và các cá nhân, tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc đã có những quan tâm, cụ thể: phối hợp với Đại sứ quán, Đại học Rai ở Ấn Độ đã tài trợ cho 1 suất học bổng ”Nữ tài năng trẻ” cho nạn nhân chất độc da cam đi du học ở Ấn Độ, cũng nhƣ học bổng ”hạt giống hy vọng” của bà Masanakata Nhật Bản đã tài trợ học bổng cho 12 em học sinh nhiễm chất độc da cam đến khi nào các em học xong... Năm 2013, trên 160 ngàn trẻ em bậc tiểu học, gần 190 ngàn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải đóng học phí, 82% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc học tập tại các lớp học hòa nhập cộng đồng, lớp học tình thƣơng. Để có phƣơng tiện đi lại, đến trƣờng, toàn tỉnh đã tặng xe đạp cho gần 400 cháu học sinh mô côi. Hiện trên toàn tỉnh có 3 trung tâm nuôi dạy và giáo dục trẻ em khuyết tật, gồm: Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy và Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới; 2 trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật ở xã Hiền Ninh và thành phố Đồng Hới. Trong thời gian qua, các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh đã tiếp tục nâng cao chất lƣợng dạy và học, kết hợp dạy chữ với thực hiện chƣơng trình phục hồi chức năng cho các cháu khuyết tật; kết hợp giữa học văn hóa với học nghề; có 575 ngƣời khuyết tật đã đƣợc đào tạo nghề, với một số nghề chính nhƣ: làm hƣơng, làm nón, may... từ các nguồn kinh phí.
Đối với chƣơng trình dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật đƣợc thông qua các chƣơng trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm từ Sở Lao động