Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TGXH thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 97)

Thứ nhất, trợ giúp xã hội thường xuyên phải hướng tới đảm bảo sự ổn dịnh xã hội và phát triển bền vững.

Chính sách TGXH thƣờng xuyên là một bộ phận hợp thành chính sách ASXH trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, do vậy quá trình đổi mới và phát triển chính sách TGXH thƣờng xuyên phải dựa trên cơ sở gắn liền và phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bản thân nền kinh tế thị trƣờng tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế, nhƣng cũng tích tụ các nguyên nhân gây nên các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó một bộ phận dân cƣ, ngƣời lao động rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc sống. TGXH phải là giá đỡ cuối cùng của hệ thống ASXH và là

87

một công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ để đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội.

Thứ hai, trợ giúp xã hội thường xuyên cần đặt trong mối quan hệ tương tác với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ, phải phù hợp với quá trình tăng trƣởng kinh tế, mức độ biến động thu nhập, mức độ cải thiện điều kiện sinh sống, chất lƣợng sống của các tầng lớp dân cƣ và mức sống bình quân của hộ gia đình. Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, mức tiêu dùng, mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện nay và nhiều năm tiếp theo nên đƣợc xác lập theo mức tiêu dùng của đại đa số ngƣời lao động. Phát triển hệ thống chính sách, cơ chế TGXH thƣờng xuyên phải phù hợp với quá trình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Nhƣ vậy, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo các mục tiêu đề ra nhƣ trên thì chính sách TGXH cũng phải đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ mở rộng diện đối tƣợng, phát triển các mô hình trợ giúp... để đảm bảo phát triển, tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội theo đà phát triển của tỉnh.

Thứ ba, chính sách TGXH thường xuyên phải đảm bảo sự tương đồng với các chính sách xã hội khác của tỉnh.

Chính sách TGXH thƣờng xuyên là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội nên phải đồng bộ, tƣơng thích với tất cả các hợp phần của hệ thống an sinh xã hội nhƣ: BHYT, BHXH, ... bảo đảm sự an toàn cho mọi ngƣời dân khi bị rủi ro trong cuộc sống, không có khả năng đảm bảo cuộc sống. Chính sách TGXH thƣờng xuyên phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với điều kiện ngân sách để đảm bảo khả năng thực thi chính sách, nhƣng cũng cần phù hợp với các chính sách xã hội khác của tỉnh. Từ đó, xây dựng các hệ số tính toán để

88

xác định mức chuẩn trợ cấp xã hội, tiền lƣơng tối thiểu, lƣơng hƣu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chính sách ngƣời có công

Thứ tư, chính sách TGXH thường xuyên phải hướng tới bao phủ toàn bộ người dân, nhưng phải có trọng tâm, đúng đối tượng, đúng mức độ.

Chú trọng đến nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, bao gồm ngƣời nghèo, ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi, lao động nông thôn, khu vực phi chính thức, lao động thất nghiệp, ngƣời khuyết tật, trẻ em, ngƣời ốm đau, ngƣời bị ảnh hƣởng của thiên tai và các rủi ro bất khả kháng khác. Nâng cao năng lực tự an sinh của ngƣời dân thông qua các chính sách hỗ trợ gián tiếp để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững kết hợp với chính sách trợ giúp trực tiếp đối với nhóm đối tƣợng không có khả năng tự bảo đảm an sinh. Mức trợ cấp hằng tháng cho đối tƣợng cần đƣợc xác định trên cơ sở mức chi tối thiểu bảo đảm các nhu cầu về vật chất cho đối tƣợng (nhu cầu lƣơng thực - thực phẩm và phi lƣơng thực - thực phẩm). Việc tính toán mức trợ cấp xã hội phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống cho một ngƣời trong một tháng. Cần xây dựng một "mức chuẩn" trợ cấp xã hội cho một đối tƣợng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn ít nhất trong số các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Các đối tƣợng bảo trợ xã hội khác tùy theo mức độ khó khăn hoặc nhu cầu cuộc sống phải chi phí tốn kém hơn sẽ có mức trợ cấp xã hội cao hơn, tƣơng ứng với hệ số.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 97)