Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh cho thấy việc thực hiện đúng các Nghị định, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng thì còn tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, nhu cầu, phân bổ của các đối tƣợng của mỗi tỉnh để vận dụng, thực hiện các chính sách trợ giúp cho các đối tƣợng khác nhau. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên của TP.Đà Nẵng và tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để Quảng Bình có thể tham khảo và vận dụng nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong hoạt động trợ giúp xã
hội thƣờng xuyên.
Nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng và ngày càng có ảnh hƣởng lớn trong việc hoạch định chính sách, đƣờng lối. Chính sách TGXH thƣờng xuyên phải mang tính toàn diện, phải có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể. chính sách về TGXH thƣờng xuyên nhằm đảm bảo công bằng, bảo vệ ngƣời dân trƣớc những rủi ro của cuộc sống. Nhà nƣớc không chỉ đề ra chính sách và trợ giúp mà cần tuyên truyền nâng cao nhận
43
thức, chỉ ra vai trò, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong hoạt động TGXH thƣờng xuyên.
Thứ hai, phải gắn chính sách TGXH với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn cụ thể:
Trợ giúp xã hội đƣợc xác định là bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng hƣớng vào phát triển con ngƣời. Kinh nghiệm của Đà Nẵng và Hà Tĩnh cho thấy, phát triển kinh tế luôn đi đôi với phát triển chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách TGXH thƣờng xuyên nói riêng. Việc xây dựng các chính sách TGXH thƣờng xuyên cho các đối tƣợng yếu thế nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội. Các bƣớc đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội của tỉnh Quảng Bình cần phải kịp thời hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nữa, nhằm tƣờng bƣớc tiến tới toàn dân, không để ai rơi vào nghèo đói.
Thứ ba, đa dạng hóa nguồn lực cho hoạt động TGXH thƣờng xuyên.
Ở Đà Nẵng, nguồn lực thực hiện hoạt động TGXH thƣờng xuyên lớn, nhiều nguồn lực hỗ trợ cho công tác trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Ngoài nguồn lực từ ngân sách, thì các nguồn lực khác đƣợc huy động tối đa nhƣ: nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện, nhân dân, nguồn trợ giúp của các doanh nghiệp, quốc tế và nguồn lực từ chính gia đình, cá nhân đối tƣợng. Để đạt đƣợc kết quả đó, TP.Đà Nẵng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên, của cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội, của mỗi cá nhân trong cộng đồng về công tác TGXH. Thống nhất ý chí, chiến lƣợc chính sách trong toàn đảng, toàn dân trong công tác TGXH, luôn nhấn mạnh và nêu cao quan điểm về trợ giúp xã hội đó là: Trong hoạt động TGXH thƣờng xuyên, trƣớc hết là đề cao trách nhiệm của cá nhân, trợ giúp của gia đình, cộng đồng sau đó mới đến nhà nƣớc. Chỉ những ngƣời sau khi đã sử dụng hết mọi phƣơng tiện,
44
khả năng tối đa của bản thân, gia đình, họ hàng nhƣng vẫn không vƣợt qua đƣợc hoàn cảnh khó khăn mới đƣợc trợ giúp của cộng đồng, nhà nƣớc.
Thứ tư, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ hỗ trợ cho các đối
tƣợng yếu thế vƣơn lên hòa nhập cộng đồng.
Tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh, việc lồng ghép việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên với các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣợc quan tâm. Ngoài việc trợ giúp xã hội thƣờng xuyên bằng tiền trợ cấp hàng tháng, nâng mức trợ cấp cao hơn so với mức tối thiểu mà Trung ƣơng quy định thì công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và tăng cƣờng cơ hội cho các nhóm lao động dễ bị tổn thƣơng, kiếm việc làm, tạo điều kiện gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trƣờng để tăng hiệu quả sử dụng vốn cho các đối tƣớng chính sách ngày càng đƣợc quan tâm và đem lại hiệu quả to lớn. Ngoài ra, việc xây dựng nhiều mô hình trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng. Phát động phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tƣợng để khắc phục một phần nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách.
45
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Phƣơng pháp luận
- Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào việc phân tích, đánh giá hiện tƣợng kinh tế xã hội từ đó đƣa ra các khái niệm, phán đoán và suy luận trên cơ sở xem xét các vấn đề, hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ gắn bò và ràng buộc, liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là việc sử dụng tổng thể các hình thức lôgíc, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích đánh giá thực trạng trợ giúp xã hội trong mối tƣơng quan với các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển. Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý luận để nghiên cứu nhƣng khủng khổ đó cần phải đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại một số địa phƣơng để kiểm nghiệm khung khổ lý luận đã đƣợc xây dựng, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động TGXH thƣờng xuyên ở Quảng Bình.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài vận dụng phƣơng pháp này nhằm nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung liên quan đến hoạt động TGXH đặt trong mối liên hệ phổ biến, trong sự tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
- Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải xem xét các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng xảy ra trƣớc đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với
46
tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội.
Phƣơng pháp duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở Quảng Bình trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về chính sách an sinh xã hội, hoạt động trợ giúp xã hội và các công trình nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2008-2014 và đƣa ra các vấn đề ở chƣơng 4.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, không chỉ nghiên cứu các đối tƣợng cần trợ giúp xã hội hay một chính sách cụ thể mà nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội với tƣ cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với hoạt động trợ giúp xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của hoạt động trợ giúp xã hội trong hệ thống xã hội nói chung và hệ thống an sinh xã hội nói riêng. Từ đó, đƣa ra các giải pháp thực hiện chính sách TGXH thƣờng xuyên có hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống góp phần xây dựng Quảng Bình phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở chƣơng 4.
- Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu tạm thời gạt bỏ khỏi đối tƣợng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên khác biệt, những mặt nhất định của tổng thể đồng thời tìm ra và nhấn mạnh những biểu hiện bền vững phổ biến, nhờ vậy mà thấy đƣợc bản chất bên trong và quy luật vận động của nó.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Từ những nhận thức luận: làm thế nào, bằng cách nào, tƣ duy nhận thức đƣợc các cơ sở, thực chất của hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Từ những quan sát,
47
nhận thức cảm tính các hoạt động của thực tiễn hoạt động TGXH thƣờng xuyên, thông qua các hoạt động tƣ duy trừu tƣợng để nhận thức bản chất, khái niệm, quy luật khách quan của hoạt động TGXH thƣờng xuyên (chƣơng 1) và cũng từ những khái niệm, quy luật này để xem xét thực tiễn hoạt động xã hội ở tỉnh Quảng Bình (chƣơng 3), từ đó rút ra định hƣớng và giải pháp hoạt động TGXH thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình có hiệu quả tại chƣơng 4.
2. 2. Phƣơng pháp cụ thể
2. 2. 1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu: Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu,
thực tế công tác trợ giúp xã hội tại địa phƣơng với điều kiện thời gian và các vấn đề liên quan khác luận văn chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các đối tƣợng và các hoạt động trợ giúp xã hội sau đây:
- Về đối tƣợng đƣợc trợ giúp xã hội: có rất nhiều đối tƣợng cần đƣợc trợ giúp xã hội nhƣ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo, ngƣời mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã đƣợc các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhƣng chƣa thuyên giảm. Nhƣng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội đối với 3 nhóm đối tƣợng chính sau:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: bao gồm “trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật” [26].
Ngƣời cao tuổi chỉ gồm ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, không có nguồn thu nhập (từ đủ 60 tuổi trở lên) [28] và ngƣời có tuổi thọ từ 85 tuổi trở
48
lên. Đây là vấn đề xã hội đang đƣợc nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, nhất là xu thế già hóa dân số hiện nay. Ngƣời cao tuổi cần đƣợc, quan tâm chăm sóc đặc biệt đó là đạo lý, nhân văn, nhất là đối với Việt Nam, một đất nƣớc vốn có truyền thống tôn trọng ngƣời già.
Ngƣời khuyết tật: “là những ngƣời bị khuyếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng đƣợc biểu hiện dƣới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [27].
- Về các hoạt động trợ giúp xã hội: luận văn tập trung vào một số hoạt động chính sau: Hoạt động trợ giúp bằng tiền, Hoạt động trợ giúp thông qua y tế, phục hồi chức năng, Hoạt động trợ giúp thông qua giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm
+ Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn thích hợp: Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Hội ngƣời cao tuổi, Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ bảo trợ trẻ em, báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2008 đến 2013, báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp xã hội hàng năm, 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố... Trong bài tại chƣơng 3: thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên có sử dụng các số liệu về điều kiện tự nhiên nhƣ: diện tích, khí hậu, địa hình và điều kiện kinh tế xã hội nhƣ: dân số, cơ cấu kinh tế đƣợc lấy từ Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm; báo cáo kết quả TGXH thƣờng xuyên, số lƣợng đối tƣợng đƣợc trợ giúp, tổng số kinh phí đƣợc trợ giúp cho các đối tƣợng từ Báo cáo của Sở Lao động - Thƣơng Binh và xã hội tỉnh Quảng Bình.
49
Ngoài ra còn sử dụng các thông tin, tài liệu thông qua sách, báo, tạp chí, trang web có liên quan đến đề tài.
+ Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra đƣợc tỷ lệ phần trăm các đối tƣợng đƣợc trợ giúp khác nhau trong tổng số các đối tƣợng trợ giúp nhƣ: trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chiếm bao nhiêu phần trăm, ngƣời cao tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm, ngƣời tàn tật chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số đối tƣợng trợ giúp. Sử dụng Excel để vẽ các biểu đồ, hình vẽ đối tƣợng đƣợc nhận trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình tại chƣơng 3.
2. 2. 2. Phương pháp thống kê – so sánh
Phƣơng pháp này dùng để thống kê thực trạng các nhóm đối tƣợng yếu thế, các nguồn lực cho hoạt động trợ giúp xã hội tại chƣơng 3, từ các số liệu thu thập đƣợc, tiến hành thống kê, mô tả, tổng hợp lại các số liệu, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá thực trạng về các đối tƣợng bảo trợ xã hội và tình hình hoạt động trợ giúp xã hội tỉnh Quảng Bình qua các năm.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng nhóm đối tƣợng, các hệ thống bảng biểu đã đƣợc tổng hợp, đề tài sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng giữa các đối tƣợng, các loại hoạt động trợ giúp, và so sánh các đối tƣợng, các loại hoạt động trợ giúp qua các năm, từ đó thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của từng loại hoạt động cũng nhƣ tình hình tăng, giảm của các đối tƣợng làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.
2. 2. 3. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng hoạt động trợ giúp
50
xã hội từ đó khái quát, tổng hợp những thành tựu, hạn chế của hoạt động trợ giúp xã hội của tỉnh ở chƣơng 3.
Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích các công trình nghiên cứu khoa học từ đó luận văn chỉ ra các thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có tại chƣơng 1. Trong chƣơng 3, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trong những năm qua từ đó tổng hợp, đƣa ra những đánh giá về tình hình hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở Quảng Bình; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ