Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 96)

Một là, cùng với sự phát triển kinh tế, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng làm nhu cầu trợ giúp xã hội ngày càng cao. Trong giai đoạn tới, do quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên, tai nạn lao động, già hóa dân số... là các nguyên nhân, yếu tố tác động làm gia tăng cả về số lƣợng và quy mô đối tƣợng TGXH thƣờng xuyên. Sự phát triển kinh tế, kinh tế thị trƣờng thì nhận thức của mỗi cá nhân sẽ tiêu cực hơn nhƣ vì lợi ích cá nhân nhiều hơn, không còn suy nghĩ ”lá lành đùm lá rách”, vì lợi ích tập thể nhƣ truyền thống nữa khi đó vận động nguồn tài chính cho hoạt động TGXH thƣờng xuyên sẽ khó khăn hơn nếu nhƣ không đƣợc định hƣớng, tuyên truyền.

86

Hai là, quá trình hội nhập cũng sẽ làm tăng rủi ro, tăng sự bất bình đẳng

giữa các nhóm dân cƣ và các vùng đỏi hỏi cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác song phƣơng, đa phƣơng với tất cả các nƣớc. Hội nhập tạo ra nguồn lực, nhƣng quá trình này đòi hỏi các chính sách phải tuân thủ với hệ thống luật pháp quốc tế, trong đó có hệ thống quy định về chính sách TGXH thƣờng xuyên nhƣng luật pháp của nƣớc ta còn có mặt hạn chế so với luật pháp quốc tế, còn chồng chéo một số quy định vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách TGXH thƣờng xuyên phải xem xét tính khả thi của chính sách, nhất là khả thi trong việc huy động nguồn lực thực hiện, khả thi về bộ máy tổ chức, khả thi về thời gian và không gian. Ngoài ra cần xem xét đến khía cạnh của ngƣời hƣởng lợi. Xem xét tính hiệu quả của chính sách với đối tƣợng hƣởng lợi và chất lƣợng chính sách, cũng nhƣ sự tác động của chính sách đối với nhóm xã hội khác, những tác động đến phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 96)