Xác định đối tượng cần được trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 64)

Cũng nhƣ chính sách chung của quốc gia, Quảng Bình đã giành sự quan tâm nhiều nhất cho ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi nhóm đối tƣợng có những điều kiện về mức sống và đặc điểm nhu cầu trợ giúp khác nhau. Thực trạng về các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách trợ giúp xã hội của tỉnh Quảng Bình qua từng giai đoạn năm 2008- 2014 đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1: Số ngƣời đƣợc nhận TGXH thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2014

Đối tƣợng

Năm

2008 2010 2012 Ƣớc 2014

Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời %

Tổng số 26. 702 100 30. 212 100 38. 308 100 47. 651 100

+ Trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn 3. 897 14, 6 4. 236 14, 5 4. 567 11, 9 4. 757 10 + Ngƣời cao tuổi 10. 854 40, 6 12. 149 43, 9 14. 927 40 17. 163 36 + Ngƣời tàn tật 11. 951 44, 8 13. 827 41, 6 18. 814 49, 1 25. 731 54

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình

Từ bảng trên chúng ta thấy đối tƣợng đƣợc nhận hỗ trợ từ chính sách trợ giúp của nhà nƣớc và cộng đồng đều tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008

54

số ngƣời đƣợc trợ giúp là 26.702 ngƣời, đến năm 2010 tăng lên là 30.212 ngƣời và tăng nhanh vào năm 2014 là 47.651 ngƣời, chiếm 5,52% so với dân số toàn tỉnh. Trong số đó có gần 90% sống ở nông thôn, với các điều kiện, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là là các huyện miền núi rẻo cao, các xã vùng sâu, vùng xa, các xã bãi ngang cồn bãi. Do vậy họ gặp không ít khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trình độ học vấn thấp, phần lớn học xong bậc tiểu học, khả năng tự tìm kiếm việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình rất khó khăn, sống chủ yếu là phụ thuộc vào gia đình và trợ cấp của Nhà nƣớc. Vì vậy, đối tƣợng bảo trợ xã hội tự mình vƣơn lên để hòa nhập cộng đồng cần phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách trợ giúp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội. Có thể thấy rõ hơn sự tăng lên của đối tƣợng đƣợc trợ giúp qua biểu đồ 3.1.

ĐVT: ngƣời 0 10000 20000 30000 40000 50000 2008 2010 2012 DK2014 TE ĐBKK NCT NTT Tổng số

Biểu đồ 3.1: Số ngƣời đƣợc nhận TGXHTX giai đoạn 2008 – 2014 (số liệu 2014 là ƣớc tính)

55

Đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố, Quỹ Bảo trợ trẻ em, tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 10.244 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm 3,6% dân số trong độ tuổi trẻ em, và chiếm 1,2% tổng dân số, bao gồm 10 nhóm đối tƣợng theo luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em [26]. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cao là 28.857 ngƣời chiếm 3,3% tổng dân số, chiếm 10,3 % dân số trong độ tuổi trẻ em, đó là những trƣờng hợp trẻ em có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn nếu nhƣ có những biến cố xảy ra nhƣ lũ lụt, hạn hán, suy thoái kinh tế. Tuy số lƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lớn nhƣng số lƣợng đƣợc trợ giúp còn ít. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc chăm sóc, trợ giúp từ 3.897 em năm 2008 tăng lên 4.236 em vào năm 2010 và đến năm 2014 tăng lên 4.757 em. Trong số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc trợ giúp, có 1.151 (chiếm 24,2% trong tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc trợ giúp) trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng hoặc trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại là cha hoặc mẹ mất tích hoặc không đủ năng lực để nuôi dƣỡng; trẻ em đƣợc nhận nuôi dƣỡng, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 3.559 (chiếm 74,8%); trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù, không còn ngƣời nuôi dƣỡng 47 em (1%).

Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhất là nhóm trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị xâm hại tình dục những trẻ em này thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ nên có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, thiệt thòi trong học tập, vui chơi, giải trí. Trong xu hƣớng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn càng bị thiệt thòi, hẫng hụt hơn. Hơn nữa, Quảng Bình là một tỉnh nghèo, thƣờng xuyên bị thiên tai mất mùa nên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải gánh chịu nặng nề trƣớc những hậu quả

56

rủi ro, dễ bị tổn thƣơng, bi quan, chán nản khi có những biến động. Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thƣờng chịu thiệt thòi và va chạm sớm trong cuộc sống nên thƣờng có mặc cảm tự ty với xã hội, suy nghĩ thƣờng sai lệch. Nhƣng cũng có một số em có nghị lực, ý chí vƣơn lên trong cuộc sống. Vì vậy, những ngƣời hoạt động trợ giúp xã hội cũng nhƣ các nhà hảo tâm cần hiểu đúng suy nghĩ, tâm lý để có cách thức giúp đỡ, động viên khuyến khích các em vƣơn lên trở thành ngƣời có ích và tránh đƣợc những hành vi lệch lạc, không đƣợc cộng đồng và xã hội chấp nhận. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thƣờng muốn có nhu cầu đƣợc trợ cấp xã hội hàng tháng, đƣợc nâng mức trợ cấp và đƣợc tiếp tục đi học, đặc biệt các em mồ côi thƣờng mong muốn có mái ấm gia đình để đƣợc chăm sóc hoặc nuôi dƣỡng ở các sơ sở bảo trợ xã hội. Những mong muốn này muốn thực hiện đƣợc cần có các giải pháp nhằm cải thiện nơi sống tốt hơn, có điều kiện để các em có đƣợc phát triển toàn diện tại cộng đồng cũng nhƣ gia đình chăm sóc thay thế nhƣ bao đứa trẻ bình thƣờng khác.

Đối tượng người cao tuổi:

Theo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay cả tỉnh có khoảng 98.920 ngƣời cao tuổi trong đó số ngƣời đang đƣợc hƣởng lƣơng hƣu là 25.782 ngƣời, 13.058 ngƣời đang hƣởng trợ cấp BHXH (mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…), 11.694 ngƣời đang hƣởng trợ cấp ngƣời có công với cách mạng. Nhƣ vậy, có 50.534 ngƣời cao tuổi đƣợc hƣởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lƣơng hƣu. Nhóm ngƣời cao tuổi này mặc dù đã hết tuổi lao động và không tham gia vào các hoạt động kinh tế nhƣng có kiến thức chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, nhà ở, môi trƣờng sống. Những ngƣời có trình độ chuyên môn, có lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH có cuộc sống tƣơng đối ổn định hơn, ít cần đến trợ giúp của Nhà nƣớc và xã hội.

Có một số lƣợng ngƣời cao tuổi không nhỏ không có thu nhập, không có khả năng lao động phải dựa vào con, cháu, ngƣời thân. Trong số đó có 1.052

57

ngƣời cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có ngƣời có nghĩa vụ và quyền phụng dƣỡng, 63 ngƣời cao tuổi còn vợ hoặc chồng, nhƣng già yếu, không có con, cháu, ngƣời thân thích để nƣơng tựa, thuộc hộ gia đình nghèo, 16.023 ngƣời đủ từ 80 tuổi không có lƣơng hƣu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, 15 ngƣời cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhƣng có ngƣời nhận chăm sóc tại cộng đồng, 10 ngƣời sống trong cơ sở bảo trợ xã hội. Số ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc trợ cấp 9.356 ngƣời, còn lại là 21.867 ngƣời chiếm 22,1% trong tổng số ngƣời cao tuổi còn đủ sức khỏe hoặc có con, cháu, ngƣời thân chăm sóc [30]. Trong tƣơng lai tỷ lệ ngƣời cao tuổi thuộc nhóm này sẽ tăng vì hiện tại phần lớn những ngƣời đang hoạt động kinh tế không tham gia BHXH. Điều này cho thấy nhu cầu về TGXH cho ngƣời cao tuổi trong những năm tới sẽ càng tăng.

Trong gần bảy năm qua, số lƣợng ngƣời cao tuổi đƣợc chăm sóc tăng lên, từ 11.254 cụ năm 2008 tăng lên 12.828 cụ năm 2010 và 17.163 cụ năm 2014 chiếm 48,2% trong tổng số đối tƣợng cần trợ giúp. Nhìn chung, tình hình đời sống ngƣời cao tuổi tỉnh đƣợc cải thiện theo sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh nhà. Ngƣời cao tuổi đƣợc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế; ngƣời cao tuổi cô đơn, không nơi nƣơng tựa, không có nguồn thu nhập đƣợc trợ cấp xã hội hàng tháng; ngƣời cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lƣơng hƣu, không có trợ cấp xã hội đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng. Tổ chức Hội ngƣời cao tuổi cơ sở thƣờng xuyên thăm viếng tặng quà khi ngƣời cao tuổi ốm đau, tổ chức khám bệnh miễn phí, tổ chức mừng thọ, phúng viếng khi ngƣời cao tuổi qua đời… tại một số phƣờng, xã, thị trấn Hội ngƣời cao tuổi đã đề xuất và đƣợc chính quyền cho vận động “Quỹ chăm sóc ngƣời cao tuổi” tạo điều kiện thuận lợi cho Hội ngƣời cao tuổi cơ sở có nguồn kinh phí để chăm sóc, phụng dƣỡng ngƣời cao tuổi một cách thiết thực.

58

Mặc dù vậy, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời cao tuổi vẫn chƣa cải thiện đƣợc đáng kể. Để đánh giá đúng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi thì tiêu chí quan trọng đó là sức khỏe, đó cũng là tiêu chí để đánh giá nhu cầu trợ giúp xã hội. Đối với ngƣời cao tuổi đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng có trình độ văn hóa thấp, sống ở những nhà tạm, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những vùng này kinh tế chậm phát triển, mức sống thấp, điều kiện chăm sóc sức khỏe không có nên sức khỏe yếu kém, bệnh tật nhiều. Những ngƣời này không tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, chủ yếu xem ti vi, nghe đài. Nên việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách và kiến thức chăm sóc sức khỏe đến với ngƣời cao tuổi thông qua các phƣơng tiện truyền thanh, truyền hình cần đƣợc quan tâm. Với những đặc điểm nhƣ vậy, cho thấy cần có hệ thống chính sách TGXH thƣờng xuyên cho ngƣời cao tuổi không có thu nhập, không có khả năng lao động không có ngƣời nuôi dƣỡng để có đƣợc cuộc sống tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Đối tượng người khuyết tật:

Quảng Bình hiện có trên 45.000 ngƣời khuyết tật, trong số đó ngƣời khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là 28.000 ngƣời; số lƣợng ngƣời tâm thần mãn tính có hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội là 4.280 ngƣời. Trong những năm qua, số lƣợng ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trƣờng và các rủi ro nhƣ: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…

Ngƣời tàn tật cũng là nhóm đối tƣợng đƣợc quan tâm và mở rộng dần trong chính sách TGXH thƣờng xuyên. Năm 2007, đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc mở rộng hơn nhóm đối tƣợng ngƣời tàn tật không có khả năng lao động thuộc diện hộ gia đình nghèo (trƣớc đây chỉ quy định ngƣời tàn tật không còn khả năng tự phục vụ). Số lƣợng ngƣời tàn tật đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội năm 2008 là 15.551 ngƣời. Năm 2010, đối tƣợng ngƣời tàn tật đƣợc mở rộng hơn

59

cho toàn bộ ngƣời tàn tật không có khả năng lao động và ngƣời tâm thần mãn tính không giới hạn trong hộ nghèo, vì vậy số lƣợng ngƣời tàn tật đƣợc hƣởng trợ cấp tăng lên đáng kể là: 22.149 ngƣời đến năm 2014 là 25.731 ngƣời. Tuy đƣợc quan tâm và mở rộng dần trong chính sách TGXH thƣờng xuyên cho ngƣời tàn tật nhƣng còn một số ngƣời tàn tật nặng vẫn chƣa đƣợc hƣởng chính sách TGXH thƣờng xuyên là 6,549 ngƣời chiếm 17,2% trong tổng số ngƣời tàn tật nặng, đặc biệt nặng và bị tâm thần mãn tính, chiếm 14,6% trong tổng số ngƣời tàn tật.

Hai dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất là khuyết tật về hệ vận động (chiếm 36%) và khuyết tật liên quan đến hệ thần kinh, trí tuệ (chiếm gần 30% tổng số ngƣời khuyết tật), còn lại là các dạng khuyết tật khác.

Số lƣợng ngƣời khuyết tật chiếm khoảng 5,2 % dân số toàn tỉnh, trong đó gần 90% sống ở nông thôn với điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng... còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi rẻo cao, các xã bãi ngang cồn bãi. Do vậy họ gặp không ít khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trình độ học vấn của ngƣời khuyết tật nhìn chung còn thấp, phần lớn học xong bậc tiểu học. Đa số ngƣời khuyết tật Quảng Bình không thể sống tự lập mà chủ yếu dựa vào gia đình, ngƣời thân, chỉ có khoảng 10% tự tạo đƣợc thu nhập. Ngƣời khuyết tật chủ yếu thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo quy định của Chính phủ và do vậy tài sản của họ rất ít, nhất là những tài sản có giá trị nhƣ xe máy, phƣơng tiện nghe, nhìn vì vậy việc tiếp cận thông tin, thông tin đại chúng rất hạn chế.

Ngƣời khuyết tật nói chung đều có nguyện vọng, mong muốn đƣợc bảo vệ, chăm sóc, đƣợc khám chữa bệnh, đƣợc phẫu thuật chỉnh hình, đƣợc trang cấp hoặc đƣợc hỗ trợ các dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc... phục vụ đi lại, sinh hoạt hằng ngày; mong muốn đƣợc đối xử bình đẳng, đƣợc hòa nhập thực sự vào cộng đồng, đƣợc góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Thực tế

60

hiện nay đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, hỗ trợ ngƣời khuyết tật, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do nguồn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn huy động còn hạn chế nên ngƣời khuyết tật, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Hiện tại hầu hết ngƣời khuyết tật đang sinh sống cùng với gia đình và nguồn sống của họ cũng dựa vào sự trợ giúp của gia đình và ngƣời thân, vì vậy gia đình đƣợc xem là nơi đầu tiên và cũng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trợ giúp ngƣời tàn tật khắc phục khó khăn vƣơn lên tạo lập cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Vì lý do này mà bên cạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời tàn tật, cần hƣớng tới việc hỗ trợ cho hộ gia đình.

Hiện nay, cả tỉnh có 154.164 đối tƣợng bảo trợ xã hội, chiếm 17,9% dân số của tỉnh. Nhƣng không phải tất cả đề cần đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp, mà bản thân họ vẫn tự lo đƣợc cuộc sống, thậm chí vẫn có đóng góp cho Nhà nƣớc và xã hội. Nhƣ ngƣời cao tuổi có lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH, có thu nhập, ngƣời tàn tật cũng nhƣ ngƣời chăm sóc ngƣời tàn tật vẫn làm việc và có thu nhập. Tuy nhiên, họ vẫn cần đến những hỗ trợ gián tiếp thông qua hệ thống dịch vụ trợ giúp xã hội. Với tốc độ phát triển dân số nhanh nhƣ hiện nay, cùng với xu hƣớng già hóa dân số và các tác động của môi trƣờng kinh tế xã hội vẫn đang là nguyên nhân làm tăng số lƣợng và tỷ lệ đối tƣợng bảo trợ xã hội, nhất là nhóm TGXH thƣờng xuyên. Qua phân tích các nhóm đối tƣợng trên, có thể thấy đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là tƣơng đối lớn và ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn, trong những năm qua, các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phƣơng đã tổ chức thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời ban hành nhiều chƣơng trình chính sách... để hỗ trợ các nhóm đối tƣợng này khắc phục khó

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)