1. 2. 2. 1. Mục tiêu và nguyên tắc trợ giúp xã hội thường xuyên
* Mục tiêu trợ giúp xã hội thường xuyên:
Mục tiêu chung của TGXH thƣờng xuyên là hƣớng vào phát triển con ngƣời, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế, hƣớng tới công bằng, duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nƣớc.
Mục tiêu cụ thể của TGXH thƣờng xuyên là giúp cho các đối tƣợng yếu thế (ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi, trẻ em mồ côi và các đối tƣợng khó khăn khác) bảo đảm cuộc sống ổn định, an toàn, vƣợt qua mọi khó khăn, vƣơn lên hòa nhập cuộc sống và tham gia đóng góp tích cực vào quá trình phát triển xã hội. Họ có quyền sống và quyền phát triển nhƣ các đối tƣợng xã hội khác. Nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng phải có trách nhiệm hỗ trợ, tạo cơ hội cho họ phát triển.
* Nguyên tắc trợ giúp xã hội thường xuyên
TGXH thƣờng xuyên là một bộ phận chính sách TGXH cũng nhƣ chính sách của Nhà nƣớc nói chung do vậy phải tuân thủ nguyên tắc chung và phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: tuân thủ theo pháp luật, mức độ bao phủ đối tƣợng, đảm bảo công bằng, đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo bền vững về tài chính, đảm bảo sự chia sẻ trách nhiệm.
Thứ nhất, tuân thủ hệ thống pháp luật, chính trị.
Chính sách TGXH thƣờng xuyên phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Đối
23
với hệ thống an sinh cũng nhƣ trợ giúp xã hội thƣờng xuyên của một quốc gia, nhà nƣớc giữ vai trò ngƣời tổ chức, ngƣời quản lý, ngƣời điều hành và thực hiện. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, không chỉ có các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nƣớc, mà tất cả các thành phần kinh tế khác trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Vì vậy, Nhà nƣớc phải hƣớng cho các tổ chức ngoài quốc doanh tham gia vào trợ giúp xã hội thƣờng xuyên theo đúng quan điểm, chủ trƣơng và pháp luật của Nhà nƣớc
Thứ hai, hướng tới “bao phủ” mọi thành viên trong xã hội.
Nhằm bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống của các đối tƣợng yếu thế trƣớc
những biến cố rủi ro có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế của họ và gia đình họ. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống tiêu chí xác định các đối tƣợng tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên sao cho phù hợp, để mỗi loại đối tƣợng khác nhau có quyền lợi và nghĩa vụ (trách nhiệm) khác nhau, tƣơng thích với địa vị của họ trong xã hội, với hoàn cảnh cụ thể của họ.
Thứ ba, bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch.
Chính sách TGXH thƣờng xuyên có rất nhiều đối tƣợng, mỗi loại đối tƣợng có hoàn cảnh, nhu cầu và mức độ khó khăn khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu, xây dựng chính sách phải đảm bảo công bằng trong các nhóm đối tƣợng hƣởng lợi. Đồng thời phải phù hợp với các chính sách xã hội khác nhƣ chính sách tiền lƣơng, chính sách BHXH, chính sách ngƣời có công...) không nên để có sự chênh lệch quá lớn trong hệ thống các chính sách. Công bằng ở việc tạo điều kiện cho mọi ngƣời đều có cơ hội phát triển và tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. Công khai, minh bạch ngay từ khi hoạch định chính sách, trình tự, thủ tục hồ sơ xét duyệt đến khi thực hiện chính sách. Đây vừa là yêu cầu của các đối tƣợng hƣởng lợi vừa là yêu cầu của quá trình thực hiện chính sách TGXH thƣờng xuyên.
24
Tính bền vững của hoạt động TGXH thƣờng xuyên đƣợc đảm bảo bằng cách tạo nguồn thu tăng trƣởng và ổn định, huy động có hiệu quả sự đóng góp của các đối tƣợng tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, nguồn hình thành (chủ yếu lấy từ thuế, từ ngân sách nhà nƣớc) và chi trả hợp lý, đúng đối tƣợng đƣợc hƣởng.
Thứ năm, phải bảo đảm ổn định về thể chế tổ chức quản lý.
Điều này cho phép hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên hoạt động liên tục và có hiệu quả. Về mặt cấu trúc, tổ chức hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên phải hợp lý để có đủ khả năng quản lý các loại đối tƣợng tham gia vào hoạt động TGXH thƣờng xuyên; cấu trúc hợp lý của tổ chức còn phải bảo đảm khả năng theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện trợ giúp xã hội một cách trung thực, khách quan để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các thể chế khác trong hệ thống, nhƣ thể chế chính sách, thể chế tài chính và thể chế tổ chức quản lý thực hiện.
Thứ sáu, đảm bảo sự chia sẻ trách nhiệm.
Vai trò của Nhà nƣớc là rất lớn trong TGXH thƣờng xuyên nhƣng không vì thế mà bỏ qua trách nhiệm của toàn dân, toàn cộng đồng. Sự giúp đỡ, chia sẻ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cũng có vai trò hết sức to lớn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa TGXH nhờ đó giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nƣớc.
1. 2. 2. 2. Tiêu chí đánh giá chính sách TGXH thường xuyên - Tiêu chí về tính khả thi, hiệu lực của chính sách
Đánh giá tính khả khi, hiệu lực của chính sách là xem xét mục tiêu của chính sách có đạt đƣợc mong muốn hay không. Phạm vi ảnh hƣởng của chính sách đến đời sống của đối tƣợng nhƣ thế nào. Cụ thể là việc xác định quy mô đối tƣợng đƣợc nhận trợ giúp, số lƣợng đối tƣợng nhận trợ giúp xã hội thƣờng xuyên càng lớn, mức độ bao phủ của chính sách rộng, cũng nhƣ tỷ lệ đối
25
tƣợng chƣa đƣợc hƣởng chính sách TGXH thƣờng xuyên càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động TGXHTX càng đạt hiệu quả cao, hiệu lực chính sách lớn.
- Tiêu chí về tính hiệu quả của chính sách
Hiện nay quy định hiện hành mức chuẩn trợ giúp tối thiểu của mỗi đối tƣợng và mỗi nhóm đối tƣợng có mức khác nhau. Nên mức chuẩn trợ cấp chƣa phản ánh thực chất mức hỗ trợ hàng tháng, mà phải xem xét trên mức trợ cấp bình quân. Để đánh giá hiểu quả hoạt động của chính sách cần xem xét tỷ lệ đối tƣợng thay đổi cuộc sống sau hƣởng chính sách. Các đối tƣợng đƣợc nhận TGXH thƣờng xuyên có cuộc sống thay đổi tích cực từ sau khi nhận đƣợc trợ giúp càng lớn chứng tỏ chính sách có hiệu quả. Tuy nhiên, khi đánh giá sự thay đổi của các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách TGXH thƣờng xuyên còn đƣợc xem xét sự thay đổi cuộc sống của các đối tƣợng trong bao nhiêu lâu kể từ khi đƣợc trợ giúp.
- Tiêu chí về tính kinh tế:
Tính kinh tế đƣợc xem xét trên phƣơng diện tổng chi phí thực hiện chính sách, chi phí này phải đƣợc xem xét với tổng chi ngân sách nhà nƣớc, so sánh với thu nhập quốc dân. Có nhiều chỉ chiêu để đánh giá tính kinh tế, tuy nhiên có thể lựa chọn một số chỉ tiêu là: Tổng kinh phí thực hiện trợ giúp, tốc độ tăng tỷ lệ chi ngân sách.
- Tiêu chí về tính bền vững: Chính sách TGXH luôn đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy khó có thể định lƣợng thành các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Chỉ có thể xem xét tính bền vững về thời gian, bền vững về không gian của các chính sách bộ phận.
1. 2. 2. 3. Nội dung cơ bản của trợ giúp xã hội thường xuyên
Xác định đối tượng trợ giúp
Xác định đối tƣợng rất quan trọng trong hoạt động TGXH thƣờng xuyên. Hiệu quả của hoạt động trợ giúp đạt đến mức nào phụ thuộc rất lớn vào việc
26
xác định đối tƣợng đƣợc trợ giúp bởi nếu trợ giúp sai đối tƣợng chẳng hạn nhƣ trợ giúp cho những ngƣời có hoàn cảnh ít khó khăn trong khi những ngƣời khó khăn thực sự lại không đƣợc trợ giúp thì số tiền đó sẽ không phát huy hết những tác dụng thiết thực mà nó mang lại. Có thể nói việc xác định đúng đối tƣợng trợ giúp thƣờng xuyên làm tăng lợi ích cho những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong phạm vi ngân sách nhà nƣớc có giới hạn. Chính vì vậy, để xác định đâu là đối tƣợng TGXH thƣờng xuyên cần phải đánh giá thực trạng đối tƣợng bảo trợ xã hội, từ đó chỉ ra các đối tƣợng cụ thể cần trợ giúp thƣờng xuyên.
Đối tƣợng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên là mọi thành viên trong xã hội khi có các rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau tác động làm họ không đủ khả năng hoặc không tự lo đƣợc cuộc sống của bản thân và gia đình và họ cần đến sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng, Nhà nƣớc thì mới đảm bảo cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế và quy định của mỗi nƣớc mà đối tƣợng nhận TGXH thƣờng xuyên đƣợc mở rộng đến đâu. Với những nƣớc phát triển, vấn đề xã hội thƣờng đƣợc quan tâm nhiều hơn thì đối tƣợng thuộc diện nhận bảo trợ xã hội mở rộng, ngƣợc lại những nƣớc kém phát triển thƣờng tập trung vào phát triển kinh tế còn vấn đề xã hội ít đƣợc quan tâm hơn thì đối tƣợng thuộc diện nhận bảo trợ xã hội thu hẹp... song có thể nói đối tƣợng nhận bảo trợ xã hội là những đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội nhƣ trẻ mồ côi, ngƣời già không nơi nƣơng tựa, ngƣời tàn tật, ngƣời tâm thần... những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác.
Đối tƣợng trợ giúp xã hội trong luận văn này đƣợc xác định gồm
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm "trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân
27
của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật" [26].
Trẻ em nói chung đều không có khả năng lao động, nhƣng trẻ em mồ côi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em nghèo... là những đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn rất cần sự giúp đỡ của xã hội và cộng đồng. Để trợ giúp cho nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt một cách hiệu quả thì cần xem xét, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng đối tƣợng để có hình thức giúp đỡ thích hợp, đảm bảo sự phát triển bình thƣờng về thể chất và tinh thần của trẻ, tạo điều kiện tốt nhất có thể để trẻ hòa nhập cộng đồng.
- Người cao tuổi chỉ gồm ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, không
có nguồn thu nhập (từ đủ 60 tuổi trở lên) [28] và ngƣời có tuổi thọ cao từ 85 tuổi trở lên. Cùng với độ tuổi tăng lên của mỗi cá nhân, năng lực làm việc ngày càng giảm, đồng thời chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Tiết kiệm là nguồn lý tƣởng để chi tiêu cho tuổi già. Nhƣng rất nhiều ngƣời cao tuổi hiện nay không tiết kiệm đủ, do mức thu nhập thấp khi đi làm và thiếu cơ chế tiết kiệm an toàn và đáng tin cậy. Các hệ thống lƣơng hƣu bắt buộc là chƣơng trình an sinh bảo vệ ngƣời cao tuổi rất tốt, tuy nhiên diện bao phủ còn hạn hẹp nên vẫn còn một bộ phận ngƣời cao tuổi không có trợ cấp lƣơng hƣu. Ngƣời cao tuổi thông thƣờng đƣợc sự trợ giúp từ các nguồn thu nhập của gia đình đa thế hệ. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này sẽ giảm dần trong tƣơng lai do sự thay đổi về nhân khẩu học làm giảm số ngƣời trẻ tuổi mà ngƣời cao tuổi có thể nhờ cậy. Đây đang là vấn đề xã hội đang đƣợc nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, nhất là trƣớc xu thế già hóa dân số hiện nay. Ngƣời cao tuổi cần đƣợc quan tâm chăm sóc đặc biệt, đó là vấn đề đạo lý, nhân văn, nhất là đối với Việt Nam, một đất nƣớc vốn có truyền thống tôn trọng ngƣời già.
28
- Người khuyết tật, "là những ngƣời bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng đƣợc biểu hiện dƣới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn" [27].
Ngƣời khuyết tật khó có khả năng tạo thu nhập do bị suy yếu về thể lực và các nhân tố khác nhƣ: thiếu các phƣơng tiện đi lại phù hợp để đi làm, thiếu điều kiện tiếp cận đào tạo, điều kiện làm việc kém hay bị phân biệt đối xử. Gia đình ngƣời khuyết tật phải dành phần lớn thời gian, tiền bạc để chăm sóc ngƣời tàn tật nên chính ngƣời chăm sóc cũng có thu nhập thấp đi, thậm chí không có thời gian đi làm để có thu nhập. Ngoài ra, gia đình ngƣời khuyết tật phải tốn nhiều chi phí thuốc thang, máy móc hỗ trợ và những chi phí dịch vụ khác. Tàn tật là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Do vậy ngƣời tàn tật và gia đình họ rất cần sự trợ giúp xã hội về thu nhập để không bị rơi vào nghèo đói, bần cùng của xã hội.
Ngƣời khuyết tật có khả năng và có nguyện vọng trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay, ngƣời khuyết tật có xu hƣớng tăng lên với nhiều lý do khác nhau nhƣ tai nạn lao động, thiên tai, để ngƣời khuyết tật không trở thành gánh nặng cho xã hội cần tạo dựng một xã hội hòa nhập hơn cùng cơ hội việc làm cho ngƣời khuyết tật thông qua các hoạt động tài trợ nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận giáo dục cơ sở, đào tạo nghề liên quan đến nhu cầu thị trƣờng lao động và việc làm phù hợp với kỹ năng, nguyện vọng và khả năng của ngƣời khuyết tật, đồng thời có những thay đổi cần thiết phù hợp cho ngƣời khuyết tật. Xóa bỏ rào cản khác đối với ngƣời khuyết tật nhƣ tạo tiếp cận với môi trƣờng vật thể, cung cấp thông tin dƣới nhiều hình thức khác nhau, đấu tranh và loại bỏ những thái độ định kiến sai lệch về ngƣời khuyết tật.
Xác định mức trợ giúp
Xác định mức trợ giúp xã hội thuờng xuyên là việc quan trọng trong chính sách TGXH thƣờng xuyên của mỗi quốc gia. Bởi vì nếu xác định mức
29
trợ giúp quá cao sẽ tác động nhiều hơn đến đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp nhƣng lại tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu trợ cấp ở mức quá thấp sẽ ít tác động đến các đối tƣợng trợ giúp nhƣ vậy hoạt động TGXH thƣờng xuyên sẽ không có hiệu quả.
Thông thƣờng, các nƣớc xây dựng chuẩn trợ cấp xã hội trên cơ sở chuẩn nghèo để tính mức trợ cấp cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách TGXH. Mức trợ cấp là khoản phụ cấp thêm cho ngƣời nghèo để mức thu nhập của họ tiếp cận dần tới chuẩn nghèo.
Mức trợ cấp có thể giống hoặc khác nhau cho các đối tƣợng. Những mức trợ cấp khác nhau cho các nhóm đối tƣợng sẽ đảm bảo công bằng hơn, vì mỗi nhóm đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn khác nhau và nhu cầu cũng khác nhau. Có nhiều phƣơng án để xác định mức trợ cấp cho các nhóm đối tƣợng khác nhau. Trợ cấp dựa trên mức nghèo của mỗi hộ gia đình, hộ nào nghèo hơn sẽ đƣợc trợ cấp nhiều hơn, hộ nào ít nghèo hơn thì mức trợ cấp ít hơn. Trợ cấp theo độ tuổi, ví dụ trợ cấp giáo dục cho trẻ lớn tuổi sẽ cao hơn vì tính chi phí cơ hội các em đi học hoặc mua sách vở sẽ cao hơn. Trợ cấp thay đổi theo thời gian, cao hơn vào mùa giáp hạt hoặc mùa lạnh, hoặc đầu năm học để trang trải chi phí mua sắm sách vở, quần áo, giày dép. Trợ cấp thay đổi theo