Ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 94)

Thứ nhất, cũng nhƣ cả nƣớc, tỉnh quảng Bình đã tạo đƣợc nền tảng kinh

tế ở trình độ cao hơn trƣớc, theo đó sẽ có cơ hội huy động nguồn tài chính nhiều hơn cho Quĩ TGXH thƣờng xuyên. Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo đà cho phát triển bền vững đất nƣớc. Năm 2010, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1273 USD tăng gần gấp đôi năm 2005 và đến năm 2013 là 1960 USD, dự kiến năm 2014 GDP bình quân đầu ngƣời là 2074 USD. Kinh tế tăng trƣởng chất lƣợng cuộc sống dân cƣ từng bƣớc đƣợc nâng lên. Hơn nữa, nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác song phƣơng, đa phƣơng với tất cả các nƣớc. Vì vậy, việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế sẽ dễ dàng hơn.

Đối với tỉnh Quảng Bình, Cùng với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nƣớc, chính sách phát triển kinh tế của Quảng Bình đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững khi các mục tiêu đó đƣợc thực hiện thì các hoạt động trợ giúp xã hội của tỉnh cũng đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ mở rộng diện đối tƣợng, định mức hỗ trợ, các mô hình trợ giúp. . . Việc đẩy mạnh các hoạt động tài trợ này sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển, tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ công bằng xã hội đồng thời phù hợp với đà phát triển nhanh. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12-13%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13%. Đến năm 2015 GDP bình quân đầu ngƣời đạt

84

28-30 triệu đồng (khoảng 1.400 - 1.600USD) và vào năm 2020 đạt khoảng 70- 72 triệu đồng (khoảng 3.500 - 3.700USD); Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 17%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 18 - 18,5%. Với những thành tựu đạt đƣợc về kinh tế, các hoạt động về xã hội cũng nhƣ hoạt động trợ giúp xã hội sẽ đƣợc quan tâm tƣơng ứng, ngày càng có ý nghĩa thiết thực hơn đối với các đối tƣợng yếu thế.

Thứ hai, định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã

hội của Nhà nƣớc đã mở ra cơ hội tăng độ bao phủ và sự tham gia của ngƣời dân vào sự nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển an sinh xã hội của đất nƣớc đến năm 2020, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 của tỉnh. Với việc nghiên cứu xây dựng và ban hành đề án phát triển hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh theo một chỉnh thể thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các mức chuẩn và các chế độ để đảm bảo công bằng xã hội trong hệ thống và tạo thành nhiều tầng lƣới an sinh khác nhau, hỗ trợ cho nhau.

Chiến lƣợc an sinh xã hội của tỉnh Quảng Bình đề ra: Từng bƣớc mở rộng phạm vi bao phủ và sự tham gia của ngƣời dân vào hệ thống ASXH. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm cho mọi đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng đƣợc tiếp cận và hƣởng thụ các hoạt động ASXH. Bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh, chính trị xã hội. Hỗ trợ các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng tham gia đào tạo, tăng cƣờng cơ hội làm việc, tăng thu nhập. Mở rộng phạm vi, đối tƣợng tham gia vào hệ thống BHXH, bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc bảo toàn và tăng trƣởng. Tăng cƣờng tiếp cận và cải thiện hoạt động chăm sóc y tế tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi. Phát triển hệ TGXH linh hoạt, ứng phó kịp thời với các biến cố, rủi ro. Mở rộng các nhóm đối tƣợng thụ hƣởng đến toàn bộ các nhóm dân cƣ dễ bị tổn thƣơng. Mức chuẩn trợ cấp xã hội thời kỳ 2011- 2020

85

bằng 40% mức sống tối thiểu. Bảo đảm mọi ngƣời dân khi có thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội. Bảo đảm mọi ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận đƣợc hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản gồm: nƣớc sạch, điện, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, văn hóa thông tin, nhà ở và nhà vệ sinh và dịch vụ pháp lý.

Thứ ba, chiến lƣợc an sinh xã hội của tỉnh sẽ vừa tạo điều kiện để thực

hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp xã hội trên địa bàn, vừa xác lập những căn cứ quan trọng giúp đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc cụ thể, giải quyết đồng bộ các chính sách đồng thời huy động tối đa các nguồn lực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Và chính việc thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp xã hội cũng góp phần giữ vững ổn định xã hội tạo cơ hội cho phát triển kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trƣởng kinh tế ở địa phƣơng. Trên cơ sở đề án về an sinh xã hội sẽ xây dựng các phong trào, dự án trợ giúp xã hội nhƣ chƣơng trình giảm nghèo, trợ giúp ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của các đối tƣợng mà hệ thống chính sách trợ giúp xã hội hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 94)