+ Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu: Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu,
thực tế công tác trợ giúp xã hội tại địa phƣơng với điều kiện thời gian và các vấn đề liên quan khác luận văn chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các đối tƣợng và các hoạt động trợ giúp xã hội sau đây:
- Về đối tƣợng đƣợc trợ giúp xã hội: có rất nhiều đối tƣợng cần đƣợc trợ giúp xã hội nhƣ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo, ngƣời mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã đƣợc các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhƣng chƣa thuyên giảm. Nhƣng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội đối với 3 nhóm đối tƣợng chính sau:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: bao gồm “trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật” [26].
Ngƣời cao tuổi chỉ gồm ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, không có nguồn thu nhập (từ đủ 60 tuổi trở lên) [28] và ngƣời có tuổi thọ từ 85 tuổi trở
48
lên. Đây là vấn đề xã hội đang đƣợc nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, nhất là xu thế già hóa dân số hiện nay. Ngƣời cao tuổi cần đƣợc, quan tâm chăm sóc đặc biệt đó là đạo lý, nhân văn, nhất là đối với Việt Nam, một đất nƣớc vốn có truyền thống tôn trọng ngƣời già.
Ngƣời khuyết tật: “là những ngƣời bị khuyếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng đƣợc biểu hiện dƣới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [27].
- Về các hoạt động trợ giúp xã hội: luận văn tập trung vào một số hoạt động chính sau: Hoạt động trợ giúp bằng tiền, Hoạt động trợ giúp thông qua y tế, phục hồi chức năng, Hoạt động trợ giúp thông qua giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm
+ Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn thích hợp: Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Hội ngƣời cao tuổi, Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ bảo trợ trẻ em, báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2008 đến 2013, báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp xã hội hàng năm, 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố... Trong bài tại chƣơng 3: thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên có sử dụng các số liệu về điều kiện tự nhiên nhƣ: diện tích, khí hậu, địa hình và điều kiện kinh tế xã hội nhƣ: dân số, cơ cấu kinh tế đƣợc lấy từ Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm; báo cáo kết quả TGXH thƣờng xuyên, số lƣợng đối tƣợng đƣợc trợ giúp, tổng số kinh phí đƣợc trợ giúp cho các đối tƣợng từ Báo cáo của Sở Lao động - Thƣơng Binh và xã hội tỉnh Quảng Bình.
49
Ngoài ra còn sử dụng các thông tin, tài liệu thông qua sách, báo, tạp chí, trang web có liên quan đến đề tài.
+ Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra đƣợc tỷ lệ phần trăm các đối tƣợng đƣợc trợ giúp khác nhau trong tổng số các đối tƣợng trợ giúp nhƣ: trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chiếm bao nhiêu phần trăm, ngƣời cao tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm, ngƣời tàn tật chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số đối tƣợng trợ giúp. Sử dụng Excel để vẽ các biểu đồ, hình vẽ đối tƣợng đƣợc nhận trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình tại chƣơng 3.