Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 86)

Trong giai đoạn 2008-2014, công tác trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc thực hiện khá đầy đủ, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trƣởng kinh tế trong hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Các vấn đề xã hội đƣợc quan tâm giải quyết, gắn với từng bƣớc thực hiện công bằng xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết các vấn đề trọng tâm, bức xúc. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động thông qua các chƣơng trình, chính sách chăm sóc, hỗ trợ riêng đối với các đối tƣợng chính sách, đối tƣợng xã hội. Nhiều chính sách an sinh xã hội đậm tính nhân văn đƣợc triển khai thực hiện. Trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh, phụ nữ nghèo bị ung thƣ, học sinh thuộc diện khó khăn, có nguy cơ bỏ học, thanh thiếu niên hƣ, các đối tƣợng phạm tội hoàn lƣơng, đƣợc quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phát triển rộng khắp. Có thể tóm lƣợc một số kết quả trong hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua trên một số nét nhƣ sau:

Một là, hệ thống chính sách trợ giúp xã hội ngày được hoàn thiện.

Một trong những thành công lớn mà Quảng Bình đạt đƣợc trong thực hiện trợ giúp xã hội đó là sự thống nhất về quan điểm chủ trƣơng về vấn đề trợ giúp xã hội, an sinh xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Vấn đề này có thể đánh giá thông qua các chƣơng trình, kế hoạch triển khai chính sách của Trung ƣơng và ban hành chính sách của tỉnh đã tạo đƣợc khung pháp lý cơ bản đầy đủ cho việc triển khai công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn. Đối tƣợng thuộc diện bảo

76

trợ xã hội ngày càng đƣợc mở rộng, mức hỗ trợ ngày càng cao kể cả trợ cấp thƣờng xuyên đến các hoạt động tài trợ qua giá nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ công... Đầu tƣ kinh phí thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội ngày càng cao, khả năng huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau và đƣợc quản lý, sử dụng công khai, đúng mục đích đảm bảo tính hiệu quả của chƣơng trình.

Hai là, đối tượng thụ hưởng từng bước được mở rộng và độ bao phủ ngày càng tăng.

Số lƣợng đối tƣợng thụ hƣởng ngày càng tăng. Nếu nhƣ năm 2008, đối tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện hƣởng trợ giúp thƣờng xuyên là 26.702 ngƣời thì con số này năm 2014 là 47.651 ngƣời, tăng gần 1,8 lần. Việc nắm bắt, quản lý đối tƣợng thụ hƣởng ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng bỏ sót đối tƣợng. Mức trợ cấp thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với nhu cầu cuộc sống hằng ngày của các đối tƣợng bảo trợ xã hội, từ 120.000 đồng /tháng/ ngƣời năm 2007 lên 180.000 năm 2010 và lên 270.000 năm 2014 đã góp phần đảm bảo cuộc sống cho đối tƣợng hƣởng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Kinh phí giành cho đối tƣợng thụ hƣởng cũng tăng nhanh, trên 32.427 triệu đồng năm 2008 lên gần 132.661 triệu đồng năm 2014, tăng gấp 4,1 lần năm 2008. Đây là kết quả tốt trong việc thực hiện trợ giúp xã hội và đang từng bƣớc hƣớng tới mục tiêu bao phủ hết số lƣợng đối tƣợng hƣởng lợi.

Ba là, mạng lưới bảo trợ xã hội ngày càng được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch.

Hệ thống cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bƣớc đầu đƣợc quy hoạch phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, cơ sở vật chất, trang thiết bị tƣơng đối đồng bộ, đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu, chăm sóc đối tƣợng ngày càng tốt hơn. Nhiều mô hình trợ giúp đối tƣợng đã giúp họ tiếp cận và thụ hƣởng đƣợc dễ dàng hơn; các hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn miễn phí đƣợc triển khai thƣờng xuyên; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

77

đƣợc duy trì và tổ chức tốt, tạo điều kiện để các đối tƣợng tham gia ngày càng nhiều, góp phần giúp đối tƣợng hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng.

Bên cạnh các pháp luật, Nghị định, Thông tƣ, UBND tỉnh đã cụ thể hóa công tác trợ giúp xã hội thƣờng xuyên bằng các chƣơng trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cụ thể:

- Ban hành Chƣơng trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006- 2010; giai đoạn 2011-2015 và Chƣơng trình hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2020.

- Đề án trợ giúp ngƣời tàn tật giai đoạn 2006-2010 thực hiện theo Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp ngƣời tàn tật giai đoạn 2006-2010 và căn cứ vào Quyết định số 1019/2012/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020 thì UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch trợ giúp ngƣời khuyết tật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Đối với Ngƣời cao tuổi, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2687/QĐ- UBND ngày 30/10/2013 về phê duyệt Kế hoạch triển khai “Chƣơng trình hành động quốc gia về Ngƣời cao tuổi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2020”

Bốn là, chủ thể tham gia hoạt động bảo trợ xã hội ngày càng nhiều. Bên cạnh các cơ quan của Nhà nƣớc, thì các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và tổ chức xã hội tự nguyện và cá nhân trong và ngoài nƣớc đã tích cực tham gia vào các hoạt động TGXH.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 86)