Huy động nguồn tài chính cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 72)

Kinh phí hoạt động chi trả trợ cấp xã hội thƣờng xuyên của tỉnh quảng Bình bao gồm 3 nguồn chính: Nguồn từ ngân sách Trung ƣơng, nguồn từ ngân sách địa phƣơng và đóng góp của các tổ chức cá nhân.

Tại Quảng Bình, nguồn tài chính huy động cho hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trong 7 năm qua đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên giai đoạn 2008-2014 ĐVT: triệu đồng năm Nguồn KP 2008 2009 2010 2011 2012 Ƣớc 2014 Tổng kinh phí 32.427 45.417 69.712 79.340 98.272 132.661 - NS Trung ƣơng 30.062 41.284 62.740 68.391 83.826 110.241 - NS địa phƣơng 1.198 1.998 3.137 3.491 5.699 8.756 - Huy động từ cộng đồng 1.167 2.135 3.835 7.458 8.747 13.664

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy nguồn tài trợ cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 tổng kinh phí từ các nguồn hỗ trợ cho các đối tƣợng là 32.427 triệu đồng, năm 2010 kinh phí tăng lên là 69.712 triệu đồng. Đến năm 2014 dự kiến nguồn kinh phí dành hỗ trợ cho các đối tƣợng bảo trợ là 132.661 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng so với năm 2008 là 409,1%. Qua thực trạng trên cho chúng ta thấy mặc dù thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng để trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình và bản thân đối tƣợng, giúp họ từng bƣớc hòa nhập vào cộng đồng thì Đảng, Nhà nƣớc và cộng đồng luôn dành những nguồn kinh phí nhất định để tài trợ cho các đối tƣợng.

62

Để trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình và bản thân đối tƣợng, giúp họ từng bƣớc hòa nhập vào cộng đồng. Từ năm 2000 đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật và Nghị định, Thông tƣ về chính sách trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội, trong đó đáng chú ý nhất là Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000, đến ngày 13/4/2007 ban hành Nghị định 67/2007/NĐ-CP và đƣợc điều chỉnh bổ sung theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010, năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 nhƣng đến năm 2014 mới thực hiện theo Nghị định này.

- Nguồn từ ngân sách địa phương (tỉnh):

Ngoài những chính sách trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng ra những Quyết định và các văn bản hƣớng dẫn cụ thể hóa, cũng nhƣ các kế hoạch, chƣơng trình trợ giúp cho những đối tƣợng cụ thể, từ đó tạo cơ sở pháp lý cho các địa phƣơng trong tỉnh căn cứ triển khai thực hiện đồng bộ, giúp các đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách xã hội ngày càng tốt hơn.

- Nguồn từ đóng góp của các tổ chức, cá nhân:

Với truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc, công tác trợ giúp xã hội thƣờng xuyên, đặc biệt là trợ giúp xã hội đột xuất thu hút đƣợc sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, các thành viên trong xã hội.

63

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn tài chính TGXH thƣờng xuyên giai đoạn 2008-2014

năm Nguồn KP 2008 2009 2010 2011 2012 Ƣớc 2014 Tổng kinh phí (%) 100 100 100 100 100 100 - NS Trung ƣơng 92,7 90,9 90 86,2 85,3 83,1 - NS địa phƣơng 3,7 4,4 4,5 4,4 5,8 6,6 - Huy động từ cộng đồng 3,6 4,7 5,5 9,4 8,9 10,3

Nguồn: tác giả tự tính toán.

Từ bảng 3.3 trên có thể thấy rằng nguồn kinh phí tài trợ từ ngân sách Trung ƣơng qua các năm đều chiếm tỷ lệ rất cao và có xu hƣớng tăng về tuyệt đối (số tiền) và giảm tƣơng đối (giảm tỷ trọng trong tổng số) do nguồn trợ giúp xã hội thƣờng xuyên từ ngân sách địa phƣơng và các nguồn huy động tại cộng đồng (do sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị) ngày càng tăng. Cụ thể năm 2008 là 30.064 triệu đồng, chiếm đến 92,7%, đến năm 2010 là 62.740 triệu đồng, chiếm đến 90% đến năm 2014 tăng lên 110.241 triệu đồng chiếm 83, 1%. Xét trên một phƣơng diện khác ta thấy kinh phí do ngân sách Trung ƣơng tài trợ liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 là 30.064 triệu thì đến năm 2014 số này tăng lên mức 80.177 triệu đồng.

Đối với nguồn kinh phí do địa phƣơng tài trợ cho công tác trợ giúp xã hội cũng đƣợc tăng lên đáng kể từ 1.200 triệu đồng năm 2008 tăng lên 3.137 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2014 tăng lên 8.756 triệu đồng chiếm 6,6% trong tổng số nguồn kinh phí cho hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên, tốc độ phát triển năm 2014 so với năm 2010 là 279,1%. Tuy nguồn ngân sách địa phƣơng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng nguồn tài trợ nhƣng đó là một sự nỗ lực lớn trong công tác trợ giúp xã hội của địa phƣơng khi mà nguồn ngân sách địa phƣơng có hạn, điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng tới các đối tƣợng yếu thế của tỉnh.

64

Đối với nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng: Qua phân tích ta thấy nguồn kinh phí đƣợc huy động từ cộng đồng so với tổng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng từ 1.167 triệu đồng (chiếm 3,6%) năm 2008 lên đến 13.664 triệu đồng năm 2014 (chiếm 10,3%) trong tổng số nguồn tài trợ. Tốc độ phát triển nguồn tài trợ năm 2014 so với năm 2008 là 1.170%. Điều đó thể hiện tinh thần nhân văn, truyền thống lá lành đùm lá rách trong cộng đồng ngày càng đƣợc coi trọng, thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng, Chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh từng bƣớc đƣa tỉnh nhà ngày một phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Quảng Bình ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong những năm qua, ngoài nguồn tài trợ chủ yếu từ ngân sách, các ngành, cơ quan đoàn thể của tỉnh đã vận động, kêu gọi các tổ chức và nhiều cá nhân tài trợ trong công tác TGXH thƣờng xuyên cho đối tƣợng trên toàn địa bàn tỉnh với nhiều chƣơng trình bảo trợ khác nhau nhƣ: chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ bị bỏ rơi, ngƣời tàn tật, ngƣời già cô đơn; khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí; hỗ trợ phẩu thuật, chỉnh hình và cấp xe lăn; trang thiết bị y tế, hỗ trợ xây dựng nhà ở, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ sách vở, áo quần, phƣơng tiện đi lại, dụng cụ học tập và học bổng cho học sinh, sinh viên…

Rõ ràng để trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình và bản thân đối tƣợng, giúp họ từng bƣớc hòa nhập vào cộng đồng, thì ngoài các nguồn ngân sách của nhà nƣớc rất cần đến sự quan tâm chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Ngoài ra, Nhà nƣớc tạo cơ chế để hình thành rất nhiều loại quỹ xã hội, quỹ nhân đạo từ thiện để giúp đỡ các đối tƣợng xã hội nhƣ “Quỹ của Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ của ngƣời cao tuổi, Quỹ Nạn nhân chất độc da cam, Quỹ Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi… Sự trợ giúp của gia đình,

65

cộng đồng xã hội đang góp phần tích cực, thúc đẩy và mở rộng tính xã hội và đa dạng hóa các hoạt động xã hội góp phần tích cực, thúc đẩy và mở rộng tính xã hội và đa dạng hóa các hoạt động trợ giúp xã hội của tỉnh, góp phần đƣa công tác trợ giúp xã hội ngày càng phát triển. Sự trợ giúp của cộng đồng xã hội cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các đối tƣợng xã hội, đặc biệt là nhóm ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tóm lại, nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động cứu trợ từ ngân sách nhà nƣớc, các nguồn khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Trách nhiệm lớn nhất trong trợ giúp xã hội là Nhà nƣớc. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp nên kinh phí dành cho trợ giúp xã hội chƣa cao.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)