Mở rộng đối tượng được nhận trợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 108)

Mặc dù, UBND, các cấp các ngành trong tỉnh những năm qua đã làm tốt công tác tuyên truyền, khảo sát và giải quyết chính sách trợ cấp cho các đối tƣợng thuộc diện điều chỉnh của chính sách bảo trợ theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng còn một số không ít những đối tƣợng chƣa đƣợc hƣởng chính sách của nhà nƣớc. Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên đó là công tác quản lý, nắm bắt đối tƣợng chƣa thật sự chặt chẽ, thiếu thƣờng xuyên và chƣa đồng bộ. Do vậy, để mở rộng đối tƣợng tài trợ trong thời gian tới tỉnh Quảng Bình cần tiến hành các hƣớng cơ bản sau đây:

- Tổ chức tổng điều tra đối tƣợng yếu thế phân loại và quản lý đối tƣợng trên phạm vi toàn tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ thống kê, rà soát có sự tham gia của cộng đồng giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tƣợng thuộc diện xét trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với tình hình của địa phƣơng, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tƣợng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình phần mềm quản lý đối tƣợng phổ biến và áp dụng đến tận xã phƣờng, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn.

- Hoàn thiện cơ chế xác định đối tƣợng của chƣơng trình trợ giúp xã hội. Trƣớc hết là việc rà soát tiêu chí xác định điều kiện cần bao gồm hoàn cảnh sống, sức khỏe, độ tuổi, thu nhập của cá nhân đối tƣợng; điều kiện liên quan đến

98

gia đình nhu hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo có thể thay thế bằng hộ gia đình có thu nhập thấp. Khi kinh tế phát triển khá hơn có thể loại bỏ điều kiện liên quan đến gia đình mà chỉ quan tâm đến các điều kiện cá nhân đối tƣợng.

Từng bƣớc bổ sung thêm đối tƣợng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên cộng đồng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tập trung vào nhóm ngƣời có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hộ nông dân mất tƣ liệu sản xuất do đô thị hóa hoặc công nghiệp hóa, nhƣng do trình độ chuyên môn không có không thể đào tạo chuyển đổi ngành nghề đƣợc; đối tƣợng nghèo kinh niên cần phải đƣa họ sang nhóm đƣợc hƣởng các chính sách trợ giúp xã hội.

- Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình TGXH tạo điều kiện cho các đối tƣợng ngày càng tiếp cận thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, chất lƣợng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chƣơng trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn. Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đang thực hiện có hiệu quả cao: chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2020; Chƣơng trình hành động vì trẻ em Quảng Bình giai đoạn 2012-2020. Triển khai thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch, đề án mới: kế hoạch trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2014-2020; Chƣơng trình chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, vận động các tổ chức quốc tế tài trợ để thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các đối tƣợng yếu thế (có khả năng) ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 108)