Mở rộng nguồn tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 105)

Nguồn tài trợ cho hoạt động bảo trợ xã hội đƣợc xác định: Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội bằng nguồn lực từ ngân sách, đồng thời tăng thêm nguồn lực tài trợ bằng cách mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội, mở rộng các loại hình trợ giúp xã hội

95

thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tƣợng vào cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, ngƣời lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc huy động nguồn lực cho hoạt động TGXH.

Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của tỉnh còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách. Cùng với việc thực hiện hoạt động trợ cấp xã hội từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, cần có sự tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Tỉnh cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về hợp tác đầu tƣ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoạt động và kêu gọi sự đóng góp, vận động thực hiện các hoạt động nhân đạo, xã hội, từ thiện, đóng góp xây dựng quỹ an sinh xã hội.

Một trong những khó khăn dẫn đến số lƣợng đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc thụ hƣởng còn thấp là do cơ chế tài chính chƣa rõ ràng. Giai đoạn tới cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trình lập kế hoạch từ dƣới lên, trong đó có sự định lƣợng đối tƣợng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách tƣơng xứng. Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ƣu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động và lồng ghép khác tập trung cho thực hiện các chƣơng trình và dự án trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội.

Nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hoạt động bảo trợ xã hội. Do vậy, Ngân sách nhà nƣớc phải bố trí đủ để thực hiện trợ cấp thƣờng xuyên cho các đối tƣợng bảo trợ, cứu trợ đột xuất, và sử dụng vào các hoạt động khác nhƣ: tập huấn nâng cao năng lực cán bộ công

96

chức, cộng tác viên công tác xã hội, xây dựng các công trình công cộng tạo điều kiện cho đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc tiếp cận, sử dụng một cách thuận lợi; ngoài ra, cần phải huy động tối đa các nguồn lực thông qua xã hội hoá để thực hiện các hoạt động, mô hình bảo trợ xã hội nhƣ: cứu trợ đột xuất, đỡ đầu đối tƣợng; cung cấp dịch vụ...

Bên cạnh điều kiện nguồn lực bằng tiền, để công tác bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện có hiệu quả, địa phƣơng cũng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nguồn lực cơ sở vật chất nhƣ trƣờng, cơ sở, trung tâm để dạy nghề, hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội... để tập trung, nuôi dƣỡng các đối tƣợng bảo trợ xã hội, các dịch vụ hành chính công đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu để hỗ trợ đối tƣợng bảo trợ xã hội.

Nâng cao hiệu quả của công tác phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo trợ xã hội, phải dựa vào nhu cầu của địa phƣơng để phân bổ. Đồng thời phải tăng cƣờng khả năng giám sát nguồn tài chính thực thi các chính sách, chƣơng trình, dự án để giảm bớt sự thất thoát về tài chính bao gồm cả các chƣơng trình của chính phủ và các chƣơng trình do các tổ chức xã hội thực hiện. Công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ. Một trong những điều kiện quan trọng để huy động có hiệu quả nguồn lực của xã hội đóng góp thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đó là công tác quản lý, công khai và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí. Trong thời gian đến tỉnh cần ban hành quy chế quản lý sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn vận động, ủng hộ. Hiện nay, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp là đơn vị chủ trì, tiếp nhận nguồn tiền, hàng cứu trợ. Bên cạnh đó các nguồn vận động, ủng hộ các đối tƣợng bảo trợ xã hội thông qua các Quỹ nhƣ: Quỹ Bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi, Quỹ Ngƣời cao tuổi, Quỹ hội ngƣời mù, Quỹ Hội chữ thập đỏ, Quỹ bảo trợ trẻ em... song đối với phần ủng hộ qua ngân sách vẫn do cơ quan Nhà nƣớc quản lý. Nên chăng trong thời gian đến, tỉnh nên thống nhất

97

thành lập Quỹ An sinh xã hội để quản lý nguồn kinh phí vận động để thực hiện việc cứu trợ và thực hiện an sinh xã hội và chính sách trợ giúp xã hội. Định kỳ công khai minh bạch các nguồn tài chính, có sự giám sát của đơn vị tài trợ, ủng hộ của Mặt trận và các tổ chức thành viên và cộng đồng. Tăng cƣờng cơ chế khuyến khích huy động nguồn lực từ chính sách khuyến khích sự phát triển của các mô hình tài chính vi mô dƣới cộng đồng.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình (Trang 105)