Về phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 79)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Về phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước

3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố bao trùm đến toàn bộ hoạt động c ủa các

doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo điều kiện

thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng cao. Sự phát triển của khách hàng, của các doanh nghiệp, tăng trưởng về thu nhập của dân cư cũng chính là sự bền vững

về thanh khoản của ngân hàng. Do vậy, một cách gián tiếp, sự quản lý vĩ mô của Nhà

nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác,

trực tiếp hơn, các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, sự thay đổi lãi suất và chính sách tiền tệ

cũng tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

Do vậy, để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể:

- Ưu tiên cho việc thực hiện mục tiêu kép là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô,

kiềm chế lạm phát đi đôi với việc thúc đẩy đà phục hồi kinh tế, duy trì tăng trưởng

hợp lý. Đồng thời, triển khai quyết liệt hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô

hình tăng trưởng, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, nâng cao đời sống v ật chất tinh

thần cho người dân.

- Theo dõi vàđiều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền -

hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

- Tình hình kinh tế chính trị xã hội thế giới và trong nước trong năm 2013

vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu ổn định đã ảnh hưởng đến việc phát triển đối với thị trường chứng khoán, bất động sản và thị trường công cụ tài chính. Đối với các ngân

hàng có giá trị bất động sản đảm bảo cho khoản vay, khi thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Do vậy, việc linh hoạt

trong việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản cũng như việc uyển chuyển trong

việc tham gia góp vốn đầu tư trong lĩnh vực này sẽ giúp các ngân hàng giải quyết được nhiều vấn đề và góp phần nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản. Đối với thị

trường tài chính phái sinh, NHNN cần có các văn bản pháp quy, hướng dẫn nhằm đưa

thị trường này nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển, có như vậy, các NHTM

mới có điều kiện tham gia vào thị trường này để phòng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy các công cụ tài chính phát triển thông qua việc cung cấp dịch vụ về các

công cụ này cho khách hàng.

3.2.2. Thựcthi chính sách tiền tệlinh hoạtvà vừa đủ

Sự ổn định trong các chính sách và cách điều hành của NHN N là cơ sở, là nền

tảng và là nguyên nhân, cũng như là thành tựu cho một hệthống ngân hàng với tính thanh khoản, ổn định cao hay thấp. Việc thay đổi đột ngột các chính sách sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản các ngân hàng, do các NHTM khôngđủ thời gian,

đủ nguồn vốn bù đắp để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới của NHNN, dẫn đến việc

thiếu hụt, căng thẳng về thanh khoản. Ngược lại, nếu các chính sách được thực thi

một cách ổn định sẽ tạo ra sự an tâm cho hệ thống NHTM, từ đó giúp NHTM có

điều kiện ổn định để duy trì, hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Do vậy,

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là hai chính sách phải thực hiện song song với nhau, khôngđược mâu thuẫnlẫn nhau trong điều hành. Việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của thị trường. Khi thực hiện chính sách tiềntệ mở rộng thì nền kinh tế sẽ đối diện với lạm phát, khi

đó cáchđiều hành của NHNN phải kiểm soát được lạm phát và không gây ra thiếu hụt thanh khoản,nghĩa là phảikiểm soát tốt lạm phát để chínhsách tiền tệ có hiệu quả, từ đó không làm cho tính thanh khoản của hệ thống thêm căng thẳng.

NHNN vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều

hành chính sách tiền tệ. Đối với các NHTM lớn, nắm giữ nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN. Đối với các NHTM có quy mô nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng

cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc

hỗ trợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ

cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

3.2.3. Cam kết tăng cường mức độ ủng hộ của nhà nước đối với lĩnh vực ngânhàng và hoàn thiện các văn bản pháp quy hàng và hoàn thiện các văn bản pháp quy

Cam kết tăng cường mức độ ủng hộ của Nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng: Ngành ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng

phức tạp. Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó tăng, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và thanh khoản của các

ngân hàng. NHNN song song với vai tròđiều tiết và quản lý thị trường của mình thì cần xây dựng các kịch bản để ổn định thanh khoản cho thị trường. Các kịch bản cần

xây dựng để áp dụng khi có tình huống xảy ra nhằm nhanh chóng dập tắt khủng

hoảng thanh khoản. NHNN cần kiên quyết, kịp thời để khủng hoảng thanh khoản

không lan rộng, ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng, cam kết hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả. NHNN nên thường xuyên theo dõi biến động thị trường, đảm bảo an toàn hệ thống với mục

tiêu cao nhất là đảm bảo thanh khoản và ngăn ngừa những hệ lụy không mong muốn

tới thị trường vàng, ngoại tệ.

Tăng cường hệ thống kế toán và hoàn thiện cơ chế pháp lý: Những qui định,

chính sách cần được ban hành sớm để các ngân hàng có thể lường trước được những ảnh hưởng bất ngờ của NHNN. Thông tin lãi suất mục tiêu, cũng như các mục tiêu khác NHNN nên công bố trước để các ngân h àng có chính sách điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định về chế độ tài chính đối

với các TCTD cho phù hợp.

3.2.4. Tăng cường và nâng cao h iệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động củacác ngân hàng thương mại các ngân hàng thương mại

Mặc dù Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới cả về phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM,

tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh

khoản của ngân hàng hầu như không được đặt ra đối với công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của ngân hàng tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà không thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn

trong công tác thanh tra giám sát công tác quản lý thanh khoản của NHTM. Vì vậy

giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường cường độ

kiểm tra mà còn là chất lượng trong công tác quản lý.

Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM để đảm bảo khai

thác thông tin từ nguồn này tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc

đưa ra việc cảnhbáo sớm để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM. Đồng thời, phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Toàn bộ nội dung chương 3, tác giả đãđề xuất một số gi ải pháp nhằm góp phần

hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Về phía

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh

khoản phù hợp; Tăng cường năng lực tiếp cận thị trường tài chính; Xây dựng hệ thống

chính sách quản trị một cách hiệu quả và thíchứng với diễn biến của môi trường kinh

doanh; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản; Tái cơ cấu ngân

hàng nhằm minh bạch hóa hoạt động và giảm thiểu sự chi phối của các nhóm cổ đông lớn; Xây dựng và hoàn thiện lại Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Về phía Chính

phủ và NHNN là Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; thực thi chính sách tiền tệ linh

hoạt và vừa đủ; Cam kết tăng cường mức độ ủng hộ của nhà nước đối với lĩnh vực

ngân hàng và hoàn thiện các văn bản pháp quy; Tăng cường và nâng cao hiệu quả

công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các giải pháp trên

được đề cập chi tiết trong chương 3 là những nội dung mà NH Xây dựng Việt Nam

cần lưuý, chủ động xây d ựng chính sách khung về quản trị thanh khoản, thiết lập các

quy trình cụ thể nhằm nhận dạng, đo lường, đánh giá, kiểm soát các rủi ro thanh

KẾT LUẬN

Như vậy, chúng ta có thể thấy công tác quản trị thanh khoản yếu kém ở từng ngân hàng riêng lẻ không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến toàn hệthống ngân hàng và nền kinh tế. Mặc dù tình hình thanh khoản tại

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong thời gian gần đây đãđược cải thiện, tuy nhiên

chúng ta vẫn phải nhìn nhận thật nghiêm túc những bất cập trong công tác quản trị

thanh khoản tại ngân hàng và những nguyên nhân của tình trạng căng thẳng thanh

khoản như vừa qua. Thông qua toàn bộ nội dung luận văn từ chương 1 đến chương 3,

từ việc phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tới việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh

khoản, luận văn cũng đãđề ra một số gợi ý giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro

thanh khoản tạiNgân hàng Xây dựng Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Nguồn

vốn huy động trong thời gian qua chủ yếu là kỳ hạn ngắn từ khoảng 6 tháng trở

xuống, kỳ hạn 1 năm được huy động với tỷ lệ rất nhỏ, trong khi việc cho vay thì

thường với kỳ hạn trung và dài hạn, nghĩa là các ngân hàng hiện nay đang đối diện

với rủi ro thanh khoản kỳ hạn. Trong thời gian qua, với chính sách quản trị thanh

khoản chưa hợp lý, duy trì dự trữ ở mức độ quá thấp và chưa hợp lý, chưa linh hoạt

trong kinh doanh nguồn vốn. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả, nợ xấu chiếm tỷ trọng rất lớn đã ảnh hưởng đến thanh khoản của Ngân

hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 4 nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đó là (i) Diễn biến môi trường kinh

tế vĩ mô, (ii) Năng lực thị trường của ngân hàng, (iii) Diễn biến môi trường ngành, và (iv) Quy trình kiểm soát của ngân hàng và ba nhân tố không có ảnh hưởng đến quản

trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đó là (i) Chính sách phát triển và kiểm soát rủi ro, (ii) Chính sách huy động và sử dụng vốn, và (iii) Sức mạnh

và uy tín của ngân hàng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đó, tác giả đãđề xuất một

số giải pháp nhằm góp phầnhoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoảntại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bao gồm Về phía Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (i) Xác định mục

tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp; (ii)Tăng cường năng lực tiếp cận

thị trường tài chính , Xây dựng hệ thống chính sách quản trị một cách hiệu quả và thíchứng với diễn biến của môi trường kinh doanh; (iii) Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực quản lý thanh khoản; (iv) Tái cơ cấu ngân hàng nhằm minh bạch hóa hoạt động và giảm thiểu sự chi phối của các nhóm cổ đông lớn; (v) Xây dựng và hoàn thiện lại Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Về phía Chính phủ và NHNN (i) Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; (ii) Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ;

(iii) Cam kết tăng cường mức độ ủng hộ của nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng và hoàn thiện các văn bản pháp quy; (iv) Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác

giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu, nhưng do trình độ và thời gian có

hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong được sự góp ý quý

báu và chia sẽ ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Tác giả xin cảm ơn tất cả Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp đã hướng dẫn và

giúp đỡ cho tác giả trong quá trình thu thập thông tin và tích lũy kiến thức để thực

hiện nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hoàng Ngân đã tận tâm hướng dẫn giúp em

nắm rõ vấn đề nghiên cứu, cách thức nghiên cứu và dành nhiều thời gian để chỉnh sửa

những nội dung chưa được phù hợp giúp cho Luận văn này được hoàn thành một cách

tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Hữu Hạnh, 2013. Quản trị rủi ro ngân hàng . Hà Nội: Nhà xuất bản lao động.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.Hồ ChíMinh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản

tài chính.

4. Ngân hàng Nhà nước 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên.

5. Ngân hàng thương mại 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên

của 3 2 ngân hàng nghiên cứu

6. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

7. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao Động Xã Hội.

8. Nguyễn Khánh Duy, 2007. Các phương pháp phân tích. Bài giảng Chương

trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Trọng Hoài, 2008. Phương pháp nghiên cứu định lượng cho lĩnh

vực kinh tế trong điều kiện Việt Nam. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu

kinh tế. Đại học Kinh tế TP. HồChí Minh.

10. Phạm Thị Minh Vân, 2012. Nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của

nhóm các ngân hàng nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn

Thạc sỹ. Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

11. Rudolf Duttweiler, 2010. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng . Dịch từ

tiếng Anh. Người dịch Thanh Hằng, 2010. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản

tổng hợp.

12. Trần Huy Hoàng, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất

bản Lao động xã hội.

13. Trần Thị Thu Trang, 2012. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt Thực trạng và giải

14. Vũ Hữu Đức, Võ Anh Dũng và cộng sự, 2012. Kiểm soát nội bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội. Website 15. http://cafef.vn 16. http://www.sbv.gov.vn 17. http://www.trustbank.com.vn

18. Nguyễn Hoài, 2009. Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)