6. Cấu trúc đề tài
1.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ
thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước và còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTƯ ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay…
trong sự ràng buộc của pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Ngành ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn
do sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Các ngân hàng cạnh tranh nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ví dụ trong lĩnh vực huy động vốn: số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng trong khi
nguồn vốn nhàn rỗi là có hạn, ngân hàng nào không có chính sách huy động hợp lý sẽ không thu hút được lượng tiền gửi từ đó làm giảm khả năng thanh khoản của ngân
hàng.
(ii) Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM nói chung và đến khả năng thanh khoản nói riêng. Trong
điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng vàổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo vàổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào
ngân hàng tăng lên làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác khi nền
kinh tế tăng trưởng cao vàổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, ngân h àng có thể
mở rộng khối lượng tín bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân
gửi tiền vào ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tín dụng của nền
kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách
hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi
trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống, lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống ngân hàng còn có nguy sơ bị rút ra. Khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì thanh khoản và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng.
1.2.5. Kinh nghiệm vềquản trị thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới và bài học rút ra cho quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Việt Nam
1.2.5.1. Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007
Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốn là một tổ chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tại Newcastle. Năm 2006 lợi
nhuận của ngân hàng này đạt 1,18 tỉ bảng Anh và là ngân hàng cho vay tín chấp lớn
thứ 5 tại Anh.
Tháng 9 năm 2007, cả nước Anh và toàn thế giới choáng váng với sự kiện ngân hàng Northern Rock đứng bên bờ vực phá sản. Ngày 12 tháng 9 năm 2007, Northern Rock đãđề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỉ bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa
vụ tài chính đến hạn của mình. Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern
Rock do ngân hàng này có 150 triệu đôla Mĩ trong các khoản cho vay thế chấp bằng
bất động sản trên thị trường M ỹ (với đối tác là ngân hàng Lehman Brothers - một “ông
lớn” trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản tại Mỹ, cũng đã bị phá sản vào ngày 15/9/2008). Lý do khiến Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh là do Northern
Rock không huy động được vốn trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác. Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, quá mức
chịu đựng của Northern và khiến ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động
nguồn vốn cho vay. Northern Rock buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ
phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động. Khi Giám đốc điều
hành Apple Adamgarth ra tuyên bố điều chỉnh hạ thấp dự đoán lợi nhuận của năm
2007 từ 17% xuống còn 15% thì phản ứng tiêu cực của thị trường xảy ra. Tồi tệ hơn,
thị trường vay ngắn hạn liên ngân hàng đóng băng khiến việc huy động vốn ngắn hạn
của Northern Rock gặp khó khăn nghiêm trọng. Sau đó Northern Rock đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủ cũng như Ngân hàng Anh để được trợ giúp giải
quyết các vấn đề đang gặp phải. Những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi giữa
Northern Rock và ngân hàng TW Anh cũng như các tổ chức tài chính khác bị giới
truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với
những cái tít giật gân như “ Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”, “Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “Northern Rock bị ảnh hưởng
nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn M ỹ”
Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo đến các chi nhánh
của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn. Hìnhảnh này đã trở thành hìnhảnh đáng nhớ nhất của năm 2007, nếu không muốn nói là của cả một thập kỉ. Không ai có
thể tin được điều này lại có thể xảy ra ở nước Anh vào thế kỷ 21
Sáng ngày 15/7, hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh của
Northern Rockđể chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỉ bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng này. Suốt trong hai ngày 14 và 15/9, đường dây điện thoại của Ngân hàng Northern Rock bị
tắc nghẽn, trang web bị quá tải vì số khách hàng truy cập tăng vọt...
Ngày 17/9, những người gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến Northern Rock
rút tiền mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng,
với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền. Theo con số thống kê đã có hơn 2 tỉ bảng Anh bị rút ra kể
từ khi Northern Rock xin vay tiền của NHTW Anh. Trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu
của Northern Rock giảm 45.5% từ 483 pence xuống còn 263 pence. Cuối ngày hôm
đó, NHTW Anh đã tuyên bố ngân hàng này và chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các
khoản tiền gửi tại Northern Rock. Giá cổ phiếu của Northern Rock tăng 15% sau lời
tuyên bố này. Việc NHTW Anh đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi và hỗ trợ tiền
cho Northern Rock khiến ngân hàng này không bị thiếu tiền mặt và cũng làm cho công chúng yên tâm phần nào nhưng không thể chấm dứt luồng tiền tiếp tục bị rút ra.
Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock vượt
qua khủng hoảng, trong đó có cả HSBC, Barclays, Lloyds TSB, RBS, Santander và Credit Agricole. Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock.
Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng ngày 21 tháng 2 năm
2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh.
1.2.5.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu NH Northern Rock 2007- Về NHTM: - Về NHTM:
Cần nhận định bất kỳ loại rủi ro nào trong ngân hàng cũng đều có thể dẫn đến
rủi ro thanh khoản. Tn dụng là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, các khoản cho vay cũng
cao như hiện nay, các NHTM cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng
và rủi ro thanh khoản.
Khi có những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, mỗi ngân hàng đều cần
có sự chuẩn bị sẵn sàngứng phó trong trường hợp biến động đó có thể ảnh hưởng tới
hoạt động và uy tín của mình. Cần có công tác PR, đặc biệt là có mối quan hệ tốt với
báo giới để quản lý tốt các thông tin nhạy cảm, tránh sự thổi phồng của các phương
tiện đại chúng.
- Về NHNN
Khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHNN cần có biện pháp
thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làmổn định niềm tin của công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro
trong phạm vi một ngân hàng.
1.2.5.3. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng HSBC
Ngân hàng HSBC có trụ sở chính đặt tại London, HSBC là một trong những tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. Với mạng lưới khoảng
10.000 văn phòng, chi nhánh hoạt động tại 86 quốc gia và v ùng lãnh thổ ở Châu Âu;
Hongkong; phần còn lại của Châu Á-Thái Bình Dương.
HSBC đề cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản: trong tất cả các hoạt động
của HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quản trị và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Đối với HSBC, rủi ro thanh khoản được xem là vô cùng quan trọng. Trong
hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách
của riêng mình. Các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC được thiết kế
nhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ro này.
HSBC thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro của mình
để phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổi trong chiến lược
hoạt động của HSBC. HSBC duy trì tính nguyên tắc, thận trọng, bảo thủ nhưng mang
tính xây dựng trong văn hoá quản trị rủi ro thanh khoản.
HSBC có ban quản trị rủi ro do Hội đồng quản trị và ban giám đốc lập ra. T ại
các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản, chịu
trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên các chi nhánh cấp
cao hơn. Hội nghị về Quản trị rủi ro (Risk Management Meeeting) thường xuyên được
tổ chức để báo cáo và rà soát lại tình hình quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ
thống.
Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC
- Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể
- Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh khoản của chính mình. HSBC nổi tiếng với slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” (The world’s local bank). Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC cũng áp dụng slogan đó. Việc quản lý thanh khoản của HSBC được từng chi nhánh, từng văn phòng tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa phương nơi các chi nhánh, văn
phòngđó hoạt động nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu mà hộ i đồng quản
trị của HSBC đặt ra. Tuỳ thuộc vào mức phát triển của thị trường tài chính ở các địa phương mà chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của từng chi nhánh, văn phòng có thể thay đổi cho phù hợp
HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, từng văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh, văn phòngđó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Chỉ những chi nhánh hoặc văn phòng nào theo
qui định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mới được trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đó cũng được diễn ra theo những qui định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạn nhất định do hội đồng quản trị đặt ra.
Việc HSBC khống chế lượng vốn hỗ trợ cho các chi nhánh là hoàn toàn hợp lý vì như
vậy sẽ làm tăngý thức quản trị rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống của tập đoàn
này và tránh trường hợp rủi ro thanh khoản tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ
của các chi nhánh khác.
Qui trình quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC
- Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảng chênh lệch đó.
- Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các qui định bắt
buộc và các qui định trong nội bộ.
- Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó có các phương án dự phòng
- Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đáo hạn của các khoản
nợ lớn.
- Lên kế hoạch trả nợ
- Quản lý hồ sơ những người gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung của các nguồn
tiền gửi, tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiển lớn
- Lập các báo cáo dự phòng và lên các kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính
trong trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu
của rủi ro thanh khoản và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn hoặc
khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến
HSBC
Có thể thấy qui trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt chẽ và rõ ràng. Với văn hoá quản trị rủi ro thận trọng, nguyên tắc, HSBC duy trì một qui trình quản trị
rủi ro thanh khoản mang tính phòng ngừa cao, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường.
Tóm lại, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC dù chưa đạt đến mức là “hình mẫu lý tưởng” nhưng cũng rất đáng để các ngân hàng khác học tập. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý thanh khoản của HSBC
- một trong những yếu tố hàng đầu giúp HSBC đạt được vị trí như ngày nay.
1.2.5.4. Bài học rút ra từ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoảnỏ NH HSBC. ỏ NH HSBC.
Trước hết, ban quản trị của mỗi ngân hàng phải có trách nhiệm nhấn mạnh các
hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các NH. HSBC đã làmđiều này bằng cách đưa quản trị rủi ro thanh khoản thành nhiệm vụ mà cả trụ sở chính và các chi nhánh trên toàn cầu phải thực hiện và thường xuyên báo cáo.
Các ngân hàng Việt Nam cũng nên học tập HSBC về khung quản trị rủi ro
thanh khoản mà ngân hàng này đãđề ra cho toàn mạng lưới, bao gồm các mục cơ bản như mục tiêu, chính sách, qui trình…Tuy nhiên, nếu ngân hàng HSBC xây dựng
khung quản trị rủi ro thanh khoản cho riêng từng chi nhánh thì cả hệ thống NHTM Việt Nam hoặc từng nhóm ngân hàng có nhiều điểm chung có thể hợp tác để xây
dựng.
Riêng về các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản của HSBC, ngân hàng này sử