Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 45)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ

phần nông thôn Rạch Kiến, là NHCP đầu tiên của tỉnh Long An. Ngày 17/08/2007

Ngân hàng đã được Thống đốc NHNN Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi

mô hình hoạt động thành NHTMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại

Tín, chính thức mở rộng địa bàn hoạt động ra khỏi phạm vi tỉnh Long An.

Ngày 23/5/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 1161/QĐ-

NHNN cho phép thay đổi tên gọi Ngân hàng TMCP Đại Tín thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Trụ sở chính: 145-147-149 Hùng Vương, Phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An.

2.1.2. Quy mô và năng lực tài chính

2.1.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NH Xây dựng Việt Nam

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NH Xây dựng Việt Nam

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Thực hiện Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng bình quân 1. Tổng tài sản 8.528 19.762 27.130 15.932 43% 2. Vốn chủ sở hữu 1.558 3.255 3.219 -5.616 -56% - Trongđó: Vốn điều lệ 1.500 3.000 3.000 3.000 59% 3. Vốn huy động TT1 4.634 10.254 13.853 15.823 57% 4. Dư nợ cho vay 5.214 10.052 11.931 13.316 41% 5. Các khoản đầu tư, KD

chứng khoán 644 3.123 4.600 2.072 126%

6. Tỷ lệ nợ xấu 0,04% 0,29% 1,65% 82,50% 7. Lợi nhuận trước thuế 74 302 219 -8.834 8. Lợi nhuận sau thuế 46 236 164 -8834

9. ROA 0,79% 1,67% 0,84%

10. ROE 4,27% 9,81% 5,57%

Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Hoạt động Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt, trong vòng những n ăm gần đây sau

khi chuyển đổi mô hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam luôn đạt ở mức cao nhưng thiếu vững chắc điều đó đãđược bộc lộ trong kết quả

kinh doanh của năm 2012.

2.1.2.2. Tổng tài sản

Nghiên cứu tổng tài sản giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

bình quân hàng năm là 43%; Trong đó, năm 2012 có mức tăng trưởng âm, đến

31/12/2012 tổng tài sản đạt 15.932 tỷ đồng, giảm 11.198 tỷ đồng (-41%) so với đầu năm, chiếm 0,85% Tổng tài sản Khối Ngân hàng TMCP.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đến 31/12/2012 của Khối Ngân hàng

TMCP là 53%. Trong đó, tỷ lệ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 84%. Như vậy,

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vẫn còn mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín

2.1.2.3. Vốn chủ sở hữu

Nghiên cứu vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng vốn chủ

sở hữu bình quân hàng năm là -56%; Trong đó, năm 2012 có mức tăng trưởng âm, đến 31/12/2012 vốn chủ sở hữu là -5.616 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản đến 31/12/2012 của Khối Ngân hàng

TMCP là 10%. Trong đó, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là -35%. Như vậy, Ngân

hàng Xây dựng Việt Nam không duy trì tốt yêu cầu về đảm bảo an toàn hoạt động

2.1.3. Thị phần hoạt động2.1.3.1.Huy động vốn 2.1.3.1.Huy động vốn

Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, hệ thống ngân hàng đã huyđộng

vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng từ các nguồn vốn trong xã hội, đóng góp quan trọng cho

sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, lạm phát và lãi suất đã tác động đến tình hình huyđộng vốn chung

của toàn ngành và của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Với những chiến lược thích

hợp, huy động vốn của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong những năm qua có bước tăng trưởng tốt so với mức tăng chung của toàn ngành. Nghiên cứu huy động vốn TCKT&dân cư giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng huy động bình quân hàng

năm Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 57%, chiếm 1,01% vốn huy động Khối Ngân hàng TMCP, cao hơn mức tăng bình quân của khối NH TMCP (27%).

Vốn huy động từ các TCKT&dân cư năm 2009 đạt 4.634 tỷ, tăng 130% so với năm 2008; năm 2010 đạt 10.254 tỷ, tăng 121% so với năm 2009; năm 2011 đạt

13.853 tỷ, tăng 35% so với năm 2010; Năm 2012 đạt 15.823 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011. .

Bảng 2.2: Huy động TT1 của NH Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm Huy động Khối NH TMCP Tỷ lệ tăng trưởng Huyđộng NH Xây dựng VN Tỷ lệ tăng trưởng Tỷ trọng so với Khối 2009 700.966 - 4.634 130% 0,66% 2010 1.073.900 53% 10.254 121% 0,95% 2011 1.253.176 17% 13.853 35% 1,11% 2012 1.381.289 10% 15.823 14% 1,15% T.Bình 4.409.331 27% 44.564 57% 1,01%

Hình 2.2: Vốn huy động TCKT&dân cư khối Ngân hàng TMCP đến 31/12/2012 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cũng tăng lên tương ứng. Nghiên cứu dư nợ cho vay giai đoạn 2009 –

2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm Ngân hàng Xây dựng Việt

Nam là 41%, chiếm1,28%dư nợ cho vay Khối Ngân hàng TMCP, cao hơn mức tăng

bình quân của khối NH TMCP (24%).

Tổng dư nợ cho vay n ăm 2009 đạt 5.214 tỷ, tăng 221% so với năm 2008; năm 2010 đạt 10.052 tỷ, tăng 93% so với năm 2009; năm 2011 đạt 11.931 tỷ, tăng 19% so

với năm 2010; Năm 2012 đạt 13.316 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011.

Trong năm 2012, Ngân hàng đã tập trung rà soát, cơ cấu lại danh mục cho vay

và các khoản đầu tư; Đánh giá, cân đối lại về kỳ hạn các khoản nợ, thực hiện miễn

giảm lãi và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp, đồng thời triển khai các biện pháp

và lộ trình thực hiện xử lý thu hồi nợ quá hạn.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động TCKT & dân cư bình quân của Khối NHTMCP là 72%. Trong đó, tỷ lệ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 91%.

Bảng 2.3: Dư nợ của NH Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị tính: tỷ đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối Ngân hàng TMCP Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Năm Dưnợ cho vay Tỷ lệ tăng trưởng Cho vay/ Huyđộng Dưnợ cho vay Tỷ lệ tăng trưởng Tỷ trọng so với Khối Cho vay/ huy động 2009 529.224 - 75% 5.214 221% 0,99% 113% 2010 754.813 43% 70% 10.052 93% 1,33% 98% 2011 897.667 19% 72% 11.931 19% 1,33% 86% 2012 990.611 10% 72% 13.316 12% 1,34% 84% T.Bình 3.172.315 24% 72% 40.513 41% 1,28% 91%

Hình 2.3: Dư nợ cho vay khối Ngân hàng TMCP đến 31/12/2012 2.1.3.3. Hoạt động đầu tư

Nghiên cứu hoạt động đầu tư giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng đầu tư

kinh doanh chứng khoán bình quân hàng năm Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 126%, chiếm 0,88% đầu tư kinh doanh chứng khoán Khối Ngân hàng TMCP, cao hơn

mức tăng bình quân của khối NH TMCP (39%).

Tổng đầu tư tài chính năm 2009 đạt 644 tỷ; năm 2010 đạt 3.123 tỷ, tăng 385%

so với năm 2009; năm 2011 đạt 4.600 tỷ, tăng 47% so với năm 2010; Năm 2012 đạt

2.072 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2011.

Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản bình quân Khối Ngân hàng TMC P là 18%. Trong

đó, tỷ lệ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 15%.

Bảng 2.4: Đầu tư của NH Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Khối Ngân hàng TMCP Ngân hàngXây dựng Việt Nam

Năm Đầu tư

chứng khoán Tỷ lệ tăng trưởng Đầu tư/TTS Đầu tư chứng khoán Tỷ lệ tăng trưởng Tỷ trọng so với Khối Đầu tư/TTS 2009 154.899 - 15% 644 - 0,42% 8% 2010 329.616 113% 19% 3.123 385% 0,95% 16% 2011 363.460 10% 17% 4.600 47% 1,27% 17% 2012 343.505 -5% 18% 2.072 -55% 0,60% 13% T.Bình 1.191.481 39% 18% 10.439 126% 0,88% 15%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

2.1.3.4. Hoạt động quản trị rủi ro

Nhiệm vụ quản trị rủi ro tại ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Phòng Quản

lý rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được các rủi ro trọng yếu của

hoạt động ngân hàng, bao gồm (nhưng không giới hạn): rủi ro tín dụng, rủi ro thanh

Tuy nhiên hệ thống quy trình, quy chế làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản

trị rủi ro còn chưa đầy đủ và bài bản. Hệ thống công nghệ chưa thể hỗ trợ toàn diện

cho công tác quản trị rủi ro. Vì vậy, một trong những mục tiêu trọng tâm tái cơ cấu

của Ngân hàng trong năm 2013 là tích cực hoàn thiện, chỉnh sửa khung chính sách và chiến lược quản trị rủi ro phù hợp để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của

ngân hàng cũng như hướng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam

2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản 2.2.1.1. Một số quy định của Ngân hàng Nhà Nước

Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD

Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 Quy định về tỷ lệ tối đa của

nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo

an toàn trong hoạt động của TCTD.

Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, Thông tư 22/2011/TT-NHNN

ngày 30/8/2011, Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 sửa đổi một số Điều

của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định

về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

Thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 Quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD.

2.2.1.2.Các quy định của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Quy chế về quản lý các loại rủi ro được Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành vào ngày 06/7/2009 nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm,cơ

chế hoạt động quản lý và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro.

Dự thảo Quy định về Quản lý rủi ro thanh khoản: dựa trên Quy chế về Chính sách quản lý rủi ro, ngân hàng đã xây dựng dự thảo Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản. Theo đó, quy định đề cập rõ quy trình, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận có liên quan trong hoạt động quản

trị rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, dự thảo quy định này vẫn chưa được ban hành chính thức trên toàn hệ thống.

2.2.1.3. Chiến lược quản trị thanh khoản

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hiện đang sử dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của toàn hệ thống. Cụ thể như sau:

- Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác: nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thường xuyên, đều đặn hàng ngày của toàn hệ thống như chuyển tiền thanh toán, các món giải ngân có quy mô nhỏ…

- Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn của NHNN

trong trường hợp cấp thiết: sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn

đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn không đủ đáp ứng.

- Các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hoá thành tiền: nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản dài hạn.

- Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng còn có thể bán tài sản hoặc chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn. Ngân hàng thường ít sử dụng

phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản vì phần lớn các trường hợp

khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới

chứng khoán ngân hàng hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu

cầu thanh khoản hoặc giá trị tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường.

2.2.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do ban Tổng

Giám đốc thông qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản.

Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Phòng Quản lý rủi ro có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ

(i) Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 9% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.

+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7

ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7

ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.

(ii) Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế

hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

2.2.3. Chỉ tiêu đo lường thanh khoản

2.2.3.1. Các chỉ tiêu theo quy định của NHNN

Bảng 2.5: Chỉ tiêu thanh khoản NH Xây dựng Việt Nam theo quy định của NHNN

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quy định Các tỷ lệ an toàn theo TT13 Tỷlệ an toàn vốn tối thiểu 16,29% 14,73% 18,69% >=9% Tỷ lệ khả năng chi trả: - Chi trả ngay 27,64% 30,49% 5,36% >=15% - 7 ngày >=1 + VND 1,01 0,81 0,22 + USD 9,26 3,10 2,12 + EUR 172.732 143,05 2.190,59 Tỷ lệ nguồn vốn ngắnhạn được sử dụng để cho vay

trung hạn và dài hạn 0% 0% 0% <=30%

Nguồn: Báo cáo tài chínhđã được kiểm toán các năm của NH Xây dựng Việt Nam

Trong giai đoạn 2010 – 2012, Ngân hàng với sự gia tăng của tổng tài sản, vốn tự có của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên. Do vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng vẫn tương đối cao, tuân thủ theo đúng quy định của NHNN tại Thông

tư 13/2010/TT-NHNN.

Tuy nhiên, tỷ lệ khả năng chi trả ngay và khả năng chi trả VND 7 ngày tại

nhiều thời điểm chưa đảm bảo yêu cầ u theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu do:

(i) Xu hướng tiền gửi vẫn tập trung vào những kỳ hạn ngắn, trong khi gần 80% dư nợ cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên, dẫn đến khó khăn trong công tác cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, khó khăn trong ổn định thanh khoản hoạt động

ngân hàng.

(ii) Chất lượng tín dụng: Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn

khiến công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu của ngân hàng vẫn chưa mang lại hiệu quả.

2.2.3.2. Chỉ số đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của Ngânhàng Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 45)