Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng HSBC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 32)

6. Cấu trúc đề tài

1.2.5.3.Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng HSBC

Ngân hàng HSBC có trụ sở chính đặt tại London, HSBC là một trong những tổ

chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. Với mạng lưới khoảng

10.000 văn phòng, chi nhánh hoạt động tại 86 quốc gia và v ùng lãnh thổ ở Châu Âu;

Hongkong; phần còn lại của Châu Á-Thái Bình Dương.

HSBC đề cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản: trong tất cả các hoạt động

của HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quản trị và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Đối với HSBC, rủi ro thanh khoản được xem là vô cùng quan trọng. Trong

hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách

của riêng mình. Các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC được thiết kế

nhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ro này.

HSBC thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro của mình

để phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổi trong chiến lược

hoạt động của HSBC. HSBC duy trì tính nguyên tắc, thận trọng, bảo thủ nhưng mang

tính xây dựng trong văn hoá quản trị rủi ro thanh khoản.

HSBC có ban quản trị rủi ro do Hội đồng quản trị và ban giám đốc lập ra. T ại

các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản, chịu

trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên các chi nhánh cấp

cao hơn. Hội nghị về Quản trị rủi ro (Risk Management Meeeting) thường xuyên được

tổ chức để báo cáo và rà soát lại tình hình quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ

thống.

Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC

- Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể

- Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh khoản của chính mình. HSBC nổi tiếng với slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” (The world’s local bank). Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC cũng áp dụng slogan đó. Việc quản lý thanh khoản của HSBC được từng chi nhánh, từng văn phòng tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa phương nơi các chi nhánh, văn

phòngđó hoạt động nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu mà hộ i đồng quản

trị của HSBC đặt ra. Tuỳ thuộc vào mức phát triển của thị trường tài chính ở các địa phương mà chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của từng chi nhánh, văn phòng có thể thay đổi cho phù hợp

HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, từng văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh, văn phòngđó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Chỉ những chi nhánh hoặc văn phòng nào theo

qui định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mới được trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đó cũng được diễn ra theo những qui định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạn nhất định do hội đồng quản trị đặt ra.

Việc HSBC khống chế lượng vốn hỗ trợ cho các chi nhánh là hoàn toàn hợp lý vì như

vậy sẽ làm tăngý thức quản trị rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống của tập đoàn

này và tránh trường hợp rủi ro thanh khoản tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ

của các chi nhánh khác.

Qui trình quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảng chênh lệch đó.

- Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các qui định bắt

buộc và các qui định trong nội bộ.

- Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó có các phương án dự phòng

- Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đáo hạn của các khoản

nợ lớn.

- Lên kế hoạch trả nợ

- Quản lý hồ sơ những người gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung của các nguồn

tiền gửi, tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiển lớn

- Lập các báo cáo dự phòng và lên các kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính

trong trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu

của rủi ro thanh khoản và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn hoặc

khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến

HSBC

Có thể thấy qui trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt chẽ và rõ ràng. Với văn hoá quản trị rủi ro thận trọng, nguyên tắc, HSBC duy trì một qui trình quản trị

rủi ro thanh khoản mang tính phòng ngừa cao, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường.

Tóm lại, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC dù chưa đạt đến mức là “hình mẫu lý tưởng” nhưng cũng rất đáng để các ngân hàng khác học tập. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý thanh khoản của HSBC

- một trong những yếu tố hàng đầu giúp HSBC đạt được vị trí như ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 32)