Kết quả phân tích mô hình hồi quy theo phương pháp Enter

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 67)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.3.2. Kết quả phân tích mô hình hồi quy theo phương pháp Enter

Với mức ý nghĩa của mô hình tổng thể Sig. = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy

là phù hợp. Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,698 cho biết 69,8% sự thay đổi về Quản trị

rủi ro thanh khoản nói chung được giải thích bởi sự thay đổi của 07 biến trong mô

hình, còn 30,2% sự thay đổi về Quản trị rủi ro thanh khoản được giải thích bởi các

biến khác chưa đưa vào mô hình.

Bảng 2.17: Kiểm định tính phù hợp của mô hình – phương pháp Enter

R R2 R2 hiệu chỉnh Mức ý nghĩa Sig.

0,841 0,708 0,698 0,000

Nguồn: kết quả điều tra thực tế và phân tích của tác giả.

Trong 7 nhân tố tác động đến Quản trị rủi ro thanh khoản có 02 nhân tố có ý

nghĩa thống kê ở mức 1% là Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô và Năng lực thị trường của ngân hàng, 02 nhân tố có ý nghĩa ở mức 5% là Diễn biến môi trường

ngành và Quy trình kiểm soát của ngân hàng, còn lại 03 nhân tố không có ý nghĩa

thống kê.

Bảng 2.18: Kiểm định mức ý nghĩa của các biến độc lập – phương pháp Enter Các biến độc lập Giá trị B Sai số chuẩn Mức ý nghĩa

Sig.

Hằng số -0,397 0,195 0,043

CSPT_KSRR Chính sách phát triển và kiểm soát rủi ro 0,025 0,070 0,726

CS_HDSD Chính sách huy động và sử dụng vốn 0,061 0,051 0,232

DB_MTVM Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô 0,388 0,063 0,000

DB_MTNG Diễn biến môi trường ngành 0,163 0,059 0,006

SMUT_NH Sức mạnh và uy tín của Ngân hàng 0,048 0,054 0,375

NLTT_NH Năng lực thị trường của Ngân hàng 0,301 0,052 0,000

QTKS_NH Quy trình kiểm soát của Ngân hàng 0,128 0,060 0,034

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 67)