Về phía Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 74)

6. Cấu trúc đề tài

3.1. Về phía Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam

3.1.1. Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp

Mặc dù Ngân hàng đang thực hiện chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản cân

bằng cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có nhưng nhìn chung vẫn nghiên g về việc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hơn, Khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao

mà ngân hàng nắm giữ chiếm tỷ trọng rất thấp. Vì vậy, ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng các kịch

bản liên quan đến thanh khoản trong tình huống thị trư ờng tốt, xấu và bình thường; đa

dạng hoá và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tư để có thể vận dụng được chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hoà và linh hoạt.

Ngoài ra ngân hàng cũng cần tận dụng và xem xét một số phương pháp, công cụ quản trị thanh khoản dù nhỏ nhưng sẽ giúp ích cho ngân hàng tương đối nhiều như

tiếp tục đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn để được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

hoặc cân nhắc giữa chi phí – lợi ích giữa việc chịu phạt vi phạm Quy chế dự trữ bắt

buộc và đầu tư khoản tiền đó ở các hoạt động khác như tín dụng, cho vay trên thị trường liên ngân hàng... Đồng thời tăng cường huy động vốn triển khai các sản phẩm

tiền gửi, tiết kiệm rút gốc linh hoạt với kỳ hạn gửi ban đầu từ 12 tháng trở lên, các sản

phẩm khuyến mãi, tặng quà ưu đãi cho các kỳ hạn trên 1 năm. Cơ cấu lại kỳ hạn dư

nợ cho vay và các khoản đầu tư phù hợp với kỳ hạn của vốn huy động. Có những sản

phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.

Tăng cường sự hợp tác với các NHTM: Tăng cường tính liên kết và hợp tác

giữa các Ngân hàng với nhau để: thứ nhất, có thể khai thác lợi thế cạnh tranh của

nhau, cùng phát triển sản phẩm, dịch vụ, thu hút Khách hàng, tiết giảm chi phí, tăng

hiệu quả hoạt động; thứ hai, có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề thanh khoản khi thị trường có biến động bất lợi.

3.1.2. Tăng cường năng lực tiếp cận thị trường tài chính, xây dựng hệ thốngchính sách quản trị một cách hiệu quả và thíchứng với diễn biến của môi trường chính sách quản trị một cách hiệu quả và thíchứng với diễn biến của môi trường kinh doanh

Nâng cao năng lực về tài chính và khả năng quản trị của Ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế là giải pháp cơ bản để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền

vững. Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh

hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro, đặc biệt là rủi

ro thanh khoản. Tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược trong và

ngoài nước nhằm tạo điều kiện cải thiện hoạt động ngân hàng, góp phần nâng cao thương hiệu và năng lực hoạt động.

Cơ cấu lại mô hình tổ chức của ngân hàng , mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tổ chức và bố trí các

phòng nghiệp vụ cả ở cấp Hội sở và chi nhánh. Ngân hàng cần đảm bảo có sự phân

chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày; có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trìnhđộ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc; đồng thời có các công cụ và quy trình công nghệthông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợtoàn bộ

quá trình và kiểm soát rủiro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng.

Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tintoàn hệ thống: đáp ứng yêu cầu quản

lý số liệu, hệ thống báo cáo tự động thông tin khách hàng, vận hành và quản lý hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại

bảng, trích lập và sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro.

Khắc phục tình trạng mất cân đối về kỳ hạn : Cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản

nợ, tài sản có cho phù hợp đây là việc làm cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững

thanh khoản cho Ngân hàng. Thực hiện cơ cấu huy động và cho vay, đặt ra một tỷ lệ

phù hợp về huy động ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ huy động từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế (thị trường 1) và tỷ lệ tham gia thị trường liên Ngân hàng (thị trường 2). Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín

dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào những

Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất: Tích cực, quyết liệt và khẩn trương trong việc rà soát chất lượng tín dụng. Giảm

tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất. Xử lý tài chính và thu hồi nợ xấu từ 2 nhóm Phú Mỹ và

tập đoàn Phương Trang.

3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản

Cấp quản trị của Ngân hàng cần có chính sách đào tạo thường xuyên, nhắm tới

mục tiêu cung cấp cho Ngân hàng những nhân sự có chất lượng về kỹ năng và trình

độ chuyên môn, nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh

khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tùy theo nhu cầu của từng bộ

phận, mục tiêu của Ngân hàng mà có chính sách đào tạo phù hợp, có thể là đào tạo

ngắn hạn hay dài hạn, đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài. Các cấp quản trị của

Ngân hàng nên phân chia nhân viên ra thành hai nhóm khác nhau theo thời gian công tác, để có chính sách đào tạo phù hợp. Đối với những nhân viên có thời gian công tác

ngắn thì nên huấn luyện ngắn hạn trong nội bộ, nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc

theo từng bộ phận, những nhân viên có thâm niên công tác và gắn bó lâu dài với Ngân

hàng sẽ được tham gia các khóa đào tạo dài hạn, đào tạo bên ngoài Ngân hàng. Để các

chính sách về quản trị rủi ro của Ngân hàng được phát huy tích cực, các cấp quản lý

nên triển khai cụ thể đến tất cả nhân viên theo từng bộ phận công tác, theo vị trí công tác, đảm bảo các chính sách được các cấp nhân viên hiểu rõ và thực thi một cách hiệu

quả nhất.

3.1.4. Tái cơ cấu ngân hàng nhằm minh bạch hóa hoạt động và giảm thiểu sự chiphối của các nhóm cổ đông lớn phối của các nhóm cổ đông lớn

Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ

sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN, mà còn phải thực

hiện ngay trong nội bộ ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Chuẩn hoá các quy trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và phù hợp thông lệ quốc

tế.

Nợ xấu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hiện đã chiếm tỷ trọng rất lớn

trong tổng dư nợ, trong đó nợ mất vốn theo ước tính có thể tới 50%. Đây là một tỷ lệ đãđến mức mất kiểm soát. Ngân hàng đã bắt đầu công cuộc thực hiện tái cơ cấu từ

năm 2012. Tái cơ cấu ngân hàng là công việc khó khăn, tốn không ít thời gian, bao

gồm nhiều việc trong đó phát hiện, loại bỏ những người làm trái các quy định của

pháp luật, thoái hóa biến chất chỉ là một việc. Mục đích cao nhất của tái cơ cấu là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống NH, xử lý nghiêm các sai phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Để triển khai mạnh mẽ giải pháp tái cơ cấu, minh bạch hoá hoạt động ngân

hàng, cần phải kiên quyết xử lý các sai phạm trong hoạt động NH, loại khỏi hệ thống

này những người không đủ năng lực, phẩm chất... Trong quá trình thực hiện, tình trạng một số người có vị trí quan trọng ở một số NH đã tìm cách thâu tóm trái phép các NH, có ý làm trái các quyđịnh của pháp luật, luân chuyển đồng vốn chồng chéo

giữa các NH để hưởng lợi sẽ bị xử lý nghiêm minh (Chẳng hạn như: huy động vốn

của người dân rồi gửi số vốn đó ở NH, có lãi suất tiền gửi cao hơn để hưởng lãi chênh lệch).

3.1.5. Xây dựng và hoàn thiện lại Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động cũng như trải qua nhiều biến động thăng

trầm của thị trường mà ngân hàng vẫn chưa thể hoàn thiện và ban hành Quy định về

quản trị rủi ro thanh khoản là một thiếu sót vô cùng lớn. Việc Quy định về quản trị rủi

ro thanh khoản chưa được ban hành khiến cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

hiện đang bị bỏ ngỏ. Ngân hàng chưa có một quy trình chuẩn làm căn cứ để các đơn

vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản một cách trình tự, chính xác. Đồng thời trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan theo đó không được phân định rõ ràng, có sự chồng chéo, ỷ lại giữa các bên liên quan trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần thành lập

Uỷ ban quản lý tài sản nợ tài sản có ALCO tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tập trung,

xây dựng và hoàn thiện lại hệ thống quản trị rủi ro theo định hướng: “Kiểm soát chặt

chẽ rủi ro. Ưu tiên tăng trưởng và phát triển có chọn lọc”. Theo đó, hệ thống quản trị

rủi ro đảm bảo có sự giám sát, quản lý tích cực của HĐQT và Ban điều hành, ban hành triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản lý rủi ro và các giới hạn rủi ro;

thiết lập hệ thống thông tin quản lý phù hợp; thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt độngphù hợp.

Mục tiêu phải quản lý và kiểm soát hiệu quả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường,

đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của mình tại mọi thời điểm; có khả năng nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro trong tất cả các

hoạt động của ngân hàng; đảm bảo công tác quản lý rủi ro được thực hiện độc lập,

khách quan, trung thực, thống nhất và được thể hiện rõ ràng bằng văn bản.

Ngân hàng cần có hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để đảm bảo sự đúng đắn

trong việc quản lý rủi ro thanh khoản của mình. Việc kiểm soát nội bộ đối với việc

quản lý rủi ro thanh khoản cần là một phần không thể thiếu của hệ thống kiểm soát

nội bộ chung của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ về quản lý rủi ro thanh khoản cần thúc đẩy những hoạt động có hiệu quả, các hệ thống báo cáo quản lý và báo cáo tài chính

đều đặn, đáng tin cậy và thúc đẩy việc tuân thủ các luật lệ, quy trình và các chính sách của ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ về rủi ro thanh khoản hiệu quả cần bao

gồm:

- Một môi trường kiểm soát mạnh;

- Một quy trìnhđầy đủ cho việc xác định và đánh giá rủi ro thanh khoản;

- Xây dựng các hoạt động kiểm soát như các chính sách và quy trình; - Các hệ thống thông tin đầy đủ; và

- Xem xét thường xuyên việc tuân thủ các chính sách và quy trình.

Về các quy trình và chính sách kiểm soát, cần chú ý tới những quy trình xét duyệt, các giới hạn và các cơ chế khác để đảm bảo là việc quản lý rủi ro thanh khoản

của ngân hàng đạt được mục ti êu đề ra. Nhiều công việc cần làm để quản lý rủi ro tốt như đo lường rủi ro, theo dõi và kiểm soát là những khía cạnh chủ chốt của một hệ

thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của ngân hàng. Ngân hàng cần đảm bảo là mọi khía

cạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ đều hiệu quả, kể cả những bộ phận không tham

gia trực tiếp cũng là một phần của quy trình quản lý rủi ro.

Đánh giá và xem xét thường xuyên quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo là các bộ phận làm theo đúng các chính sách, các quy trình đãđưa ra cũng như là cá c quy trìnhđưa ra thực sự hướng tới các mục tiêu đã định. Việc xem xét và đánh giá như

vậy cũng cần đề cập tới những thay đổi đáng kể có thể tác động tới tính hiệu quả của

việc kiểm soát. Các cán bộ quản lý cần đảm bảo là việc xem xét và đánh giá được

thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ độc lập với bộ phận được đánh giá. Khi đã có những thay đổi hoặc cải tiến đối với hệ thống kiểm soát nội bộ thì cũng cần có cơ

thái vượt quá những giới hạn cho phép cần được các cán bộ có thẩm quyền chú ý kịp

thời và phải được chấn chỉnh theo các quy trình trong các chính sách đãđược duyệt.

Việc xem xét định kỳ quá trình quản lý khả năng thanh khoản cũng cần đề cập tới

những thay đổi đáng kể về bản chất của các công cụ, các giới hạn và các biện pháp

kiểm soát đã diễn ra từ sau lần xem xét trước đó.

3.2. Về phíaChính Phủ vàNgân hàng Nhà Nước3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố bao trùm đến toàn bộ hoạt động c ủa các

doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo điều kiện

thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng cao. Sự phát triển của khách hàng, của các doanh nghiệp, tăng trưởng về thu nhập của dân cư cũng chính là sự bền vững

về thanh khoản của ngân hàng. Do vậy, một cách gián tiếp, sự quản lý vĩ mô của Nhà

nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác,

trực tiếp hơn, các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, sự thay đổi lãi suất và chính sách tiền tệ

cũng tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

Do vậy, để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể:

- Ưu tiên cho việc thực hiện mục tiêu kép là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô,

kiềm chế lạm phát đi đôi với việc thúc đẩy đà phục hồi kinh tế, duy trì tăng trưởng

hợp lý. Đồng thời, triển khai quyết liệt hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô

hình tăng trưởng, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, nâng cao đời sống v ật chất tinh

thần cho người dân.

- Theo dõi vàđiều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền -

hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)