Chỉ số đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của Ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 53)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3.2. Chỉ số đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của Ngân

(i) Vốn điều lệ

Vốn điều lệ Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm, đ ến 31/12/2012 đạt 3.000

tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu về lộ trình tăng vốn pháp định theo Nghị định

141/2006/NĐ-CP của chính phủ đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng cường năng lực tài chính, đầu tư mới công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao

khả năng cạnh tranh, thương hiệu của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2012 do tình hình kinh doanh thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu-5.616 tỷ đồng.

(ii) Chỉ số H1 và H2

Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 và quyết định 107/QĐ/NH5, chỉ số H1 và H2 >=5%. Nhìn vào chỉ số H1 và H2 của Ngân hàng ta thấy chỉ số này trong các năm

2009-2011 cao hơn so với chỉ số H1, H2 của Khối Ngân hàng TMCP, trong đó cao

nhất là năm 2009 với hệ số lần lượt là 22,85% và 18,27% nguyên nhân do trong giai

đoạn này, vốn tự có của N gân hàng đã tăng nhanh tạm thời chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất và các nguồn đầu tư mang lại lợi nhuận, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy chưa hẳn đã hiệu quả do ngân hàng đã dùng vốn cho dự trữ

quá nhiều so với vốn đưa vào kinh doanh, hơn nữa, do áp lực cạnh tranh trong

hệ thống ngân hàng nên việc thu hút tiền gửi của khách hàng gặp khó khăn cho thấyngân hàng đangcó những vấn đề về thanhkhoản.

Trong năm 2012, chỉ số H1 và H2 không đạt do việc thực hiện thoái thu và không thực hiện thu/dự thu lãi đối với các khoản nợ quá hạn, cùng với việc trích lập

dự phòng rủi ro theo đúng quy định đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

Ngân hàng dẫn đến vốn tự có âm.

(iii) Chỉ số H3

Đây là chỉ số về trạng thái tiền mặt chỉ số này càng lớn hàm ý NH càng có khả năng xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.

Chỉ số trạng thái tiền của của Ngân hàng trong các năm 2009-2011 nằm ở mức

14-18%, thấp hơn chỉ số H3 của Khối Ngân hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 25%-27%). Chỉ số này thấp sẽ khó đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.

Trong năm 2012 chỉ số H3 Ngân hàng giảm còn 7,2%, khi có nhu cầu thanh

khoản lớn, đột xuất, ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và tăng lãi suất tiền gửi và góp phần đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm.

(iv) Chỉ số H4

Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Chỉ số này càng cao ngân hàng sẽ đối

mặt với rủi ro thanh khoản cao vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số H4 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009-2012 nằm ở mức

50-80%. Như vậy, chỉ số H4 của Ngân hàng khá cao (cao nhất năm 2012 là 83,58%)

như vậy hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Trong khi tín dụng là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các

ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng

tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi.

Thực trạng thời gian qua, Ngân hàng đã tập trung c ho vay và đầu tư vào các dự

án của 2 nhóm khách hàng lớn là Phương Trang và Phú Mỹ. Tính đến 31/12/2012 dư

nợ của 2 nhóm khách hàng này chiếm tới 74% dư nợ toàn hàng, đa phần dư nợ của 2 nhóm này đến 31/12/2012 đều là nợ xấu. Việc chất lượng tín dụng kém đãảnh hưởng

rất lớn đến thanh khoản của ngân hàng khiến thanh khoản của ngân hàng thường xuyên không đảm bảo đúng quy định của NHNN.

(v) Chỉ số H5

Chỉsốdư nợ/tiền gửikhách hàng (H5),đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền

gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

Nhìn vào số liệu tính toán, chỉ số H5 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009-

vay vượt mức tiền gửi huy động được là 113%), cao hơn chỉ số H5 của Khối Ngân

hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 70%).

Như vậy phần lớn tiền gửi huy động của Ngân hàng đều sử dụng để cho

vay. Khi toàn bộtiền gửi khách hàng được sửdụng cho vay ngân hàng buộc phảivay TCTD khácđể đảm bảoDTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản. Điều này rất rủi ro

nó cho thấy khả năng thanh khoản ngày càng thấp của Ngân hàng khi mà phần lớn huy động của khách hàng đã mang đi cho vay và huy động không đủ bù đắp cho vay của Ngân hàng; như vậy nếu cầu thanh khoản tăng đột biến do các yếu tố tác

động thì việc căng thẳng thanh khoản, MTK ... là có thểxảy ra.

(vi) Chỉ số H6

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắmgiữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyểnđổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có”của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Giai đoạn 2009, chỉ số H6 chỉ đạt 7,5%, sau đó Ngân hàng đãđẩy mạnh việc đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tăng thanh khoản cho Ngân hàng nên chỉ số H6 trong các năm 2010-2012 đã tăng lên. Tuy nhiên các chứng khoán đầu tư

của ngân hàng chủ yếu là trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành (bản chất là các khoản cho vay dài hạn) do đó xét trên thực tế chỉ số H6 cao chưa phản ánh thực sự

khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư để vừa đảm bảo lợi nhuận nhưng đồng thời cũng nâng cao khả năng thanh

khoản của mình.

(vii) Chỉ số H7

Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7), cho biết vị thế trên thị trường

liên ngân hàng của các ngân hàngở vị trí “chủ nợ” hay “con nợ” và qua đó cho biết

sức khỏe thực sự của ngân hàng.

Nhìn vào số liệu tính toán, chỉ số H7 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009- 2012 chiếm tỷ lệ rất thấp nằm ở mức 20-50% (thấp nhất là năm 2012, chỉ số trạng thái ròng của Ngân hàng chỉ chiếm 20%), thấp hơn nhiều so với chỉ số H7 của Khối

Ngân hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 90%).

Như vậy hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng chủ yếu là đi vay từ các Ngân hàng, TCTD khác nhiều hơn là cho vay và gửi tại TCTD khác;

nhận định này, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các ngân hàng đua

nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên mức“kỷ lục”:40%/năm, tăng chi phí trả lãi tiền gửi, giảm lợi nhuận ngân

hàng.

(viii) Chỉ số H8

Chỉ số tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD/tiền gửi khách hàng (H8). Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tỷ lệ này tại Ngân hàng trừ năm 2012<7,5% còn lại đều lớn hơn 10%, chứng tỏ ngân hàng dự trữ trên 10% tiền

gửi của khách hàng để đảm bảo thanh khoản, đảm bảo đúng yêu cầu của NHNN về

DTBB.

Bảng 2.6:Các chỉ số phản ánh thanh khoản NH Xây dựng Việt Nam giaiđoạn 2009–2012

(Đơn vị tính: %)

Khối Ngân hàng TMCP Ngân hàng Xây dựng VN Chỉ tiêu Công thức 2012 2011 2010 2009 2012 2011 2010 2009 H1 Vốn tự có/ Tổng vốn huy động 13,51 14,78 14,55 15,86 -27,34 14,06 20,10 22,85 H2 Vốn tự có/ Tổng tài sản 9,90 8,53 9,11 10,72 -35,25 11,87 16,47 18,27 H3 (TM + Tgửi tại các TCTD)/TTS có 14,66 26,24 24,95 26,79 7,20 17,54 16,24 13,31 H4 Dư nợ/ Tổng tài sản có 52,59 41,35 44,02 51,06 83,58 43,98 50,86 61,14

H5 Dư nợ/ Tiền gửi khách

hàng 71,72 71,63 70,29 75,50 84,15 86,12 98,03 112,52 H6 (CKKD + CK sẵn sàng bán)/TTS có 14,35 12,02 12,85 9,00 13,00 16,95 15,80 7,50 H7 Tgửi và CV TCTD/Tgửi và vay từ TCTD 91,45 99,04 89,18 112,05 19,97 49,91 51,82 48,18 H8 (TM + Tgửi tại TCTD)/Tiền gửi của KH

19,98 45,46 39,84 39,61 7,25 34,36 31,30 24,50

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính các ngân hàng giai đoạn 2009 - 2012

2.2.4. Đánh giá khái quát về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

2.2.4.1. Một số kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô và mức độ phức tạp hoạt động

ngân hàng, ngân hàng Xây dựng Việt Nam ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm

của rủi ro thanh khoản trong hoạt động và đã quan tâm tới việc quản trị rủi ro thanh

đã từng bước được thiết lập tương đối đầy đủ và toàn diện:

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản: dần hoàn thiện bộ

máy tổ chức liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Theo đó đã có bộ

phận quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc thành lập Phòng Quản lý rủi ro.

- Ban hành chính sách, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản: đã ban hành

khung chính sách liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung (bao gồm cả rủi ro

thanh khoản) trong nội bộ ngân hàng được ban hành vào ngày 06/7/2009 nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro.

- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo: Để đáp ứng yêu cầu qu ản lý thanh

khoản (dự báo thanh khoản và quyết định trạng thái thanh khoản) đồng thời giám sát

việc tuân thủ các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro thanh khoản và các giới

hạn rủi ro thanh khoản, ngân hàng đã xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo tương đối đầy đủ dựa trên nền tảng hệ thống Corebanking.

- Về phương pháp đo lường thanh khoản:

Về cơ bản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư

số 13 và các văn bản sửa đổi có liên quan của Thống đốc NHNN, thông qua việc:

+ Thiếtlập thang đáo hạn, xác định chênh lệch ròng của luồng vốn vào và luồng

vốn ra cho từng kỳ hạn và chênh lệch ròng gộp đối với mỗi đồng tiền.

+Xác định và duy trì các tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ.

2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Cơ cấu cổ đông hầu hết được nắm giữ bởi các cá nhân (chiếm 96,11%)

trong đó có 3 cổ đông sở hữu hơn 5% vốn điều lệ vượt quá tỷ lệ tại Luật các TCTD 47/2010/QH12

- Các Hội đồng chức năng đã phê duyệt một số nghiệp vụ vượt quá mức độ

an toàn cho phép, quá tập trung cho vay đầu tư vào 2 nhóm khách hàng lớn.

- Ban kiểm soát chưa hoàn thành tốt vai trò giám sát và báo cáo

- Ban điều hành chưa phát huy được hiệu quả điều hành và quản trị rủi ro

- Mô hình tổ chức các khối và các phòng ban chức năng chưa rõ ràng và còn chồng chéo. Khối quản lý rủi ro chưa phát huy được hiệu quả hoạt động

- Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro còn tồn tại nhiều khuyết và yếu điểm

- Hệ thống mạng lưới chưa phát triển đều. Việc phân bổ cơ cấu tài sản và nhân sự hiện tại của các chi nhánh cũng chưa hợp lý.

- Khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản chưa được ban hành chính thức:

Mặc dù ngân hàng đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, tuy nhiên Chính sách

Quản lý rủi ro vẫn còn khá sơ sài chưa có những quy định chi tiết, cụ thể về hoạt động quản trị rủi ro và rủi ro thanh khoản, chưa thực sự có khả năng nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soát hậu quả các rủi ro trong tất cả các

hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng mới chỉ chú trọng vào bước giám sát và xử lý

rủi ro mà bỏ qua bước nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh

khoản cũng như xây dựng kế hoạch dự phòng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh

khoản ngân hàng sẽ lâm vào thế bị động và lúng túng trong việc tìm phương án đối

phó.

- Chưa có sự giám sát, quản lý tích cực của Hội đồng quản trị và Ban điều

hành. Nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản còn thiếu và yếu đồng thời các đơn vị, bộ phận chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng,

nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ côn g nhân viên chưa thực sự nhận thức được vai

trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng cũng như chưa được đào tạo về các vấn đề liên quan.

Uỷ ban ALCO vẫn chưa được thành lập, vì vậy thiếu đơn vị định hướng ban

hành chính sách quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống. Hoạt động quản trị rủi

ro thanh khoản chỉ dừng lại ở việc đối phó khi thanh khoản Ngân hàng bị ảnh hưởng

trong một số tình huống nghiêm trọng.

Hiện tại Phòng Quản lý rủi ro chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thống kê số liệu

và tổng hợp báo cáo. Mặt khác nhân sự của Phòng Quản lý rủi ro còn thiếu kinh

nghiệm liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh

khoản nói riêng. Do đó trên thực tế Phòng Quản lý rủi ro chưa thực sự hoạt động

hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Quy định về chức năng và nhiệm vụ của phòng về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.

- Hệ thống thông tin, công cụ và báo cáo phục vụ cho hoạt động quản trị rủi

ro thanh khoản từng bước được xây dựng hoàn chỉnh tuy nhiên số liệu còn chưa

- Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, 80% dư nợ cho vay có

thời hạn từ 12 tháng trở lên, trong khi do biến động vĩ mô, kỳ vọng vào lãi suất tăng

lên và một phần do trần lãi suất, khiến lãi suất bị cào bằng trên mọi kỳ hạn dẫn tới

phần lớn tiền gửi làở kỳ hạn ngắn từ 3 tháng trở xuống.

- Mất cân đối trong đầu tư, cụ thể tài sản có hơn 80% là đầu tư tín dụng rủi

ro rất cao, trong khi đó các trái phiếu chính phủ và các trái phiếu doanh nghiệp có thể

giao dịch trên thị trường nhằm tạo thanh khoản khi cần thiết lại chiếm tỷ trọng rất

thấp. Phần lớn chứng khoán đầu tư của ngân hàng chủ yếu là trái phiếu do tổ chức

kinh tế phát hành (bản chất là các khoản cho vay dài hạn).

- Dư nợ xấu tăng quá nhanh, đến 31/12/2012 chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng dư nợ, đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng tài sản có đến hạn thanh toán của Ngân

hàng.

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi rothanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

2.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha

2.3.1.1. Các nhân tố tác động đến Quản trị rủi ro thanh khoản(i) Biến Sức mạnh và uy tín của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (Trang 53)