NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 111)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thứ nhất, chưa có sự nhận thức đầy đủ và thống nhất về mô hình TTHS để xem xét, cải cách một cách đúng đắn và toàn diện.

Mô hình TTHS là gì? các yếu tố hợp thành mô hình TTHS gồm những yêu tố nào? cho đến nay vẫn còn là vấn đề chưa được nghiên cứu, bàn thảo nhiều trong khoa học pháp lý nước ta.

Các lần sửa đổi BLTTHS thời gian qua chủ yếu tập trung giải quyết các vướng mắc cụ thể của thực tiễn mà chưa đặt vấn đề nghiên cứu, đổi mới cách thức tìm đến sự thật khách quan của vụ án; vẫn trên cơ sở cách thức tìm đến sự

thật khách quan của vụ án của mô hình TTHS Pháp du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, sau này là mô hình TTHS Xô-viết.

Cũng chính từ sự chưa quan tâm đến vấn đề mô hình TTHS ở cả phương diện nghiên cứu khoa học và thực tiễn lập pháp nên nhận thức về mô hình TTHS ở nước ta chưa thống nhất và chưa đầy đủ. Liên quan đến việc xác định TTHS nước ta thuộc mô hình nào cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của những nhà thực tiễn thì cho rằng mô hình TTHS nước ta thuần túy là mô hình TTHS thẩm vấn, tuy nhiên, những ý kiến này chủ yếu dựa trên sự cảm nhận chủ quan mà không trên cơ sở phân tích, xem xét cụ thể các yếu tố cấu thành mô hình TTHS. Một số nhà khoa học lại nhận định TTHS nước ta thuộc mô hình pha trộn thiên về thẩm vấn, song các tiêu chí để nhận diện, phân loại mô hình TTHS cũng không thống nhất [55]. Sự thiếu thống nhất trong nhận thức về mô hình TTHS còn thể hiện ở việc nhận thức các yếu tố thuộc mô hình TTHS. Quá trình góp ý, thẩm định Đề án "Mô hình TTHS Việt Nam" do Ban cán sự Đảng VKSNDTC triển

khai nghiên cứu, nhiều ý kiến còn cho rằng cần bổ sung các yếu tố thi hành án; hợp tác quốc tế trong TTHS… để phân loại, đánh giá mô hình TTHS.

Thứ hai, trong pháp luật TTHS còn nhiều mâu thuẫn, bất cập trong quy định các yếu tố thuộc về mô hình TTHS

Như đã phân tích ở trên, mô hình TTHS là xương sống của hệ thống TTHS, BLTTHS của một Nhà nước. Từ việc xác định mô hình TTHS sẽ làm cơ sở cho việc thiết kế các quy định cụ thể về nhiệm vụ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên, sự chưa quan tâm đến vấn đề mô hình TTHS trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng pháp luật của nước ta dẫn đến hệ lụy là mặc dù TTHS sửa đổi, bổ sung nhiều điều nhưng không căn bản; vừa sửa đổi được vài năm nhưng lại được đặt ra để sửa đổi (BLTTHS được Quốc hội ban hành vào năm 2003, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004 nhưng Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra những vấn đề cụ thể của TTHS cần được sửa đổi); cả cơ quan tố tụng và xã hội đều nhận thấy những vướng mắc trong cơ chế tố tụng hiện hành và những vướng mắc của BLTTHS hiện hành không phải là những mâu thuẫn, bất cập đơn lẻ mà nhiều vấn đề thuộc về lỗi của cả hệ thống tố tụng.

Để đạt được mục tiêu tìm đến sự thật tuyệt đối, pháp luật TTHS hiện hành đã có những thiết kế quá tả, một mặt làm ảnh hưởng đến hình ảnh khách quan, bảo vệ công lý của Tòa án; mặt khác lại chưa tạo cơ chế trách nhiệm để chủ thể buộc tội phát huy hết trách nhiệm của mình; chưa tạo điều kiện để thực hiện tốt một trong những chức năng của TTHS, đồng thời cũng là một trong những quyền quan trọng nhất của bên bị buộc tội (quyền bào chữa). Việc duy trì khá đậm đặc phương pháp điều tra, thẩm vấn ở các giai đoạn tố tụng, thậm chí cả đến giai đoạn xét xử tại phiên tòa đã không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng.

Thứ ba, tư duy trong giải quyết vụ án hình sự vẫn đặt sự quan tâm nhiều hơn ở nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nhiệm vụ đề cao công lý, bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân chưa dành được vị trí đúng như tầm quan trọng của nó

Điều này thể hiện trước tiên ở các quy định của pháp luật. Việc phân chia các chủ thể tố tụng không dựa trên tiêu chí các chức năng cơ bản của TTHS mà chia thành cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Và cũng đúng như cách gọi tên về chủ thể tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng được giao đầy đủ thẩm quyền để chủ động đối với vụ án trong khi đó những người tham gia tố tụng gần như chỉ với vai trò tham gia, phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng, không có những quyền quan trọng như thu thập, sử dụng chứng cứ. Còn thiếu những quyền quan trọng giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt chức năng bào chữa và tự bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của mình khỏi sự xâm phạm từ phía các cơ quan tố tụng. Việc áp dụng các biện pháp tạm giam (biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất) chủ yếu chú trọng vào tiêu chí phân loại tội phạm mà không gắn với căn cứ bị can, bị cáo có thể trốn, cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội v.v...

Biểu hiện tiếp theo của việc coi trọng nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chưa coi trọng quyền con người, quyền công thể hiện ở việc các cơ quan tiến hành tố tụng có biểu hiện lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam. Có thể lấy số liệu trong 3 năm gần đây (từ 01/10/2009 đến ngày 30/4/2012): tổng số đối tượng bị khởi tố bị can là 311.165, trong khi đó tổng số người bị tạm giam là 330.743, bao gồm cả số chuyển từ kỳ trước sang. Vẫn còn trên thực tế nhiều trường hợp không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam nhưng cơ quan tố tụng có thẩm quyền cũng không thay đổi biện pháp ngăn chặn [78].

Thứ tư, năng lực, phẩm chất của cán bộ tư pháp còn nhiều hạn chế

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu không bỏ lọt, không làm oan trong TTHS, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tư pháp đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và có trách nhiệm cao. Cải cách tư pháp thời gian qua đã đặt vấn đề quan tâm đến đội ngũ cán bộ tư pháp, song so với đòi hỏi của thực tiễn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Qua tổng kết cho thấy, đạo đức, phẩm chất, bản lĩnh của một bộ phận cán bộ có chức danh tư pháp sa sút, làm giảm lòng tin của nhân dân, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, phải bị xử lý hình sự. Thời gian qua, các vụ án

về tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp do cán bộ tư pháp thực hiện diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, gióng hồi chuông cảnh báo về phẩm chất, đạo đức của những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp. Từ ngày 01/1/2010 đến ngày 31/12/2013, CQĐT VKSNDTC đã khởi tố 76 vụ án/86 bị can về tội tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp (chiếm 10% tổng số án tham nhũng trong cả nước). Những dạng biểu hiện cụ thể của của hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp được thống kê bao gồm:

- Cơ quan điều tra, điều tra viên không vào sổ thụ lý và không xác minh tố giác, tin báo về tội phạm nhằm để lọt tội phạm và người phạm tội.

- Qua xác minh tố giác, tin báo về tội phạm mặc dù có dấu hiệu của tội phạm nhưng CQĐT, điều tra viên không khởi tố mà chuyển xử lý hành chính.

- Qua xác minh tố giác, tin báo về tội phạm mặc dù có dấu hiệu của tội phạm nhưng CQĐT, điều tra viên sách nhiễu người bị hại để được hối lộ mới tiến hành khởi tố.

- Quá trình giải quyết vụ án, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán hướng dẫn bị can, bị cáo khai báo theo hướng giảm nhẹ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhằm mục đích vụ lợi.

- Trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp tạm giam, điều tra viên, kiểm sát viên thỏa thuận và nhận tiền, tài sản của gia đình đối tượng để cho đối tượng không bị áp dụng biện pháp tạm giam hoặc cho bị can được hủy bỏ biện pháp tạm giam thay bằng biện pháp ngăn chặn khác v.v...

Th nă m, đ ầ u tư cho tư pháp chư a đ áp ng yêu c u th c hi n nhi m v

Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, thang bảng lương cho các cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp hiện nay hoàn toàn dựa trên các tiêu chí áp dụng cho các cơ quan hành chính mà không gắn với đặc thù nghề tư pháp đang là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư pháp. BLTTHS quy định kiểm sát viên phải tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các hoạt động điều tra khác… Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các kiểm sát viên ở cấp huyện và cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm

vụ này phải nhờ sự trợ giúp về phương tiện đi lại của CQĐT do không có phương tiện cấp cho VKS. Chế độ đãi ngộ đối với các chức danh tư pháp nói chung và chức danh tư pháp công tác ở cấp huyện nói riêng đang tồn tại nhiều bất cập. Một trong những nội dung quan trọng của sửa đổi BLTTHS vào năm 2003 là tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp cấp huyện thẩm quyền xét xử từ 7 năm lên 15 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003, không có bất kỳ sự tăng thêm chế độ đãi ngộ nào đối với cán bộ tư pháp cấp huyện do tăng thêm nhiệm vụ nêu trên…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Việc sửa đổi BLTTHS vào năm 2003 thể hiện một bước hoàn thiện mô hình TTHS nước ta, theo đó: xác định rõ hơn vị trí, vai trò của các chủ thể tố tụng; tăng tính dân chủ, minh bạch của quá trình giải quyết vụ án hình sự; bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của VKS trong giai đoạn điều tra, mở rộng sự tham gia của người bào chữa; hoàn thiện chế định thời hạn tố tụng, tăng cường các thiết chế giám sát hoạt động TTHS… Với những nội dung sửa đổi trong BLTTHS năm 2003 cho phép khẳng định mô hình TTHS hiện hành ở nước ta là mô hình pha trộn thiên về thẩm vấn.

2. Bên cạnh những kết quả nêu trên, đối chiếu với các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp trong tình hình mới, mô hình TTHS hiện hành vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Hạn chế lớn nhất của lần sửa đổi BLTTHS vào năm 2003 đó là mới chủ yếu tập trung tháo gỡ những vướng mắc đơn lẻ của thực tiễn mà chưa trên cơ sở tiếp cận, xem xét những vướng mắc từ góc độ của mô hình TTHS hay từ góc độ là cách thức giải quyết vụ án hình sự để có những đổi mới mang tính hệ thống. Do vậy, hạn chế căn bản của mô hình TTHS hiện hành đó là sự mâu thuẫn trong việc tổ chức vận hành các chức năng cơ bản của TTHS, cùng một chủ thể tố tụng nhưng lại đang được giao thực hiện nhiều chức năng tố tụng khác nhau hoặc có tình trạng chưa tạo lập đầy đủ các chế độ pháp lý cần thiết để chủ thể thực hiện tốt chức năng tố tụng của mình.

dụng mô hình TTHS hiện hành cho phép chúng ta kiểm soát được tình hình tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đội ngũ luật sư còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, trước nhiệm vụ cải cách tư pháp, tăng cường dân chủ, bình đẳng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân thì những hạn chế, bất cập của mô hình TTHS đang là những trở lực cho việc thực hiện các yêu cầu nêu trên, cần phải được loại bỏ và có những cải cách, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự trong tình hình mới.

Chương 4

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)